ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 21-11-24 22:37:24
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Quyết tâm bảo vệ rừng

Báo Cà Mau (CMO) Trước thời tiết nắng nóng ngày càng gay gắt, diện tích rừng khô hạn, dự báo cấp cháy rừng gia tăng, các xã có diện tích trồng rừng, bà con sinh sống trên lâm phần cùng với các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện Trần Văn Thời đang khẩn trương thực hiện các giải pháp phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR), quyết tâm bảo vệ an toàn những cánh rừng qua mùa khô hạn.

Theo số liệu thống kê của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Trần Văn Thời, tính đến cuối tháng 3/2023, toàn huyện có hơn 3.600 ha (tổng diện tích rừng hơn 6.000 ha) rừng khô hanh. Trong đó, diện tích rừng ở mức độ dự báo cấp cháy nguy hiểm (cấp IV) hơn 954 ha.

Xã Khánh Bình Tây Bắc là địa phương có diện tích rừng nhiều đứng thứ ba trên địa bàn huyện, với 538 ha, gồm các ấp 1, 2 và 3. Rừng và kinh tế từ rừng là nguồn sống chủ yếu của vài trăm hộ dân sinh sống ở vùng đất này. Ðể bảo vệ những cánh rừng, chỗ dựa kinh tế của người dân, ngay khi bước vào mùa khô năm 2022-2023, chính quyền địa phương đã triển khai các giải pháp PCCCR như xây dựng kế hoạch triển khai cho các chủ rừng là hộ gia đình xây dựng phương án PCCCR được 677 phương án; đắp 6 con đập giữ nước từ cuối tháng 10/2022; tuyên truyền, chỉ đạo các ấp có rừng, các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân chủ động thực hiện nhiệm vụ PCCCR; tổ chức ký cam kết đối với hộ gia đình, cá nhân trên toàn lâm phần thực hiện công tác PCCCR; gắn các biển báo, cấm ra vào rừng; vận động chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân dọn các tuyến kênh lưu thông, ban lộ đất đen, từng hộ dân nhận đất, nhận rừng phải chuẩn bị sẵn sàng vá, phản, búa, dao, nước uống và các dụng cụ cần thiết trong mọi tình huống và khi có cháy xảy ra kịp thời tham gia chữa cháy; sẵn sàng phương tiện chữa cháy.

Ðồng chí Huỳnh Quốc Việt, Uỷ viên dự khuyết BCH Trung ương Ðảng, Phó bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau (bên trái), kiểm tra rừng tại Vườn Quốc gia U Minh Hạ, thuộc xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời.

Ðồng thời, bố trí nhiều lực lượng làm nhiệm vụ PCCCR, như lực lượng trực tại xã có 14 đồng chí/ngày theo phân công của Ban chỉ đạo PCCCR của xã, gồm tổ tuyên truyền, tổ trực máy bơm, tổ tuần tra, kiểm tra; lực lượng của 13 ấp; lực lượng trực chòi quan sát 4 người/ngày/chòi đảm bảo trực 24/24 ở các ấp có rừng và lực lượng gián tiếp từ các hộ dân cư của 3 ấp có rừng cùng với lực lượng phối hợp hỗ trợ như Liên tiểu khu Trần Văn Thời, Vườn Quốc gia U Minh Hạ và các xã lân cận khi có tình huống cháy lớn xảy ra.

Sinh sống trên vùng đất lâm phần thuộc Ấp 1, xã Khánh Bình Tây Bắc, tuy diện tích rừng của gia đình không nhiều nhưng với ông Ngô Kha Lal, Trưởng Ấp 1, rừng là chỗ dựa, là sinh kế bao đời của gia đình ông cũng như 35 hộ dân có rừng ở mảnh đất xa xôi này. Vì vậy, ông và bà con nơi đây luôn tích cực bảo vệ, gìn giữ rừng như bảo vệ cuộc sống của chính mình.

“Rừng là nguồn sống của bà con. Cứ vào mùa khô là không ai bảo ai, bà con có rừng đều tự giác thực hiện nghiêm công tác PCCCR. Như bản thân tôi, có diện tích trồng lúa thì tránh việc đốt rơm rạ, cùng trực chòi quan sát với bà con”, ông Kha Lal cho biết.

“Nắng nóng ngày càng gay gắt. Hiện tại, diện tích rừng ở ấp hơn 97 ha khô hạn, ở mức nguy hiểm. Trước tình hình đó, ấp phối hợp với các hội, đoàn thể, lực lượng PCCCR và bà con trực chòi quan sát 24/24, với 4 người/ngày, gồm 3 hộ dân có rừng và 1 cán bộ ở ấp, để đảm bảo theo dõi, quan sát tình hình rừng trong ngày. Cùng với đó là thường xuyên tuyên truyền trong dân về PCCCR”, ông Kha Lal bộc bạch.

Ông Bùi Chí Ngạn, Phó chủ tịch UBND xã Khánh Bình Tây Bắc, cho biết: “Xã chỉ đạo người dân, nhất là Ban chỉ đạo PCCCR thực hiện tốt công tác PCCCR. Cụ thể, tuyên truyền đến từng hộ dân thực hiện cam kết PCCCR; chỉ đạo các ấp có rừng trực chòi quan sát lửa 24/24. Ðồng thời, sẵn sàng dụng cụ cũng như lực lượng để khi có cháy xảy ra, chủ động chữa cháy. Về phương tiện, xã bố trí 1 tổ máy bơm, tại Ấp 2 và 3 có thêm 1 tổ máy. Với tinh thần chỉ đạo quyết liệt, nhìn chung, người dân đồng tình cao và cùng chung tay PCCCR”./.

