ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 25-7-25 10:24:02
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Quốc hội thảo luận tại tổ về các Dự án Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) và Dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên

Báo Cà Mau

Sáng 8/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội tiến hành thảo luận tại tổ về Dự án Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) và Dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên. Thảo luận Tổ 10 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Thái Bình, Tiền Giang, Bạc Liêu), các vị ĐBQH tán thành sự cần thiết sửa đổi Luật Phòng, chống mua bán người cũng như việc ban hành Luật Tư pháp người chưa thành niên.

Chiều cùng ngày, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở tổ về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 và Dự án Luật Công đoàn (sửa đổi). Đồng chí Lữ Văn Hùng - Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Bạc Liêu điều hành các phiên thảo luận tại tổ.

Đồng chí Lữ Văn Hùng - Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Bạc Liêu điều hành các phiên thảo luận tại tổ.

Trong buổi sáng, đại biểu Lê Thị Ngọc Linh (Đoàn ĐBQH tỉnh Bạc Liêu) tham gia thảo luận ở 2 nội dung cần lấy ý kiến. Theo đó, đại biểu Linh đồng ý với việc dự thảo chỉ nên tập trung điều chỉnh việc xử lý chuyển hướng đối với người chưa thành niên phạm tội nhằm tạo điều kiện cho họ sửa chữa lỗi lầm, thúc đẩy sự phục hồi của họ. Đại biểu cũng đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu, rà soát để có quy định chặt chẽ hơn đối với hình phạt tiền không áp dụng cho người từ đủ 14 tuổi đến 16 tuổi. Thay vào đó, để đảm bảo chủ trương giảm án phạt tù, chỉ nên áp dụng cảnh cáo, cải tạo không giam giữ hoặc tù có thời hạn nhưng cho hưởng án treo cho nhóm độ tuổi này.

Đối với Dự án Luật Phòng, chống mua bán người, đại biểu Lê Thị Ngọc Linh thống nhất với nội dung bổ sung vào phạm vi điều chỉnh nêu trên và cho rằng việc bổ sung các nội dung trên vào phạm vi điều chỉnh của Luật là cần thiết, toàn diện và phù hợp với 3 nhóm chính sách lớn: Hoàn thiện quy định về căn cứ xác định nạn nhân; quy định chế độ hỗ trợ người đang trong quá trình xác định là nạn nhân; hoàn thiện quy định để nâng cao chế độ, chính sách hỗ trợ và bảo vệ nạn nhân. Sự bổ sung này cơ bản bao quát được các nội dung có liên quan đến công tác phòng, chống mua bán người và đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Tuy nhiên, đại biểu đề nghị Ban soạn thảo cần nghiên cứu, rà soát và có sự đánh giá sát hơn, cụ thể hơn; quy định phạm vi cần có sự bao quát hơn. Đặc biệt là khi hiện nay, nạn nhân của tội phạm mua bán người không chỉ là phụ nữ và trẻ em gái như trước đây, mà còn là nam giới trong độ tuổi thanh thiếu niên.

Ở Dự án Luật này, đại biểu Trần Thị Hoa Ry (Đoàn ĐBQH tỉnh Bạc Liêu) cũng đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu, xem xét lại khái niệm mua bán người trong dự thảo với quy định về tội Mua bán người theo quy định tại Bộ luật Hình sự, vì theo đại biểu, không phải mọi trường hợp thực hiện hành vi được mô tả trong Luật Phòng, chống mua bán người đều bị coi là tội phạm. Đại biểu cho rằng, việc giải thích cụm từ “mua bán người” phải bảo đảm sự đồng bộ của hệ thống pháp luật, tương thích với công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia và là cơ sở để quy định các biện pháp phòng ngừa và chống hành vi mua bán người. Đại biểu cũng góp ý với một số quy định về các hành vi bị nghiêm cấm; nguyên tắc phòng, chống mua bán người; quyền và nghĩa vụ của nạn nhân, người đang trong quá trình xác nhận là nạn nhân…

Chiều 8/6, các đại biểu Trần Thị Hoa Ry và Lê Thị Ngọc Linh tiếp tục cho ý kiến góp ý về Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035. Trong đó, các đại biểu thống nhất chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 cũng như sự cần thiết đầu tư chương trình này.

