Trong những ngày qua, nông dân dưới tán rừng tràm U Minh Hạ phấn khởi khi giá cây tràm khai thác khá cao so với thời điểm này những năm trước đây. Loại cây trồng không lên liếp, có thời gian khai thác 6-7 năm, còn cây được lên liếp có thời gian 5 năm là đạt kích cỡ cừ nóng 5 được thương lái thu mua với giá 160 triệu đồng/ha, có lúc tăng lên 180 triệu đồng/ha.
Trong những ngày qua, nông dân dưới tán rừng tràm U Minh Hạ phấn khởi khi giá cây tràm khai thác khá cao so với thời điểm này những năm trước đây. Loại cây trồng không lên liếp, có thời gian khai thác 6-7 năm, còn cây được lên liếp có thời gian 5 năm là đạt kích cỡ cừ nóng 5 được thương lái thu mua với giá 160 triệu đồng/ha, có lúc tăng lên 180 triệu đồng/ha.
Với giá bán trên, người dân trồng rừng thu lợi nhuận vài trăm triệu đồng từ vụ khai thác tràm. Nhờ thế, phần nào thay đổi được cuộc sống của người dân nơi đây.
Song song với việc đẩy nhanh tiến độ khai thác tràm bán cho thương lái, nông dân tích cực trồng lại diện tích rừng đã khai thác. Thấy được hiệu quả rút ngắn thời gian sinh trưởng khi trồng tràm trên bờ liếp, người dân chủ động mướn xáng cuốc lên liếp, cùng với tận dụng nhiều diện tích trước đây sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả để trồng tràm với mong muốn thu lợi nhuận cao trong thời gian tới./.
Nhu cầu sử dụng cừ tràm từ các công trình xây dựng tăng cao, tràm đang có giá. |
Cây tràm giờ đây cho lợi nhuận hấp dẫn, thay đổi cuộc sống của người dân dưới tán rừng U Minh Hạ. |
Tiến độ khai thác của các thương lái được đẩy nhanh để trả mặt bằng cho người dân trồng mới lại rừng. |
Thương lái hối hả vận chuyển cây tràm về bãi tập kết. |
Nông dân Nguyễn Văn Đức, Ấp 9, xã Nguyễn Phích, huyện U Minh khẩn trương mua tràm giống để trồng lại 7 ha rừng mới vừa khai thác xong. |
Hoàng Diệu thực hiện