ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 22-10-24 12:35:07
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Quyết tâm lập lại trật tự đô thị

Báo Cà Mau Tại hội nghị kiểm điểm công tác chỉ đạo điều hành phát triển kinh tế - xã hội tháng 5/2024 do UBND TP Cà Mau tổ chức, đã dành thời gian đánh giá kết quả thực hiện công tác trật tự đô thị, vệ sinh môi trường sau hơn một tháng ra quân thực hiện Kế hoạch số 72/KH-UBND ngày 19/4/2024 của UBND thành phố.

Sau hơn một tháng ra quân thực hiện, toàn thành phố phát hiện 123 trường hợp vi phạm, xử phạt vi phạm hành chính 36 trường hợp, 5,4 triệu đồng; nhắc nhở khắc phục 108 trường hợp; tháo dỡ 87 mái che, hàng rào, 40 bục, bệ tam cấp; sắp xếp, di dời chậu kiểng, ghế đá.

Nhiều nơi đã có chuyển biến tích cực, hè phố, lòng đường thông thoáng, hoạt động kinh doanh mua bán đi vào nền nếp, tạo mỹ quan đô thị, môi trường xanh, sạch, đẹp. Tuy nhiên, theo đánh giá của ngành chức năng, phong trào chưa thực sự đi vào chiều sâu, còn mang tính hình thức, một số địa phương còn chưa triển khai thực hiện.

Cựu chiến binh Phường 4 thường xuyên ra quân thu gom rác thải tại Công viên Phường 4.

Ông Nguyễn Trường Giang, Trưởng phòng Quản lý đô thị thành phố, cho biết: “Có 10 đơn vị chưa xây dựng kế hoạch cụ thể triển khai thực hiện, mà chỉ triển khai theo nội dung kế hoạch trật tự đô thị, vệ sinh môi trường năm 2024, dẫn đến một số nội dung chưa sát với nhiệm vụ UBND thành phố đã giao. Bên cạnh đó, sau khi ra quân đồng loạt ngày 14/5, các địa phương chưa duy trì ra quân xử lý vi phạm về trật tự đô thị, vệ sinh môi trường, nhất là công tác xử lý mái che, hàng rào, tam cấp, bục bệ vi phạm hành lang lộ giới. Sự chuyển biến ý thức người dân chưa cao, cố tình vi phạm và có biện pháp đối phó với chính quyền địa phương. Việc chấp hành quyết định xử phạt hành chính, tự nguyện khắc phục hậu quả còn chưa nghiêm, chưa có chế tài hiệu quả để buộc thực hiện. Ðịa phương cũng chưa thường xuyên đôn đốc việc thực hiện các quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Công tác xử lý vi phạm hành lang lộ giới của UBND xã, phường còn chậm, chưa đồng bộ, xử lý tái vi phạm chưa triệt để; các địa phương chỉ ra quân xử lý tình trạng buôn bán, còn chưa xử lý mái che, bục bệ, tam cấp, chậu hoa, ghế đá vi phạm”.

Bà Nguyễn Thị Loan Em, Chủ tịch UBND Phường 1, cho biết: “Công tác thiết lập trật tự vỉa hè được phường thực hiện rất quyết liệt, mỗi ngày ra quân từ 1-2 cuộc. Tuy nhiên, khó khăn hiện nay là vận động một số xe tải mua bán trái cây nằm dọc tuyến đường, họ có ý canh chừng và đối phó với ngành chức năng, gây khó khăn cho công tác tuần tra, kiểm soát. Bên cạnh đó, trước đây vận động một số hộ dân trên tuyến đường Ngô Quyền lót gạch vỉa hè, cho sử dụng một phần để mua bán kinh doanh, tuy nhiên, giờ thì quyết liệt không cho mua bán, đây cũng là cái khó của địa phương”.

Lực lượng chức năng Phường 1 thường xuyên sắp xếp trật tự vỉa hè tại đường Ngô Quyền.

Ông Tô Hoài Phương, Chủ tịch UBND TP Cà Mau, khẳng định: “Về trật tự đô thị và vệ sinh môi trường, so với tháng trước chưa chuyển biến nhiều. Tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường làm nơi kinh doanh mua bán còn diễn ra thường xuyên, chưa được xử lý kịp thời và triệt để. Việc sắp xếp trật tự không nhất thiết làm ào ào rồi sau đó dừng, mà địa phương phải làm hằng ngày. Tuy nhiên, năm nay thành phố muốn làm mạnh để thiết lập lại trật tự, sau đó giao về các trưởng khóm, ấp quản lý cho thuận lợi. Các địa phương cần quan tâm ra quân đồng bộ, triệt để, đây cũng là căn cứ, cơ sở để xem xét mức độ hoàn thành nhiệm vụ của mỗi địa phương”.

Với quyết tâm từng bước lập lại trật tự đô thị TP Cà Mau, Chủ tịch UBND thành phố chỉ đạo các xã, phường kỳ quyết ra quân triệt để. Phương châm làm đến đâu điều chỉnh đến đó, dễ làm trước, khó làm sau, từng tuyến đường làm xong phải được ký biên bản bàn giao cho trưởng ấp, khóm quản lý. Sau này kiểm tra lại, nếu địa phương nào để xảy ra tình trạng tái lấn chiếm, người đứng đầu địa phương đó phải chịu trách nhiệm./.

