ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 1-11-24 06:53:44
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Quản lý dịch vụ xe công nghệ Grab - Bài 2: Những hệ lụy và giải pháp quản lý

Báo Cà Mau (CMO) Với việc xuất hiện hàng loạt các dịch vụ xe công nghệ Grab, với đủ các thành phần tham gia, từ sinh viên, công nhân, những người lao động hoặc làm thêm ngoài giờ đều dễ dàng đăng ký để tham gia. Hoặc một nhóm “tự phong” tên group của mình để hoạt động, đã tiềm ẩn nhiều mối lo ngại và bất an cho hành khách.

>> Bài 1: Những Nghiệp đoàn xe công nghệ Grab tiên phong

Thực tế cũng đã ghi nhận nhiều trường hợp lái xe công nghệ Grab vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông, thậm chí có sử dụng ma túy. Do đó, rất cần có giải pháp quản lý đối với lực lượng này.

Gây hoang mang tâm lý hành khách

Đi theo nhu cầu của hành khách ngày càng nhiều là các dịch vụ xe công nghệ Grab được “đẻ ra” ngày một tăng mà không cần đăng ký. Một số tài xế xe công nghệ Grab không đủ chuyên nghiệp, không đảm bảo chất lượng dịch vụ, gây khó chịu và bất tiện cho khách hàng. Bên cạnh đó, một số tài xế không đăng ký, không có giấy tờ đầy đủ, gây thiếu minh bạch và gây nguy hiểm cho hành khách.

Anh Nguyễn Thành Luân, phường 8, Tp. Cà Mau, chia sẻ: “Nhiều khi đi nhậu với bạn bè phải gọi xe công nghệ Grab đưa về nhà vào ban đêm tôi rất sợ, vì không biết người chạy là ai, có chuyện gì xảy ra ai sẽ chịu trách nhiệm. Nhiều khi có những đối tượng giả dạng để tiến hành cướp giật…Vì rất nhiều dịch vụ xe ôm công nghệ Grab không đăng ký, không ai quản lý nên có chuyện gì xảy ra cũng không biết ai chịu trách nhiệm. Vì vậy, tôi nhờ người quen giới thiệu cho những tài xế uy tín hoặc tìm đến những Nghiệp đoàn xe công nghệ Grab để an tâm hơn”.

Nhiều dịch vụ xe ôm công nghệ  Grab “tự phong” hoạt động trên địa bàn, tiềm ẩn nhiều mối lo ngại và bất an cho người đi. 

Mặt khác, để tranh thủ thời gian, tăng thu nhập, ngoài chở khách, các lái xe còn kiêm luôn người giao hàng. Giao được nhiều hàng cũng đồng nghĩa họ càng tăng thêm thu nhập, vì vậy lái xe lại càng phải đi nhanh, đi nhiều. 

Trung tá Hồng Hoàng Biếu, Phó trưởng Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Cà Mau, cho biết: “Qua huy động nhiều lực lượng phối hợp tổ chức tuần tra, kiểm soát thường xuyên, liên tục trên các tuyến giao thông, bằng các biện pháp nghiệp vụ, tuần tra kiểm soát công khai kết hợp hoá trang, từ đó kịp thời phát hiện, xử lý các trường hợp vi phạm. Từ đầu năm đến nay, lực lượng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh đã kiểm tra, xử lý hơn 40 trường hợp xe công nghệ Grab vi phạm trật tự an toàn giao thông, trong đó có 4 trường hợp xe công nghệ Grab vi phạm nồng độ cồn”.

Điều đáng lo ngại hơn, mới đây trên đường tuần tra kiểm soát, Đội Cảnh sát Giao thông – Trật tự thuộc Công an Tp. Cà Mau phát hiện 02 đối tượng điều khiển 02 phương tiện môtô có biểu hiện nghi vấn. Tiến hành dừng xe và kiểm tra đã phát hiện 02 đối tượng là Dương Hồng Tính, sinh năm 1987, ngụ khóm 4, phường 5 và Thái Thanh Sang, sinh năm 1986, ngụ khóm 7, phường 8, Tp. Cà Mau có liên quan đến hành vi sử dụng trái phép chất ma túy. Theo khai nhận ban đầu, trong lúc đang chạy xe khách công nghệ Grab thì cả hai cùng rủ nhau đến chỗ vắng để sử dụng ma túy thì bị bắt quả tang.

