ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 8-5-25 06:49:17
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Quốc hội họp về phân định đơn vị hành chính và tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp

Báo Cà Mau Dự thảo Luật sửa đổi các quy định liên quan đến việc phân định đơn vị hành chính và tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp là cấp tỉnh gồm tỉnh, thành phố; cấp xã gồm xã, phường và đặc khu (ở hải đảo).

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà rình bày Tờ trình dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Sáng 7/5, Quốc hội nghe Tờ trình và báo cáo thẩm tra dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi).

Trình bày Tờ trình dự án Luật tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, Dự thảo Luật gồm 7 chương, 54 điều, cơ bản kế thừa nguyên tắc tổ chức và nguyên tắc phân định thẩm quyền của Luật hiện hành; sửa đổi, bổ sung các quy định để thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, tập trung vào 4 nhóm vấn đề.

Sửa đổi, bổ sung các quy định để thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp 

Dự thảo Luật sửa đổi các quy định liên quan đến việc phân định đơn vị hành chính và tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp là cấp tỉnh gồm tỉnh, thành phố; cấp xã gồm xã, phường và đặc khu (ở hải đảo).

Đối với đơn vị hành chính (ĐVHC) kinh tế - đặc biệt, giữ như quy định hiện hành do Quốc hội quyết định thành lập. Chính quyền địa phương cấp tỉnh và cấp xã đều tổ chức HĐND và UBND để bảo đảm bộ máy chính quyền thống nhất, hoạt động thông suốt từ Trung ương đến cấp xã.

Dự Luật cũng sửa đổi các quy định về đẩy mạnh phân quyền, phân cấp, ủy quyền và nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương cấp tỉnh, cấp xã.

Theo đó, về chính quyền địa phương cấp tỉnh, ngoài các nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương cấp tỉnh theo quy định hiện hành thì dự thảo Luật bổ sung một số quy định nhằm đẩy mạnh phân quyền từ Trung ương cho chính quyền địa phương cấp tỉnh, nhất là trong việc ban hành các cơ chế, chính sách, các lĩnh vực quy hoạch, tài chính, ngân sách, đầu tư… của địa phương.

Chính quyền địa phương cấp xã, thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương cấp huyện và cấp xã hiện nay; được ban hành văn bản quy phạm pháp luật để quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền và phạm vi, nhiệm vụ quản lý của chính quyền địa phương cấp xã (mới).

Quy định chính quyền địa phương cấp tỉnh có trách nhiệm đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền cho chính quyền địa phương cấp xã, đặc biệt là việc đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền cho chính quyền địa phương ở phường trong lĩnh vực quản lý và phát triển đô thị; đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền cho chính quyền địa phương ở đặc khu để trao quyền tự chủ trong việc quyết định các vấn đề nhằm bảo đảm độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia trên các vùng biển, hải đảo.

Bên cạnh đó, Dự Luật sửa đổi, bổ sung các quy định về tổ chức chính quyền địa phương. Cụ thể, đối với chính quyền địa phương cấp tỉnh, cơ bản giữ như quy định hiện hành, chỉ tăng số lượng đại biểu HĐND cấp tỉnh phù hợp với việc sáp nhập các ĐVHC cấp tỉnh.

Đối với chính quyền địa phương cấp xã, quy định về cơ cấu tổ chức của HĐND và UBND cấp xã (xã, phường, đặc khu).

Nhóm vấn đề thứ tư là về hiệu lực thi hành và giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến việc chuyển đổi mô hình chính quyền địa phương từ 3 cấp sang 2 cấp.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tán thành việc xây dựng dự án Luật theo trình tự, thủ tục rút gọn

Trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết, Ủy ban Pháp luật và Tư pháp tán thành việc sửa đổi cơ bản, toàn diện Luật Tổ chức chính quyền địa phương hiện hành với các lý do như được nêu trong Tờ trình của Chính phủ, đồng thời tán thành việc xây dựng dự án Luật theo trình tự, thủ tục rút gọn. Hồ sơ dự án Luật bảo đảm đầy đủ, đúng quy định, đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét theo trình tự, thủ tục rút gọn.

Về các nội dung cụ thể của dự thảo Luật, Ủy ban Pháp luật và Tư pháp đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu, quy định cụ thể hơn về các trường hợp UBND, Chủ tịch UBND cấp tỉnh trực tiếp chỉ đạo, điều hành việc giải quyết những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của UBND, Chủ tịch UBND cấp xã để tăng cường trách nhiệm của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong việc bảo đảm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương cấp xã (khoản 4 Điều 11).

Cùng với đó, có cơ chế phân công, ủy quyền linh hoạt hơn để UBND cấp xã có thể giao cho cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác, thậm chí là cả công chức thuộc UBND cấp mình thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn phù hợp với yêu cầu, điều kiện thực tế của địa phương, nhất là đối với các ĐVHC cấp xã sau sắp xếp có diện tích tự nhiên và quy mô dân số lớn để bảo đảm kịp thời giải quyết các hồ sơ, công việc của người dân, doanh nghiệp trên địa bàn (Điều 13).