 

Ngọc Huệ

 

Mở bán Ecopark Long An

Lan toả phong trào bảo vệ, khôi phục nguồn lợi thuỷ sản

“Việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền thông qua nhiều hình thức đã mang lại hiệu quả tích cực ban đầu, tạo thành phong trào và nâng cao nhận thức, ý thức tự giác, trách nhiệm toàn dân trong chống khai thác nguồn lợi thuỷ sản có tính huỷ diệt, tận diệt trên địa bàn toàn tỉnh”, ông Phan Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), đánh giá qua thời gian thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 17-CT/TU, ngày 26/2/2024, của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về việc tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền đối với việc khai thác nguồn lợi thuỷ sản có tính huỷ diệt, tận diệt trên địa bàn tỉnh.

Bộ đội biên phòng Cà Mau tập trung xây dựng đơn vị chính quy, chấp hành kỷ luật

Chiều 10/10, tại Đồn Biên phòng Tân Tiến, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Cà Mau tổ chức Hội nghị tổng kết xây dựng đơn vị điểm về chính quy, chấp hành kỷ luật đối với Đồn Biên phòng (ĐBP) Tân Tiến và Đồn Biên phòng Tân Tiến. Đại tá Phạm Anh Chương, Chỉ huy trưởng BĐBP tỉnh chủ trì hội nghị.

Tuyên truyền mạnh, quản lý chặt

Thiếu tá Nguyễn Văn Lượm, Ðồn trưởng Ðồn biên phòng (ÐBP) Khánh Tiến, xã Khánh Tiến, huyện U Minh, cho biết: “Xác định công tác chống khai thác IUU là một trong những nhiệm vụ quan trọng, góp phần cùng với địa phương và cả nước từng bước tiến tới gỡ thẻ vàng của EC, thời gian qua, đơn vị triển khai thực hiện có hiệu quả các văn bản chỉ đạo của cấp trên, nhất là việc đẩy mạnh tuyên truyền các quy định trong chống khai thác IUU. Ðặc biệt là trong thời gian gần đây, đơn vị còn đẩy mạnh tuyên truyền Nghị quyết 04, ngày 12/6/2024 của Hội đồng Thẩm phán Toà án Nhân dân tối cao, hướng dẫn một số quy định của Bộ luật Hình sự về truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi liên quan đến khai thác, mua bán, vận chuyển thuỷ sản trái phép”.

Sẵn sàng nhân lực, vật lực ứng phó thiên tai

Theo nhận định của Ðài Khí tượng thuỷ văn tỉnh Cà Mau, từ nay đến cuối năm 2024 còn khoảng 4-5 cơn bão, áp thấp nhiệt đới (ATNÐ) trên biển Ðông, trong đó khoảng 2-3 cơn đổ bộ vào đất liền, tập trung nhiều ở khu vực Trung Bộ và các tỉnh phía Nam. Trên địa bàn tỉnh có khả năng xuất hiện nhiều loại hình thiên tai khác như: gió mạnh trên biển, mưa lớn, triều cường, ngập lụt, dông lốc, sạt lở đất ven sông, ven biển.

Nhiều khó khăn trong thu quỹ Phòng, chống thiên tai

Quỹ Phòng, chống thiên tai (PCTT) được xác định là nguồn lực quan trọng để hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả, tái thiết sau thiên tai xảy ra. Tuy nhiên, tại huyện U Minh, nhiều năm qua việc thu quỹ PCTT luôn đạt thấp, nhiều đơn vị, doanh nghiệp đang chậm trễ trong việc nộp quỹ.

Bảo vệ nhà ở và sản xuất trước thiên tai

Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn huyện Phú Tân, mưa dông, lốc xoáy làm sập, tốc mái 24 căn nhà (sập hoàn toàn 5 căn, tốc mái 19 căn); chìm 3 tàu cá, hư hỏng 2 cụm pa nô, tổng thiệt hại trên 1 tỷ đồng.

Chủ động ứng phó thiên tai trên biển

Công tác phòng chống thiên tai (PCTT) trên biển đang được sự quan tâm đặc biệt, khi thời tiết biến đổi liên tục và thất thường. Ông Phan Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó trưởng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự (PCTT,TKCN&PTDS) tỉnh, có buổi trò chuyện cùng phóng viên Báo Cà Mau về nhiều phương án phòng chống thiên tai và hỗ trợ ngư dân trên biển trong tình hình biến đổi khí hậu (BÐKH).

Bắt giữ tàu chở hơn 70 ngàn lít dầu trái phép

Tàu chở trên 70 ngàn lít dầu DO trái phép bị bắt giữ trên vùng biển Tây Nam đã được dẫn giải về Cảng Hải đội 421 (Hải đoàn 42 - Vùng Cảnh sát biển 4) tại thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau, để tiếp tục điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.

Ðưa Nghị quyết 04 đến với ngư dân

Thời gian qua, các đơn vị Bộ đội Biên phòng (BÐBP) tỉnh Cà Mau tích cực thực hiện nhiều biện pháp để ngư dân chấp hành tốt Nghị quyết số 04/2024/NQ-HÐTP của Hội đồng Thẩm phán Toà án Nhân dân tối cao, về hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự về truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi liên quan đến khai thác, mua bán, vận chuyển trái phép thuỷ sản.

Phối hợp bảo vệ an ninh Tổ quốc

Đại tá Nguyễn Phúc Cường, Phó giám đốc Công an tỉnh, cho biết: "Thời gian qua, việc phối hợp trong bảo vệ an ninh Tổ quốc (ANTQ) được sự quan tâm tích cực từ các đơn vị (Công an tỉnh, Hội Cựu chiến binh, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân) gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, các phong trào thi đua yêu nước; không để hình thành các điểm nóng về an ninh trật tự (ANTT) ở cơ sở. Cùng với đó, thông qua công tác phối hợp đã phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, chức sắc tôn giáo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đạt nhiều kết quả quan trọng".