Cần có giải pháp quản lý dịch vụ xe công nghệ Grab

Một trong những tình trạng xảy ra phổ biến đối với hoạt động của dịch vụ xe công nghệ Grab là tình trạng tranh giành khách. Theo ghi nhận thì hiện nay tại một số quán nhậu có “ăn chia” với các nhóm xe công nghệ Grab, cho phép các nhóm này đậu, đón khách trước quán, ngược lại họ thu “tiền bến”.

Điều này vô tình gây nên tình trạng tranh giành khách dẫn đến mâu thuẫn, thậm chí đánh nhau. Bạn N.H.D, Dịch vụ xe công nghệ Grap D.A, tâm sự: “Hiện nay, mỗi nhóm xe công nghệ đều có bến riêng, tuy nhiên nhiều khi cũng có tranh giành chở khách, có trường hợp dịch vụ xe ôm công nghệ giành giật khách rồi gây thương tích cho người khác, bây giờ dịch vụ đó đã nghỉ hoạt động. Ngoài ra, cũng có cái khó là nhiều khi khách quen gọi mình lại rước tại quán nhậu đã có nhóm khác đậu bến nên khi thấy mình thì họ tỏ vẻ khó chịu, kiếm chuyện, gây sự. Riêng em thấy chạy chỗ này không được thì em đi chỗ khác chạy, chứ có bao nhiêu tiền đâu mà cự cãi rồi sinh chuyện!”.

Theo ghi nhận thì hiện nay tại một số quán nhậu có “ăn chia” với các nhóm xe công nghệ, cho phép các nhóm này đậu đón khách trước quán, ngược lại họ thu “tiền bến”. 

Ông Nguyễn Thành Đương, Phó chủ tịch LĐLĐ Tp. Cà Mau, trăn trở: “Trước tình hình các dịch vụ xe công nghệ bùng nổ trên địa bàn như hiện nay, LĐLĐ thành phố tiếp tục vận động các nhóm xe công nghệ Grab có lực lượng đông thì thành lập tổ chức Nghiệp đoàn để dễ quản lý. Từ đó, tuyên truyền các chính sách, quy định pháp luật của Nhà nước, từng bước đưa họ vào khuôn khổ. Bên cạnh đó, ngành chức năng cần có hướng để cho loại hình dịch vụ này đăng ký kinh doanh, có chế tài, xử lý rõ ràng!”.

Trung tá Hồng Hoàng Biếu, Phó trưởng Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Cà Mau, nhấn mạnh:  “Trong thời gian tới, Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh tập trung 3 biện pháp trọng tâm. Đó là, huy động lực lượng phối hợp tổ chức tuần tra, kiểm soát thường xuyên, liên tục trên các tuyến giao thông, nhằm chủ động phòng ngừa và phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm. Sử dụng các biện pháp nghiệp vụ để nắm tình hình, phục vụ công tác kiểm tra, xử lý. Tăng cường tuyên truyền, vận động sâu rộng trong các nhóm dịch vụ xe công nghệ Grab về ý thức chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông và việc đăng ký kinh doanh hoạt động xe ôm công nghệ, nhằm hạn chế thấp nhất vi phạm xảy ra”. 



Ông Tô Hoài Phương, Chủ tịch UBND Tp. Cà Mau, cho biết: “Việc quản lý dịch vụ xe công nghệ Grab, UBND thành phố có giao bộ phận chuyên môn nghiên cứu quản lý nhưng chưa có giải pháp cuối cùng. Vừa qua, xảy ra tình trạng một số lái xe công nghệ Grab có liên quan rượu bia, thiếu giấy tờ tùy thân, giấy phép lái xe, hoạt động không vào tổ chức Nghiệp đoàn… Song, hiện nay dưới góc độ quản lý Nhà nước cũng chưa có quy định cụ thể, nên các cơ quan chức năng có chỉ đạo, hướng dẫn chung cho lực lượng này.



 

Bài và ảnh Quách Nguyên

 

 

Liên kết hữu ích

Trợ giúp pháp lý - từng bước khẳng định vai trò, vị trí trong đời sống pháp luật

Hoạt động trợ giúp pháp lý (TGPL) là chính sách có ý nghĩa nhân văn sâu sắc trong các chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước. TGPL cung cấp pháp lý bằng các hình thức như tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng, đại diện tố tụng miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý, đảm bảo quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý và bình đẳng trước pháp luật.

