ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 14-5-25 16:23:19
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Quốc hội sẽ họp bất thường để sửa các luật phục vụ triển khai sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Báo Cà Mau Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, trong tháng 2/2025, dự kiến sẽ diễn ra Kỳ họp bất thường lần thứ chín để sửa đổi các luật liên quan, phục vụ triển khai chủ trương sắp xếp tổ chức, tinh gọn bộ máy.

Chiều 11/12, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã bế mạc Phiên họp thứ 40.

Khẩn trương chuẩn bị hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung các luật về tổ chức bộ máy

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ, sau 2 ngày làm việc nghiêm túc, khẩn trương và trách nhiệm cao, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã hoàn thành chương trình Phiên họp thứ 40 - Phiên họp cuối cùng của năm 2024 và xem xét, cho ý kiến đối với các nội dung.

 Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu bế mạc phiên họp.

Theo đó, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã tổng kết Kỳ họp thứ Tám và cho ý kiến bước đầu về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV; thông qua Chương trình công tác năm 2025 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Chương trình hoạt động đối ngoại năm 2025 và cho ý kiến về chương trình hoạt động đối ngoại hợp tác quốc tế của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, của Tổng Thư ký Quốc hội, các nhóm nghị sĩ, Văn phòng Quốc hội và các cơ quan của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Tại phiên họp, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét, thông qua về nguyên tắc đối với Pháp lệnh Chi phí tố tụng; quyết định bổ sung 5 dự án luật do Chính phủ, Tòa án Nhân dân tối cao đề nghị và 1 dự thảo Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2026.

Đồng thời xem xét, thông qua Nghị quyết về việc sắp xếp, thành lập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 của tỉnh Ninh Bình và 7 nghị quyết thuộc lĩnh vực tài chính, ngân sách.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị, Chính phủ, Tòa án Nhân dân tối cao chỉ đạo khẩn trương hoàn thiện hồ sơ các dự án Luật, dự thảo Nghị quyết trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ Chín.

Theo đó, các cơ quan cần khẩn trương rà soát, chuẩn bị hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung các luật về tổ chức bộ máy trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội xem xét, bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh để thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, trình Quốc hội tại kỳ họp trong tháng 2/2025.

Chủ tịch Quốc hội giao Tổng Thư ký Quốc hội phối hợp với Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các cơ quan có liên quan rà soát kỹ từng đầu việc, bảo đảm triển khai ngay các nội dung đưa vào Chương trình công tác của Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2025, trước hết là chuẩn bị kịp thời nội dung cho phiên họp tháng 1/2025.

Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, đến nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cơ bản hoàn thành Chương trình công tác năm 2024, chỉ còn một số nội dung chưa chuẩn bị kịp hoàn thiện để trình tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét trong tháng 1/2025.

Chủ tịch Quốc hội cho biết, trong năm qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã rất nỗ lực thực hiện tốt chương trình, kế hoạch đề ra, bảo đảm điều kiện, chất lượng các báo cáo, dự án trình Quốc hội.

Bên cạnh các Phiên họp thường kỳ, chuyên đề theo kế hoạch, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã kịp thời tiến hành nhiều phiên họp đột xuất để khẩn trương xem xét, quyết định theo thẩm quyền hoặc báo cáo Quốc hội quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thể chế, chính sách, khơi thông nguồn lực, khắc phục các điểm nghẽn để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, tạo tiền đề chuẩn bị về mọi mặt đưa đất nước sẵn sàng bước vào giai đoạn phát triển mới.

Sẽ họp bất thường để sửa các luật liên quan phục vụ triển khai sắp sếp, tinh gọn bộ máy

Năm 2025, dự kiến có rất nhiều công việc lớn cần phải triển khai. Đây là năm cuối nhiệm kỳ, cũng là năm diễn ra Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội lần thứ XIV của Đảng; chuẩn bị cho cuộc bầu cử ĐBQH Khóa XVI và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031.

Chủ tịch Quốc hội cho biết, trong tháng 2/2025 dự kiến sẽ diễn ra Kỳ họp bất thường lần thứ chín để sửa đổi các luật liên quan, phục vụ triển khai chủ trương sắp xếp tổ chức, tinh gọn bộ máy.

Nhấn mạnh bối cảnh tình hình nêu trên, Chủ tịch Quốc hội lưu ý, trước mắt, trong thời gian còn lại của tháng 12 này và 3 tháng đầu năm 2025, cần tập trung cao độ để xử lý một khối lượng công việc rất lớn, đòi hỏi rất cao về tiến độ, đặc biệt là thực hiện sắp xếp, tinh gọn, hoàn thiện tổ chức bộ hệ thống chính trị, trước hết là các cơ quan Trung ương cần sớm hoàn thành trước Đại hội Đảng lần thứ XIV.

Chủ tịch Quốc hội cho biết, trong tháng 2/2025 dự kiến sẽ diễn ra Kỳ họp bất thường lần thứ chín để sửa đổi các luật liên quan, phục vụ triển khai chủ trương sắp xếp tổ chức, tinh gọn bộ máy. Trong tháng 1/2025, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ họp để cho ý kiến một bước về các nội dung này.