Đồng thời, tiếp tục rà soát, chỉnh lý các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của HĐND, UBND, Chủ tịch UBND các cấp tại Chương IV của dự thảo Luật để thể hiện rõ nét hơn chủ trương đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, bảo đảm phân định một cách hợp lý nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương cấp tỉnh, cấp xã.

Cùng với đó, tiếp tục cân nhắc, chỉnh lý một số quy định về tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương như số lượng và lĩnh vực phụ trách của các Ban của HĐND cấp xã (điểm a khoản 3 Điều 29); số lượng đại biểu HĐND cấp tỉnh, cấp xã (Điều 30)...

Ngoài ra, tiếp tục rà soát quy định chuyển tiếp (Điều 54) của dự thảo Luật và các quy định khác có liên quan để bao quát hết các trường hợp cần chuyển giao nhiệm vụ, quyền hạn, công việc của chính quyền cấp huyện khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp (không tổ chức cấp huyện), tránh bỏ sót, trùng lặp nhiệm vụ, quyền hạn làm ảnh hưởng đến tính liên tục, thông suốt trong hoạt động của chính quyền địa phương cũng như ảnh hưởng đến quyền, lợi ích chính đáng và hoạt động bình thường của người dân, doanh nghiệp trên địa bàn./.

 

Theo baochinhphu.vn

Huyện Đầm Dơi làm việc với tâm thế quyết tâm cao nhất để hoàn thành sứ mạng lịch sử

Đó là chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Hồ Hải, Bí thư Tỉnh uỷ tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Huyện uỷ Đầm Dơi về việc thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm trên địa bàn huyện, vào chiều 6/5.

Tăng cường tự chủ trong nghiên cứu khoa học, siết chặt quản lý chất lượng sản phẩm hàng hoá

Chiều 6/5, tại Tổ 17, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XV đã thảo luận về dự án Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá.

Tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp: Hướng đến hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả

Ngày 6/5, Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ phối hợp Viện Nhà nước và Pháp luật, phân hiệu Học viện Hành chính và Quản trị công tại Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Tọa đàm khoa học với chủ đề: “Tổ chức chính quyền địa phương hai cấp: Kinh nghiệm quốc tế, thực tiễn Việt Nam và những kiến giải nhằm thực hiện chủ trương tinh gọn bộ máy theo hướng hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hiện nay”.

Lễ đón Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Kazakhstan

Sáng 6/5, tại Phủ Tổng thống Akorda, Lễ đón Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân Ngô Phương Ly cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm cấp Nhà nước tới Cộng hòa Kazakhstan, theo lời mời của Tổng thống Cộng hòa Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev, đã được tổ chức trọng thể.

Lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013

Quốc hội đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 để thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị với phạm vi sửa đổi tập trung vào các quy định của Hiến pháp năm 2013 về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và việc phân định đơn vị hành chính, tổ chức chính quyền địa phương.

Thủ tướng: Triển khai hiệu quả "bộ tứ chiến lược"; thực hiện bằng được các mục tiêu lớn

Kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ ngày 6/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, dù tình hình có khó khăn, thách thức nhiều hơn thuận lợi, nhưng đây cũng là cơ hội rất lớn để cơ cấu lại nền kinh tế và tăng cường tính tự lực, tự cường, tự vươn lên. Thủ tướng chỉ rõ 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp quan trọng, với tinh thần kiên trì, kiên định và chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành để thực hiện bằng được các mục tiêu lớn, có tính chiến lược đã đề ra.

Tổng kết chương trình hợp tác Cà Mau - Bạc Liêu – Ninh Bình

Sáng 6/5, Sở Công thương tỉnh Cà Mau tổ chức hội nghị tổng kết đánh giá kết quả chương trình hợp tác ngành công thương và kết nối cung cầu hàng hoá giữa 3 tỉnh Cà Mau - Bạc Liêu - Ninh Bình giai đoạn 2022-2025.

Chủ tịch nước Lương Cường dự khai mạc Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc - Vesak 2025

Sáng 6/5, Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc - Vesak 2025 đã khai mạc trọng thể tại Học viện Phật giáo Việt Nam ở TPHCM với chủ đề “Đoàn kết và bao dung vì nhân phẩm con người: Tuệ giác Phật giáo vì Hòa bình thế giới và Phát triển bền vững". Đây là lần thứ 4 Việt Nam đăng cai Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc.

Bờ kè kênh đang thi công thì bị sạt lở

Ngày 5/5, ông Huỳnh Phương Nhanh, Chủ tịch UBND xã Việt Thắng, huyện Phú Tân, cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra vụ sạt lở nghiêm trọng tại công trình đang thi công bờ kè kênh So Đũa.

Chuẩn bị Lễ khởi công, khánh thành các dự án quy mô lớn và triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội kỷ niệm 80 năm Quốc khánh

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 57/CĐ-TTg ngày 5/5/2025 về công tác chuẩn bị tổ chức Lễ khởi công, khánh thành các dự án, công trình quy mô lớn và chuẩn bị tổ chức triển lãm các thành tựu kinh tế - xã hội kỷ niệm 80 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2025).