 

Ngọc Minh

 

Ðồng tâm hiệp lực phòng, chống sạt lở

Khi nào Cà Mau khắc phục được tình trạng sạt lở ven biển, ven sông? Ðây là câu hỏi hiện nay gần như chưa ai có câu trả lời chính xác. Bởi tình trạng sạt lở luôn diễn biến khó lường, trong khi hạ tầng thuỷ lợi chưa được đầu tư hoàn thiện, nguồn lực lại đang khó khăn...

Nhiều hạn chế cần khắc phục trong phòng, chống thiên tai

Vừa qua, trưởng các khu vực đã tổ chức kiểm tra công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tại địa bàn được phân công phụ trách trong toàn tỉnh. Trên cơ sở kiểm tra thực tế, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự (PCTT,TKCN&PTDS) tỉnh, đánh giá, công tác tổng kết PCTT&TKCN năm 2023 và triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2024 đã được các địa phương thực hiện đầy đủ, kịp thời.

An toàn của người dân là trên hết

Ðể kịp thời ứng phó với biến đổi khí hậu cũng như thích nghi với triều cường biến động, xã Khánh Hội, huyện U Minh chủ động triển khai nhiều biện pháp phòng, chống thiên tai (PCTT), tìm kiếm cứu nạn (TKCN). Trong đó, chú trọng công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân, nhất là ngư dân trong việc chủ động phòng chống, nhằm giảm thiểu thiệt hại, bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản.

Sẵn sàng hỗ trợ người dân

Mưa lớn, triều cường, ngập lụt, dông lốc, sạt lở đất, xâm nhập mặn... là những loại hình thiên tai được dự báo sẽ có nguy cơ diễn ra từ nay đến cuối năm và sẽ ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, nhất là sản xuất của người dân. Trước dự báo này, người dân cần chủ động bảo vệ sản xuất, tài sản.

Vất vả nghề bám biển

Vất vả và luôn phải đối diện với hiểm nguy, nhưng đó chưa phải là tất cả những gì mà ngư dân phải đối mặt trong hành trình mưu sinh trên biển. Quá trình lao động nơi đầu sóng của những ngư dân, đôi lúc phải đánh đổi bằng cả tính mạng, nhất là đối với các phương tiện nhỏ.

Sẵn sàng nhân lực, vật lực ứng phó thiên tai

Theo nhận định của Ðài Khí tượng thuỷ văn tỉnh Cà Mau, từ nay đến cuối năm 2024 còn khoảng 4-5 cơn bão, áp thấp nhiệt đới (ATNÐ) trên biển Ðông, trong đó khoảng 2-3 cơn đổ bộ vào đất liền, tập trung nhiều ở khu vực Trung Bộ và các tỉnh phía Nam. Trên địa bàn tỉnh có khả năng xuất hiện nhiều loại hình thiên tai khác như: gió mạnh trên biển, mưa lớn, triều cường, ngập lụt, dông lốc, sạt lở đất ven sông, ven biển.

Chủ động ứng phó thiên tai trên biển

Công tác phòng chống thiên tai (PCTT) trên biển đang được sự quan tâm đặc biệt, khi thời tiết biến đổi liên tục và thất thường. Ông Phan Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó trưởng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự (PCTT,TKCN&PTDS) tỉnh, có buổi trò chuyện cùng phóng viên Báo Cà Mau về nhiều phương án phòng chống thiên tai và hỗ trợ ngư dân trên biển trong tình hình biến đổi khí hậu (BÐKH).

Bảo vệ nhà ở và sản xuất trước thiên tai

Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn huyện Phú Tân, mưa dông, lốc xoáy làm sập, tốc mái 24 căn nhà (sập hoàn toàn 5 căn, tốc mái 19 căn); chìm 3 tàu cá, hư hỏng 2 cụm pa nô, tổng thiệt hại trên 1 tỷ đồng.

Nhiều khó khăn trong thu quỹ Phòng, chống thiên tai

Quỹ Phòng, chống thiên tai (PCTT) được xác định là nguồn lực quan trọng để hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả, tái thiết sau thiên tai xảy ra. Tuy nhiên, tại huyện U Minh, nhiều năm qua việc thu quỹ PCTT luôn đạt thấp, nhiều đơn vị, doanh nghiệp đang chậm trễ trong việc nộp quỹ.

Kiểm soát chặt, thích ứng nhanh

Những tháng cuối năm, vùng biển phía Nam là nơi thường xuyên xuất hiện bão, mưa lớn và gió mạnh. Ðể đảm bảo an toàn cho người và phương tiện ra khơi, bên cạnh tuyên truyền, hướng dẫn các biện pháp an toàn, ngành chức năng và các địa phương trong tỉnh còn tăng cường kiểm tra, kiểm soát, hướng dẫn ngư dân trang bị những thiết bị cần thiết trên tàu cá.