ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 23-12-24 01:11:16
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Rừng tràm thêm một mùa khô an toàn

Báo Cà Mau Sau những cơn mưa vừa qua, rừng tràm đã hạ nhiệt, chính thức kết thúc công tác phòng, chống cháy rừng (PCCR) mùa khô năm 2015.

Sau những cơn mưa vừa qua, rừng tràm đã hạ nhiệt, chính thức kết thúc công tác phòng, chống cháy rừng (PCCR) mùa khô năm 2015.

Chi cục Trưởng Chi cục Kiểm lâm Cà Mau Lê Văn Hải cho biết: “Ðến thời điểm này có thể khẳng định, rừng tràm đã thật sự an toàn. Sự quyết tâm, đầy trách nhiệm của toàn bộ lực lượng cán bộ và Nhân dân trên địa bàn đã giữ cho rừng vượt qua một mùa khô khắc nghiệt nhất trong nhiều năm qua”.

Lực lượng kiểm lâm Vườn Quốc gia U Minh Hạ tuần tra bảo vệ rừng.

Theo Chi cục Kiểm lâm, 38.447,5 ha rừng tràm toàn tỉnh được dự báo cháy cấp V vừa qua (cấp cực kỳ nguy hiểm) nay đã hạ xuống cấp an toàn. Theo đó, lực lượng canh PCCR với 79 tổ máy bơm, 400 lực lượng trực thường xuyên  đã được rút toàn bộ.

Ði sâu vào những cánh rừng tràm, dây leo bám, thảm thực vật đã bắt đầu xanh trở lại. Mực nước trên các tuyến kinh tăng cao đã làm cho tầng than bùn đủ độ ẩm cần thiết.

Là khu vực trọng điểm, chứa nguồn tài nguyên vô giá của quốc gia, Vườn Quốc gia U Minh Hạ cũng vừa cho rút lực lượng. Phó Giám đốc Vườn Quốc gia U Minh Hạ Lê Thanh Dũng cho biết: “Ðến thời điểm này, rừng tràm đã tương đối ổn. Trong những ngày qua, toàn lâm phần có những đám mưa khá lớn, trải đều, tuyến kinh lên nước từ 50 cm đến 1 m. Năm nay thời tiết khô kiệt, lại kéo dài hơn mùa khô hằng năm gần 1 tháng nên nước kinh chỉ còn 1-1,2 m, thay vì từ 2,5-3 m như trước đây, bởi nước bốc hơi rất nhanh, mất từ 3-4 cm/ngày.

Mùa khô khắc nghiệt và kéo dài đã gây nhiều vất vả cho cán bộ trực PCCR. Không những phải thường xuyên tuần tra, luồn rừng trong thời tiết xấu, nguy hiểm chực chờ mà chuyện nước uống và sinh hoạt cũng vô cùng khó khăn. Ða số các giếng khoan đều không có nước, anh em trong các tổ, đội, trạm phải vận chuyển nước rất xa.

Anh Nguyễn Quốc Việt, Trạm Trưởng Trạm Kiểm lâm tuyến T27-90 (thuộc địa bàn xã Khánh Lâm), chia sẻ: “Nhớ lại những lúc cao điểm mùa khô, giờ thấy “oải”. Ở đây nước trong các giếng khoan cây có cây không, nếu có nước thì đa phần cũng nhiễm phèn, chỉ để tắm, giặt, còn nước uống phải đi kiếm cách xa vài cây số. Có những trạm, anh em đi tắm phải xách theo can 30 lít để chở nước về uống, nấu nướng, rất vất vả”.

Hơn 10 năm giữ rừng, kinh nghiệm đối với anh Phạm Minh Tâm, Trạm Phó Trạm Kiểm lâm Minh Hà (ấp Vồ Dơi) đã nhiều, nhưng anh vẫn ngỡ ngàng khi chứng kiến mùa khô năm nay: “Chưa thấy năm nào mùa khô oi bức và kéo dài như năm nay. Mọi năm khoảng 15/5 là anh em đã được nghỉ ngơi. Lực lượng ít nên anh em phải cáng đáng công việc, tuần tra cả ban đêm. Giờ mùa khô đã qua, anh em mới thật sự thở phào nhẹ nhõm”.

Theo thống kê của Chi cục Kiểm lâm, dù đã túc trực 24/24, nhưng mùa khô năm nay toàn tỉnh cũng xảy ra 2 vụ cháy, thiệt hại 1,4 ha rừng. Ngoài ra, công tác tuần tra cũng đã bắt và xử lý 9 vụ vi phạm PCCR, nguyên nhân đều do dân vào rừng ăn ong.

Ông Hải đánh giá: “Công tác PCCR năm nay khá thành công. Dù mùa khô kéo dài, gây nhiều khó khăn cho công tác PCCR nhưng được sự quan tâm của các cấp, các ngành, sự đầu tư nhiều hơn về trang thiết bị, ý thức người dân đã tốt hơn, quan tâm nhiều hơn đến công tác PCCR, đặc biệt sự túc trực ngày đêm của các lực lượng giữ rừng đã đem đến một mùa khô an toàn”./.