Các đại biểu đề nghị cần tiếp tục rà soát để giảm thiểu sự trùng lắp về nội dung trong các chương trình mục tiêu quốc gia đang triển khai thực hiện. Tập trung nguồn lực đầu tư trọng tâm, trọng điểm, đảm bảo tính độc lập tương đối của chương trình và phải tranh thủ phù hợp nguồn lực của các chương trình khác, kể cả việc sử dụng nguồn lực chủ yếu từ xã hội và phát huy tối đa sức sáng tạo của Nhân dân. Cần quan tâm yếu tố thiết kế đảm bảo tính phù hợp, tính hiệu quả thông qua các chính sách cụ thể của chương trình, không thể thiếu tính khả thi.

Bên cạnh đó, việc xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa, Chính phủ đề xuất có 21 bộ, cơ quan thuộc Chính phủ được giao những nhiệm vụ cụ thể; các bộ, cơ quan trung ương khác được giao một số nhiệm vụ chung. Các đại biểu cho rằng, nếu giao nhiều đầu mối như vậy sẽ dẫn đến khó khăn, vướng mắc cho chính quyền, địa phương khi triển khai ở cơ sở. Vì trong quá trình thực hiện chương trình thì địa phương sẽ không biết liên hệ với cơ quan nào, xin ý kiến cơ quan nào ở Trung ương vì Chính phủ giao quá nhiều cơ quan phụ trách, quá nhiều đầu mối. Còn chưa nói đến việc nếu trong quá trình triển khai thực hiện chương trình có xảy ra vấn đề gì thì cơ quan nào sẽ chịu trách nhiệm chính. Đại biểu đề nghị Chính phủ cần có sự phân công, phân quyền cụ thể, rõ ràng, hợp lý và gọn lại các đầu mối, tránh chồng chéo và cũng phù hợp với nhiệm vụ, chức năng để nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các bộ, ngành ở Trung ương cũng như các địa phương trong thực hiện chương trình, góp phần thực hiện đạt hiệu quả và chất lượng của chương trình.

Tin, ảnh: K.P

Bứt phá trong chặng đường mới

Ðại hội Ðảng bộ xã Quách Phẩm sau hợp nhất (từ 2 xã Quách Phẩm và Quách Phẩm Bắc) nhiệm kỳ 2025-2030, là khởi đầu mới với sự rộng mở về không gian phát triển, đồng thời là cơ hội để địa phương bứt phá vươn lên gắn với các lợi thế, tiềm năng. Xây dựng diện mạo giàu đẹp của quê hương, đời sống Nhân dân hạnh phúc, văn minh chính là nhiệm vụ kỳ quyết, quan trọng, mệnh lệnh thôi thúc tổ chức đảng, đảng viên phải ra sức phấn đấu, phụng sự và cống hiến.

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 12, khóa XIII

Chiều 19/7, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã bế mạc. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì và phát biểu bế mạc Hội nghị. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Ở ngã tư sông

Về trung tâm xã Ðầm Dơi, đi từ đường Dương Thị Cẩm Vân lên cầu, đập vào mắt là tượng đài Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân Dương Thị Cẩm Vân sừng sững bên bờ ở ngã tư sông, khắc ghi chiến công của nữ kiện tướng chiến hào trong những năm bao vây, đánh lấn Chi khu Ðầm Dơi. Ở góc tường rào bê-tông là bức phù điêu tái hiện cuộc chiến đấu kiên cường của quân và dân huyện Ðầm Dơi ngày trước trong 21 năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Tiếc là ở đây còn thiếu tượng đài khắc hoạ hình ảnh 26 người chết và hàng trăm người bị thương, hàng chục người bị bắt bớ, tù đày trong cuộc đấu tranh trực diện ngày 23/10/1961 quy mô lớn nhất và bị đàn áp đẫm máu nhất trong tỉnh lúc bấy giờ.

