ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 25-3-25 02:15:34
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử thời kỳ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Báo Cà Mau Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn ký Quyết định số 245/QĐ-TTg ngày 5/2/2025 phê duyệt Quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử thời kỳ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Một số lĩnh vực khoa học, công nghệ và ứng dụng năng lượng nguyên tử của Việt Nam có thế mạnh vươn lên đạt trình độ tiên tiến trong khu vực.

Mục tiêu tổng quát phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử đến năm 2030 là hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách và cơ quan quản lý nhà nước về năng lượng nguyên tử được hoàn thiện phù hợp với thông lệ quốc tế; hệ thống các cơ sở nghiên cứu, ứng dụng, đào tạo trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử được quy hoạch tinh gọn, nâng cấp về cơ sở vật chất kỹ thuật và chất lượng nhân lực, hoạt động có hiệu quả; một số dự án trọng điểm đã được phê duyệt triển khai đúng tiến độ; một số lĩnh vực khoa học, công nghệ và ứng dụng năng lượng nguyên tử có thế mạnh vươn lên đạt trình độ tiên tiến trong khu vực; các hoạt động ứng dụng bức xạ, đồng vị phóng xạ được triển khai rộng rãi, hiệu quả trong các ngành, lĩnh vực, góp phần tích cực vào việc nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả trong sản xuất kinh doanh, nâng cao sức khỏe của nhân dân, bảo vệ môi trường và bảo đảm an toàn, an ninh hạt nhân.

Khẩn trương hoàn thiện và phát triển cơ sở hạ tầng điện hạt nhân quốc gia để phục vụ triển khai Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận và tiếp tục nghiên cứu, triển khai Chương trình phát triển điện hạt nhân quốc gia; nghiên cứu, xây dựng định hướng đẩy mạnh thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng phóng xạ phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam.

Mục tiêu tầm nhìn đến năm 2050, ứng dụng bức xạ, đồng vị phóng xạ và phát triển điện hạt nhân có đóng góp quan trọng và hiệu quả cho phát triển kinh tế - xã hội, an ninh năng lượng, an ninh lương thực, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, bảo đảm an toàn, an ninh hạt nhân; trình độ khoa học và công nghệ hạt nhân và nhiều lĩnh vực ứng dụng năng lượng nguyên tử ngang bằng với mức trung bình của các quốc gia phát triển; làm chủ và từng bước tự chủ được các công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, bảo đảm ứng dụng năng lượng nguyên tử có đóng góp hiệu quả trong các ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội.

Cụ thể, về phát triển, ứng dụng bức xạ và đồng vị trong ngành y tế, Quy hoạch đặt mục tiêu đến năm 2030 hoàn thiện và phát triển mạng lưới các cơ sở y tế chuyên ngành điện quang, y học hạt nhân, ung bướu - xạ trị, phân bố hợp lý ở các vùng, địa phương phục vụ công tác khám, chữa bệnh, nghiên cứu khoa học và đào tạo; nâng cao hiệu quả, chất lượng khám, chữa bệnh trên cơ sở nâng cao chất lượng nhân lực, ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, hoàn thiện quản lý trong các cơ sở y học bức xạ; nghiên cứu, phát triển, sản xuất và ứng dụng một số thuốc phóng xạ, hợp chất đánh dấu phục vụ chẩn đoán, điều trị bệnh, bảo đảm an toàn và bảo vệ chống bức xạ cho bệnh nhân, nhân viên y tế và môi trường.

Về phát triển, ứng dụng bức xạ và đồng vị trong ngành tài nguyên và môi trường, đặt mục tiêu tổng quát đến năm 2030, phát triển ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong quan trắc, dự báo khí tượng thủy văn; điều tra cơ bản tài nguyên nước, địa chất và khoáng sản; bảo vệ môi trường; ứng phó với biến đổi khí hậu; đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị và đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao về ứng dụng kỹ thuật bức xạ và kỹ thuật đồng vị trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường cho các cơ sở nghiên cứu, đào tạo và ứng dụng theo hướng đồng bộ, hiện đại.

Về phát triển ứng dụng bức xạ và đồng vị trong ngành nông nghiệp, Quy hoạch đặt mục tiêu đến năm 2030, nâng cao năng lực nghiên cứu và triển khai, tiếp cận và làm chủ các kỹ thuật tiên tiến về ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ trong các lĩnh vực: Chọn tạo giống cây trồng, vi sinh vật; bảo vệ thực vật; nông hóa, thổ nhưỡng và dinh dưỡng cây trồng; chăn nuôi, thú y; nuôi trồng thủy sản; bảo quản và chế biến sau thu hoạch. Một số lĩnh vực, cơ sở nghiên cứu ứng dụng năng lượng nguyên tử trong nông nghiệp có thế mạnh đạt trình độ khu vực và quốc tế. 

Ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ trong nông nghiệp được tăng cường, mở rộng, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, bảo đảm an ninh lương thực, đẩy mạnh xuất khẩu, góp phần tích cực vào phát triẩn nền nông nghiệp bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu.

Về phát triển ứng dụng bức xạ và đồng vị trong ngành công nghiệp, Quy hoạch đặt mục tiêu đến năm 2030, đẩy mạnh ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ trong các ngành công nghiệp; sản xuất, chế tạo một số loại thiết bị bức xạ và thiết bị ghi đo bức xạ có nhu cầu lớn trong các ngành kinh tế - xã hội thay thế cho nhập khẩu; thương mại hóa các sản phẩm và dịch vụ kỹ thuật được tạo ra từ các kết quả nghiên cứu; tăng cường nghiên cứu tiếp thu, làm chủ các công nghệ mới về ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ trong các lĩnh vực chiếu xạ công nghiệp, kiểm tra không phá hủy, kỹ thuật đánh dấu, kỹ thuật soi chiếu, hệ điều khiển hạt nhân; ưu tiên các công nghệ có nhu cầu sử dụng lớn, tính cạnh tranh cao, phục vụ phát triển ngành công nghiệp và các ngành, lĩnh vực khác trong nước cho giai đoạn tiếp theo.