Do đó, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan của Quốc hội phối hợp cùng các cơ quan của Chính phủ khẩn trương, tăng tốc chuẩn bị tài liệu bảo đảm tiến độ trình theo Chương trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đề ra.

Sau kỳ họp bất thường diễn ra vào tháng 2/2025, chỉ còn chưa đến 3 tháng để chuẩn bị cho Kỳ họp thường kỳ thứ Chín. Chủ tịch Quốc hội đề nghị, các cơ quan cần tiếp tục chủ động đôn đốc, triển khai chuẩn bị các dự án, dự thảo sẽ được trình tại Kỳ họp thứ Chín ngay từ bây giờ.

"Đề nghị các cơ quan của Quốc hội, các bộ, ngành được giao chủ trì soạn thảo, chủ trì thẩm tra dự án luật, dự thảo Nghị quyết mà trong diện dự kiến tiến hành sắp xếp cần phát huy trách nhiệm cao, thực hiện các nhiệm vụ được giao đến ngày cuối cùng hoạt động, không nên có tâm lý buông xuôi hoặc ỷ lại cơ quan mới, bảo đảm công việc được triển khai liên tục, thông suốt, không bị gián đoạn cả trước, trong và sau khi sắp xếp, sáp nhập", Chủ tịch Quốc hội yêu cầu./.

 

Theo dangcongsan.vn

Kịp thời bố trí kinh phí chi trả chế độ cho cán bộ, công chức, viên chức khi sắp xếp tổ chức bộ máy

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 62/CĐ-TTg ngày 12/5/2025 về việc triển khai thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Tuyên bố chung về việc thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam-Belarus

Báo Cà Mau trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung về việc thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Belarus.

Lễ đón Tổng Bí thư Tô Lâm thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Belarus

Sáng 12/5 theo theo giờ địa phương, lễ đón Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam được tổ chức trọng thể tại Cung Độc lập của Belarus. Tổng thống Cộng hòa Belarus Aleksandr Lukashenko chủ trì lễ đón.

Thường trực Tỉnh uỷ gặp gỡ đoàn đại biểu Cà Mau dự Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc

Chiều 12/5, Phó bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Nguyễn Đức Hiển có buổi gặp gỡ đoàn đại biểu tỉnh Cà Mau tham dự Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc lần thứ X, năm 2025.

22 tập thể và 94 cá nhân được nhận bằng khen Chủ tịch UBND tỉnh

Tỉnh Cà Mau xác định công tác tuyên truyền kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước là nhiệm vụ chính trị quan trọng, vì thế tổ chức chuỗi hoạt động có quy mô lớn nhất từ trước đến nay, mật độ dày và đã tạo được hiệu ứng lan toả tốt; nhiều đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo cấp cao của tỉnh, các đoàn khách quốc tế cùng tham dự sự kiện, dành tình cảm lớn cho Cà Mau.

Khẩn trương thực hiện công tác lưu trữ, quản lý tài liệu trước khi nhập xã, nhập tỉnh

Chiều 12/5, đồng chí Lê Khánh Toàn, Phó chánh Văn phòng Trung ương Đảng chủ trì Hội nghị trực tuyến với 63 Tỉnh uỷ, Thành uỷ, kết nối đến 630 điểm cầu; hơn 46 ngàn đại biểu từ Trung ương đến cấp xã trên cả nước tham gia quán triệt, triển khai chỉ đạo của Ban Bí thư về lưu trữ, quản lý tài liệu trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Cần đánh giá rủi ro và bảo vệ dữ liệu cá nhân nhạy cảm

Chiều 12/5, tại Tổ 17, đại biểu Nguyễn Duy Thanh, Đoàn ĐBQH tỉnh Cà Mau tham gia thảo luận về Dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân, kiến nghị nhiều nội dung nhằm tăng cường tính khả thi và bảo đảm quyền riêng tư của công dân.

Đề xuất giảm thời gian thực hiện một số bước trong quy trình bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND

Ủy ban Công tác đại biểu của Quốc hội đề xuất sửa đổi 20 điều có nội dung liên quan đến giảm thời gian thực hiện một số bước trong quy trình bầu cử; trong đó, đối với khoảng thời gian từ thời điểm cuối nộp hồ sơ ứng cử tới ngày bầu cử rút ngắn từ 70 ngày xuống còn 42 ngày.

Đề xuất rút ngắn 3 tháng của nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV

Căn cứ chủ trương của Đảng và yêu cầu thực tiễn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề xuất cần rút ngắn khoảng thời gian giữa Đại hội Đảng toàn quốc và kỳ họp thứ nhất của Quốc hội, Hội đồng nhân dân khóa mới để kịp thời kiện toàn nhân sự cấp cao, thực hiện phân công cấp ủy viên khóa mới bảo đảm tính đồng bộ, tổng thể, ổn định liên tục.

ĐỘNG LỰC MỚI CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ

Báo Cà Mau trân trọng giới thiệu bài viết: "ĐỘNG LỰC MỚI CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ" của Tổng Bí thư Tô Lâm.