Tuyên truyền, vận động hiến tặng hiện vật cho Bảo tàng Đảng Cộng sản Việt Nam

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngô Vũ Thăng vừa ký ban hành Kế hoạch tuyên truyền, vận động sưu tầm, giao nộp, hiến tặng tài liệu, tư liệu, hiện vật xây dựng Bảo tàng Đảng Cộng sản Việt Nam.

Chủ động, đồng bộ chuẩn bị Đại hội đảng bộ cấp xã lần thứ I

Song song với việc thực hiện mô hình chính quyền địa phương hai cấp, các địa phương cũng đồng thời khẩn trương với công tác tổ chức đại hội đảng bộ cấp xã nhiệm kỳ 2025-2030. Để kịp thời hỗ trợ, tháo gỡ vướng mắc cho đơn vị hành chính mới, Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh uỷ cũng đã thành lập 12 Tổ công tác, theo dõi, chỉ đạo đại hội đảng bộ trực thuộc Tỉnh uỷ. Hiện công tác chuẩn bị tại các địa phương đang trong giai đoạn gấp rút hoàn thành các điều kiện cần thiết cho một sự khởi đầu nhiệm kỳ mới thành công.

HĐND tỉnh Cà Mau giám sát việc phân bổ, giao dự toán ngân sách sau hợp nhất

Dự kiến trong tháng 8/2025, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Cà Mau sẽ tiến hành giám sát, khảo sát chuyên đề về “Tình hình phân bổ, giao dự toán ngân sách cho một số đơn vị, địa phương sau hợp nhất”. Đây là một hoạt động quan trọng nhằm đảm bảo tính minh bạch và hiệu quả trong quản lý ngân sách sau quá trình sáp nhập các đơn vị hành chính.

Xã Vĩnh Lợi nỗ lực thực hiện 2 nhiệm vụ lớn

Xã Vĩnh Lợi đang vận hành mô hình chính quyền 2 cấp một cách đồng bộ, bảo đảm sắp xếp lại theo hướng tinh gọn, hiệu quả phục vụ Nhân dân. Song song đó, công tác chuẩn bị Ðại hội Ðảng bộ xã nhiệm kỳ 2025-2030 đang được triển khai khẩn trương, theo đúng chỉ đạo của tỉnh và sát với tình hình thực tiễn địa phương.

Ðồng vốn thắm nghĩa tình đồng đội

Trong chiến tranh, những người lính năm xưa đã đoàn kết, kề vai sát cánh đánh đuổi kẻ thù, giành lại độc lập, tự do cho dân tộc. Hoà bình lập lại, những người lính ấy tương trợ, giúp đỡ nhau bằng nhiều phong trào, hoạt động nghĩa tình. Trong đó, mô hình “Cựu chiến binh (CCB) góp vốn giúp nhau” hay Quỹ Ðồng đội của Chi hội CCB ấp Nguyễn Huế (xã Biển Bạch) là hoạt động đầy ắp nghĩa tình.

Các hoạt động kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2025) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2025)

Thực hiện Thông báo số 18-TB/TU ngày 11/7/2025 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng năm 2025, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2025) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2025).

Những giá trị lịch sử mãi trường tồn

Đảng và Nhà nước ta đang triển khai nhiều hoạt động chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9. Với dã tâm chống phá Việt Nam, trên nền tảng mạng xã hội, các thế lực thù địch đang tăng cường lan truyền các bài viết, thông tin xuyên tạc sự kiện lịch sử này với nhiều chiêu thức tinh vi.