Về phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ hạt nhân, đào tạo nguồn nhân lực, bảo đảm an toàn, an ninh hạt nhân, đặt mục tiêu đến năm 2030 tái cấu trúc chức năng, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho các cơ sở nghiên cứu và đào tạo hiện có đáp ứng được yêu cầu thực tiễn và chất lượng về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ hạt nhân trong các ngành, lĩnh vực; nâng cao năng lực hỗ trợ kỹ thuật phục vụ công tác bảo đảm an toàn và an ninh hạt nhân trong phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử và triển khai Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Để đạt được các mục tiêu trên, Quy hoạch đưa ra giải pháp thực hiện gồm: 1- Giải pháp về hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý; 2- Giải pháp về xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế, chính sách về phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử; 3- Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực; 4- Giải pháp về xây dựng và phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ; 5- Giải pháp về bảo đảm an toàn, an ninh hạt nhân; 6- Giải pháp về nâng cao nhận thức và sự ủng hộ của cộng đồng; 7- Giải pháp về đẩy mạnh hợp tác và hội nhập quốc tế; 8- Giải pháp về đầu tư, tài chính và huy động vốn; 9- Giải pháp về tổ chức thực hiện quy hoạch./.

 

Theo baochinhphu.vn

Đoàn công tác tỉnh Cà Mau học tập, trao đổi kinh nghiệm chuyển đổi số trong các cơ quan Đảng tại Hà Nội

Chiều 20/3, đoàn công tác tỉnh Cà Mau do Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy Nguyễn Đức Hiển làm trưởng đoàn có buổi trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về việc triển khai Đề án Chuyển đổi số các cơ quan Đảng tại Quyết định số 204-QĐ/TƯ ngày 29/11/2024 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, tại TP Hà Nội.

Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Hồ Hải tiếp đoàn công tác các cơ quan báo chí tại TP Hồ Chí Minh

Chiều nay (21/3), tại Hội trường UBND tỉnh Cà Mau, Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Hồ Hải có buổi tiếp thân mật với đoàn công tác các cơ quan báo chí tại TP Hồ Chí Minh do Nhà báo Trần Trọng Dũng, Uỷ viên Ban Thường vụ Đảng uỷ, Phó chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam (phụ trách phía Nam) làm trưởng đoàn.

Ban Nội chính Thành uỷ TP Hồ Chí Minh học tập, trao đổi kinh nghiệm tại Cà Mau 

Chiều 21/3, đoàn công tác Ban Nội chính Thành uỷ TP Hồ Chí Minh do bà Phạm Thị Hồng Hà, Phó trưởng Ban Thường trực làm trưởng đoàn đến thăm, học tập, trao đổi kinh nghiệm với Ban Nội chính Tỉnh uỷ Cà Mau. Tiếp đoàn có ông Dương Minh Vũ, Phó trưởng Ban Nội chính Tỉnh uỷ Cà Mau.

Sáp nhập các tỉnh thành: Hành trình mở lối phát triển, đánh thức tiềm năng

Sáp nhập tỉnh ngoài căn cứ về quy mô dân số, diện tích sẽ tính toán đến yếu tố mở rộng không gian phát triển, phát huy tối đa tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh từng địa phương.

Pháp sẵn sàng hợp tác với Việt Nam trong các dự án giao thông chiến lược

Trưa 21/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Philippe Tabarot, Bộ trưởng Phụ trách giao thông (thuộc Bộ Chuyển đổi sinh thái, gắn kết lãnh thổ Pháp) đang thăm, làm việc tại Việt Nam.

Phó Thủ tướng Mai Văn Chính: An Giang, Đồng Tháp và Cà Mau phấn đấu, góp phần cùng cả nước đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên

Ngày 20/3, tại tỉnh An Giang, Phó Thủ tướng Mai Văn Chính đã làm việc với các tỉnh An Giang, Đồng Tháp và Cà Mau về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng, giải ngân vốn đầu tư công, xuất nhập khẩu, những vướng mắc, khó khăn của các tỉnh.

Kế hoạch về tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Ban Chỉ đạo Trung ương đã ban hành Công văn số 43-CV/BCĐ (Công văn số 43-CV/BCĐ) về Kế hoạch tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Từ ngày 1/4, sẽ hoạt động theo mô hình BHXH khu vực

Tuyệt đối không để gián đoạn quyền lợi của người tham gia và đơn vị sử dụng lao động, đó là một trong những chỉ đạo của Phó giám đốc BHXH tỉnh Cà Mau Lê Hùng Cường tại Hội nghị trực tuyến công tác thu, phát triển người tham gia quý I năm 2025, diễn ra vào ngày 20/3.

Dự báo đúng tình hình, định hướng quy hoạch phù hợp

Đó là một trong những nội dung chỉ đạo của Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Hồ Hải trong chuyến khảo sát và làm việc với 2 huyện U Minh và Thới Bình vào ngày 20/3.

Nâng cao kiến thức về sản xuất sạch trong công nghiệp

Đại diện các phòng, ban thuộc UBND các huyện, thành phố, cùng các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh và hợp tác xã trên địa bàn tỉnh được tập huấn nâng cao năng lực sản xuất sạch hơn trong công nghiệp.