(CMO) Gần 10 năm trồng, đến khi khai thác, người trồng keo lai lại gặp khó khăn về giá cả và đầu ra của loại gỗ này. Thế nhưng, qua quá trình phát triển, mô hình này giờ đây đang khoác lên mình chiếc áo mới, đó là sản xuất theo mô hình hợp tác xã.
Ngoài ra, người dân cũng áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất như chọn giống cấy mô, tỉa thưa... Qua đó, đáp ứng tốt tiêu chuẩn gỗ cho thị trường, nhất là gỗ xuất khẩu.
Giờ đây, niềm vui đến với người trồng keo lai không chỉ có thu nhập ổn định mà họ đang trở thành đối tác không thể thiếu của các công ty chế biến, xuất khẩu gỗ trong và ngoài tỉnh. Theo các công ty trên, nhu cầu gỗ keo lai trên thị trường rất lớn, nhất là xuất khẩu. Tất cả đều phải có xuất xứ, nguồn gốc rõ ràng và có chứng nhận FM, FSC. Khi đó giá bán sẽ cao hơn thị trường tự do từ 10% trở lên./.
![]() |
Giống là khâu quyết định sản lượng, vì thế các hộ trồng rừng hiện nay đều sử dụng giống có nguồn gốc, cấy mô đáp ứng nhu cầu của thị trường. |
Việc thực hiện liên kết chuỗi trong trồng và khai thác rừng sẽ nâng giá trị cây keo lai trong thời gian tới. |
![]() |
Rừng U Minh Hạ có thể cung cấp trên 1 triệu m3 gỗ/năm khi thực hiện liên kết chuỗi giá trị trên. |
Với chủ trương khép kín quy trình sản xuất, từ lai tạo giống, trồng và khai thác đến vận chuyển, chế biến sẽ thực hiện ngay trong vùng nguyên liệu, là đòn bẩy cho ngành gỗ Cà Mau phát triển trong tương lai. |
![]() |
![]() |
Không ngừng lai tạo giống cũng như thực hiện mô hình trồng cây gỗ lớn sẽ hiện thực hoá ước mơ nâng thu nhập của người dân trồng rừng. |
Hoàng Diệu