ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 28-9-24 10:13:08
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Phục dựng Lễ hội vía Bà Thủy Long

Báo Cà Mau (CMO) Từ ngày 6-8/3, tại ấp Thanh Tùng, xã Thanh Tùng, huyện Đầm Dơi đã long trọng diễn ra Lễ hội vía Bà Thủy Long (Thủy Long Cung thần nữ), thu hút hàng ngàn du khách gần xa đến cúng viếng và tham gia lễ hội.

/uploads/Video/News/2023/03/08/193137VIABA-1.mp4

Miếu Bà Thủy Long là Di tích Lịch sử văn hóa cấp tỉnh, nằm trên phần đất rộng 1.200 m2 tọa lạc tại ngã ba Thị Vạn, thuộc ấp Thanh Tùng, xã Thanh Tùng, huyện Đầm Dơi.  

Ông Nguyễn Thanh Phong, Quyền Trưởng ban Quản lý di tích, khái quát sơ lược về quá trình hình thành Miếu Bà Thủy Long Cung thần nữ.

Tục thờ Thủy Long thần nữ có nguồn gốc từ tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt. Bà Thủy Long là vị thần được nhân dân thờ khắp nơi trong cả nước, đặc biệt là vùng sông nước Cà Mau. Các hình thức thờ tự phổ biến: thờ Bà Chúa Xứ, thờ Ngũ Hành Nương Nương, thờ Cửu Thiên Huyền Nữ, thờ Bà Thủy Long…

Về quá trình hình thành Miếu Bà Thủy Long, theo ông Nguyễn Thanh Phong,  Quyền Trưởng ban Quản lý di tích, cho biết: Miếu được thành lập vào khoảng năm 1820 tại xứ Thanh Tùng - nơi mà ngày xưa vốn rất hoang vu, cá tôm nhiều vô số kể, do hai tiền nhân Tô Minh Chánh và Nguyễn Văn Lành xây cất. Ban đầu miếu được dựng lên bằng cột tràm, lợp lá dừa nước. Miếu hướng về vàm Bỏ Mũ - Bàu Dừa, ghi dấu quá trình khai hoang, mở cõi của cộng đồng người Việt trên vùng đất Thanh Tùng. Từ hai kiến họ Tô, Nguyễn, trải qua hơn 200 năm, đến nay vùng đất này đã phát triển hơn 60 kiến họ, tất cả đã cùng nhau duy trì việc thờ cúng Bà Thủy Long thần nữ, và việc thờ cúng đã trở thành tín ngưỡng dân gian của cư dân vùng sông nước Thanh Tùng.

Lễ cúng lệ hàng năm được tổ chức vào ngày 15-17/2 âm lịch với các hoạt động như: giao lưu văn nghệ, hội thao trò chơi dân gian, múa bóng rỗi... Đặc biệt là lễ rước hai vị tiền hiền, hậu hiền Tô Minh Chánh và Nguyễn Văn Lành trên bộ và rước Bà Thủy Long thần nữ trên sông nước đã thu hút hàng ngàn lượt người tham gia. Nghi thức lễ với mong cầu mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an.

Lễ rước Bà Thủy Long Cung thần nữ trên sông.
Lễ rước tiền hiền Tô Minh Chánh từ ấp Thanh Tùng, xã Thanh Tùng về miếu.
Đông đảo đoàn người tham gia rước hậu hiền Nguyễn Văn Lành từ  xóm Dừa, xã Thanh Tùng về miếu.
Nghi lễ dâng phẩm vật lên Bà Thủy Long Cung thần nữ.
Nghi thức lễ cúng tế (cúng chính).
Các chức sắc đọc chúc cúng thần, kết thúc phần cúng tế.

Đây cũng là lần đầu tiên Ban Quản lý miếu Bà Thủy Long phục dựng nghi thức lễ với hình thức lễ hội, để hoàn thành hồ sơ trình Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch công nhận Lễ hội vía Bà Thủy Long thần nữ là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia trong thời gian tới./.

 

Huỳnh Lâm

 

Những đôi tay tài hoa

Trách nhiệm, cộng với sự khéo léo, từ đôi bàn tay người lao động chân chính làm những ngành nghề thủ công, đến người thực hiện công việc chuyên môn cao... tất cả đã tạo nên những gam màu tương sáng trong cuộc sống.

Thư giãn giữa lòng thành phố

Công viên Văn hoá Hùng Vương và Hồng Bàng toạ lạc ngay trung tâm TP Cà Mau, từ lâu đã trở thành biểu tượng của sự bình yên và nhịp sống nhẹ nhàng của người dân nơi đây.

Nhộn nhịp mùa cấy

Hiện nay, trên cánh đồng một số xã thuộc các huyện: U Minh, Thới Bình, Cái Nước nhộn nhịp vào mùa cấy lúa trên đất nuôi tôm. Từ hiệu quả mang lại sau nhiều năm thực hiện mô hình, cùng với giá lúa, giá tôm tăng trở lại, giúp bà con có thêm động lực khi bắt tay thực hiện vụ mùa mới.

Lò bánh tất bật mùa Trung thu

Còn khoảng một tuần là đến tết Trung thu, thời điểm này các lò bánh trong tỉnh, nhiều nhất là ở Phường 4, TP Cà Mau, đang tất bật sản xuất bánh phục vụ cao điểm thị trường tiêu dùng tết Trung thu năm nay.

Chợ trên sông

Đó là các ghe, xuồng, vỏ lãi chở các mặt hàng nhu yếu phẩm, gia dụng, thực phẩm, rau củ quả, cũng có khi là hàng thủ công, hoa kiểng, dao rèn... cứ xuôi theo con nước lớn, ròng qua từng kênh, rạch.

Bình dị mà thân thương!

Nông thôn Cà Mau đang trong tiến trình đổi mới, song vẫn giữ được nét đẹp hồn quê. Khung cảnh thiên nhiên yên bình và những sinh hoạt thường nhật, bình dị, giản đơn như việc vui đùa của trẻ nhỏ, khoảnh khắc lao động của người quê gắn với bếp xưa, nghề cũ...

Rực rỡ cờ, hoa mừng Quốc khánh

Hoà cùng không khí cả nước mừng kỷ niệm 79 năm Quốc khánh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945-2/9/2024), phố phường Cà Mau như khoác áo mới. Các tuyến đường nội ô TP Cà Mau được trang hoàng cờ hoa, pano và tranh cổ động đầy màu sắc.

Sắc màu vùng trấp

Hệ sinh thái đa dạng, cùng với quá trình chuyển đổi mạnh mẽ của sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu đã hình thành nên những vùng trấp với bức tranh thiên nhiên luôn biến đổi theo mùa, hài hoà, mang nét đặc trưng vùng đất.

Phum, sóc khởi sắc

Trên địa bàn tỉnh Cà Mau, cùng với người Kinh chiếm đa số, có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số cùng sinh sống, trong đó đông nhất là đồng bào dân tộc Khmer với 9.699 hộ, khoảng 41.212 người.

Nghề đan ráp lú

Những năm gần đây, nghề đan ráp lú phát triển mạnh trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Tận dụng thời gian rảnh rỗi, ở tại nhà, người dân vẫn có nguồn thu từ nghề này. Nhu cầu sử dụng sản phẩm lú ngày càng lớn trên thị trường, nên đời sống bà con khá ổn định.