Bài và ảnh: Hồng Nhung

Quyết tâm cải cách tốt hơn

Với quan điểm “Lấy người dân, doanh nghiệp là chủ thể, là trung tâm của cải cách hành chính; tất cả hướng đến mục tiêu là phục vụ người dân, doanh nghiệp”, huy động sự vào cuộc với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị... công tác cải cách hành chính (CCHC) năm 2024 của tỉnh đạt được nhiều kết quả nổi bật, tiến bộ. Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần tiếp tục khắc phục, tạo sự thông suốt để phục vụ người dân và cộng đồng doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.

Ðiểm nhấn thành tựu cải cách hành chính

Cà Mau là một trong những địa phương đầu tiên trên cả nước hoàn thành sớm việc kết nối Hệ thống Thông tin giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) tỉnh với Hệ thống Ðịnh danh và xác thực điện tử của Bộ Công an, để phục vụ chuyển đổi sang sử dụng VNeID làm tài khoản duy nhất trong thực hiện TTHC, cung cấp dịch vụ công trên môi trường điện tử kể từ ngày 1/7/2024. Cùng với đó, Cà Mau là 1 trong 14 địa phương hoàn thành sớm việc số hoá dữ liệu sổ hộ tịch lịch sử trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Nghị định số 87/2020/NÐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ (giao trước ngày 31/12/2024).

Thêm giải pháp nâng cao Chỉ số CCHC

Năm 2023, huyện Năm Căn xếp thứ 3 về Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) các huyện, thành phố. Nỗ lực giữ vững thành tích và nâng hạng, huyện triển khai thực hiện nhiều giải pháp, trong đó lấy con người làm trung tâm, công nghệ hỗ trợ và siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ.

Nâng cao chất lượng phục vụ Nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp

Dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến, thành viên tổ công tác cải cách TTHC của Thủ tướng Chính phủ, cuộc họp rà soát kết quả thực hiện Kế hoạch cải cách thủ tục hành chính (TTHC) trọng tâm năm 2024 theo Quyết định số 104/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ tại 4 tỉnh An Giang, Cà Mau, Đồng Tháp, Long An, diễn ra vào chiều 26/11.

Nâng chất phục vụ người dân

Với những nỗ lực không ngừng nghỉ, huyện Trần Văn Thời đạt được thành tựu đáng kể trong cải cách hành chính (CCHC), nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Cần quan tâm nhiều hơn đến công tác cải cách hành chính

Sáng 19/11, Bộ Nội vụ tổ chức tập huấn trực tuyến về cải cách hành chính (CCHC) đến 149 điểm cầu trên địa bàn cả nước.

Công tác hộ tịch ngày càng nâng chất

Toàn tỉnh có 111 công chức làm công tác hộ tịch. Ðể thực hiện tốt công tác đăng ký hộ tịch, tỉnh đã quan tâm đầu tư, bố trí đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho chuyên môn, như mỗi công chức làm công tác hộ tịch được bố trí 1 bộ máy vi tính, máy in, máy quét (scan), toàn bộ đều được kết nối Internet.

Tạo sự hài lòng cho người dân

Với mục tiêu, phương châm “lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm phục vụ”, việc triển khai công tác chuyển đổi số, thực hiện Ðề án 06 của Chính phủ đã và đang mang lại những tiện ích lớn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời làm thay đổi căn bản nền hành chính thủ công sang môi trường điện tử hiện đại, tạo được sự hài lòng cho người dân và doanh nghiệp.

Cải tiến, sáng tạo để phục vụ Nhân dân tốt hơn

“Công việc nhiều hơn, thiết bị và công nghệ được đầu tư hiện đại, con người làm việc được tinh gọn, theo đó cần thay đổi nhận thức, phương pháp làm việc, có nhiều cải tiến, sáng tạo… để việc thực thi nhiệm vụ được đảm bảo vì mục tiêu phục vụ Nhân dân ngày càng tốt hơn”, ông Nguyễn Sơn Ca, Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh, trưởng Đoàn công tác của HĐND tỉnh giám sát cải cách hành chính về hộ tịch tại huyện U Minh, sáng 01/11, nhấn mạnh.

Xoá rào cản giữa chính quyền và người dân

Với quyết tâm hướng về người dân để cải thiện Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC), chính quyền các cấp trong tỉnh chủ động triển khai nhiều mô hình, sáng kiến phù hợp, đã mang lại hiệu quả tích cực trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), góp phần loại bỏ rào cản giữa công dân với chính quyền địa phương, nâng cao mức độ hài lòng của người dân và doanh nghiệp. Ðiển hình như xã Khánh An, huyện U Minh.