Nguy cơ lộ thông tin cá nhân khi mua hàng Online

Hiện nay, với sự phát triển nhanh của công nghệ thì việc mua hàng Online đã và đang trở thành xu hướng lựa chọn của nhiều người, tuy nhiên, hình thức này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro cao do vấn đề dễ lộ thông tin cá nhân của người mua hàng. Câu chuyện làm thế nào để có thể mua sắm an toàn, không ảnh hưởng đến quyền lợi, cũng như lợi ích cá nhân trên nền tảng mua sắm trực tuyến vẫn đang là bài toán nan giải đối với cơ quan quản lý và người tiêu dùng.

Nhan nhản cuộc gọi “rác”

Nhằm hạn chế tình trạng sử dụng sim rác để lừa đảo, thời gian qua, các cơ quan chức năng, các nhà mạng đã đưa ra nhiều biện pháp ngăn chặn sim rác. Tuy nhiên, sim rác vẫn hiện hữu và các cuộc gọi rác vẫn hành hạ người dùng.

Bảo đảm quyền được trợ giúp pháp lý cho trẻ em bị xâm hại

Hiện nay, tình trạng trẻ em bị xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp có nhiều diễn biến phức tạp. Trẻ em bị xâm hại không chỉ tập trung ở khu vực nông thôn mà còn xuất hiện tại những địa phương có điều kiện kinh tế phát triển. Chính vì thế, việc chung tay bảo vệ trẻ em luôn được các cấp chính quyền, xã hội quan tâm. Trong đó có quyền được trợ giúp pháp lý khi xảy ra sự cố đáng tiếc.

Tuyên truyền “Nói không với ma tuý” trong học đường

Nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phòng chống ma tuý, thuốc lá điện tử trong học đường, sáng nay (21/10), Tỉnh đoàn phối hợp với Công an tỉnh tổ chức các hoạt động tuyên truyền “Nói không với ma tuý” cho tập thể cán bộ, giáo viên và học sinh Trường THPT Nguyễn Việt Khái (Phường 8, TP Cà Mau).

Giáo dục pháp luật qua phiên toà giả định

Sáng ngày 19/10, mô hình “Phiên toà giả định” đã diễn ra tại Trường Đại học Bình Dương phân hiệu Cà Mau với sự tham gia của gần 300 đoàn viên, học sinh đến từ các trường cao đẳng, đại học, Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh và trường THPT trên địa bàn TP Cà Mau.

Củng cố hồ sơ, khởi tố vụ án tàu cá giữ 9 thiết bị VMS

Liên quan đến việc tàu cá CM-08710-TS chở 9 thiết bị giám sát hành trình (VMS)  của tàu cá khác bị phát hiện, bắt giữ như Báo Cà Mau đã đưa tin, sau khi tiếp nhận vụ việc từ Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4, Công an huyện Ngọc Hiển hiện đang tạm giữ người, tang vật, củng cố hồ sơ để khởi tố vụ án.

Phát hiện 1 tàu cá chở 9 thiết bị VMS của tàu cá khác

Theo thông tin từ Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Ngọc Hiển, vào lúc 4 giờ ngày 17/10/2024, tại điểm 08°02’30’’- 105­°07’55’’, Vùng Cảnh sát biển 4 kiểm tra, phát hiện tàu cá CM 08710 TS do ông Trương Văn Sang, sinh năm 1987, hộ khẩu thường trú xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển làm thuyền trưởng, đang vận chuyển, che giấu 9 thiết bị VMS của tàu cá khác.

Tra cứu phạt nguội trước khi đăng kiểm xe cơ giới

Theo Thông tư 30/2023/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải, các phương tiện bị “phạt nguội” (vi phạm giao thông qua hệ thống camera giám sát) chưa thực hiện việc chấp hành xử phạt vi phạm hành chính sẽ không được cấp giấy chứng nhận đăng kiểm. Ðây là một trong những giải pháp nhằm đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ của các chủ phương tiện trước khi đăng kiểm xe. Tuy nhiên, nhiều chủ phương tiện vẫn chưa nắm rõ quy định này, khi đến hạn đăng kiểm, bị từ chối thì mới vỡ lẽ mình vi phạm.

Quy định mức hỗ trợ giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất

UBND tỉnh vừa ban hành quyết định quy định mức hỗ trợ giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Cà Mau.