ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 3-5-25 16:31:29
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Sắc màu mỹ thuật đồng bằng

Báo Cà Mau (CMO) Hằng năm, cứ vào trung tuần tháng 8, Hội Mỹ thuật Việt Nam phối hợp luân phiên với Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch các tỉnh trong khu vực ĐBSCL tổ chức Triển lãm Mỹ thuật khu vực VII nhằm tổng kết, đánh giá những thành tựu trong sáng tạo nghệ thuật và giới thiệu đến công chúng yêu thích hội hoạ các tác phẩm mỹ thuật đặc sắc, mang đến góc nhìn đa chiều về văn hoá, lịch sử, công cuộc xây dựng quê hương và cuộc sống, sinh hoạt con người miền sông nước Cửu Long.

Những năm gần đây, Triển lãm Mỹ thuật khu vực ĐBSCL đã trở thành sân chơi cho những ai yêu thích môn nghệ thuật này, nhất là với các hoạ sĩ trẻ, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm.

Ban Tổ chức Hội Mỹ thuật Việt Nam cùng các đồng chí lãnh đạo tỉnh Hậu Giang cắt băng khai mạc triển lãm.

 

Một góc phòng trưng bày triển lãm mỹ thuật.

 

Tác phẩm “Về đích” (gỗ), tác giả Nguyễn Hữu Thiện, tỉnh Bến Tre, đoạt giải B, giải thưởng Hội Mỹ thuật Việt Nam.

 

Tác phẩm “Quê ngoại” (tổng hợp), tác giả Nguyễn Đắc Nguyên, tỉnh Đồng Tháp.

 

Tác phẩm “Diễn tập” (sơn dầu), tác giả Nguyễn Duy Dương, tỉnh Hậu Giang.

Năm nay, Triển lãm Mỹ thuật khu vực VIII ĐBSCL lần thứ 22 tại tỉnh Hậu Giang đem đến cho người xem nhiều thể loại như: đồ hoạ, điêu khắc, sơn dầu, sơn mài, bút sắt, lụa, gỗ, khắc gỗ… Theo đánh giá của hội đồng giám khảo, các tác phẩm chọn triển lãm lần này có giá trị nghệ thuật cao, phản ánh khá toàn diện, sinh động về cuộc sống, sinh hoạt và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của vùng sông nước con người ĐBSCL.

Triển lãm trưng bày 200 tác phẩm tiêu biểu của 181 hoạ sĩ đến từ 13 tỉnh, thành trong khu vực ĐBSCL. Năm nay, về giải thưởng của Hội Mỹ thuật Việt Nam, khu vực ĐBSCL có 2 tác giả đoạt giải B là Hoạ sĩ Tạ Thị Ánh Hồng (tỉnh Vĩnh Long) với tác phẩm “Mắt thuyền” (lụa); Hoạ sĩ Nguyễn Hữu Thiện (tỉnh Bến Tre) với tác phẩm “Về đích” (gỗ), 1 giải C thuộc về Hoạ sĩ Phan Tiến (tỉnh Trà Vinh) với tác phẩm “Mùa cốm quê tôi” và 6 giải Khuyến khích.

Về giải thưởng khu vực VIII ĐBSCL, 1 giải Nhất thuộc về tác giả Trần Thị Ngọc Hưởng (tỉnh Long An) với tác phẩm “Thời đại số” (sơn mài). 2 giải Nhì thuộc về tác giả Trần Nguyên Đán (tỉnh Trà Vinh) với tác phẩm “Sống” (sơn dầu) và Lê Xuân Hiếu (tỉnh Bến Tre) với tác phẩm “Đời thường” (lụa). 3 giải Ba của tác giả Châu Hoàng Trọng (tỉnh Đồng Tháp) với tác phẩm “Mùa nước lên đồng” (sơn khắc); tác giả Phương Mai (tỉnh An Giang) với tác phẩm “Truyền nghề” (sơn dầu); tác giả Bảo Việt (tỉnh Tiền Giang) với tác phẩm “Vươn xa” (vỏ tràm) và 7 giải Khuyến khích.

Tỉnh Cà Mau tham gia 20 tác phẩm của 17 tác giả. Tác giả Lý Phước Như đoạt giải Khuyến khích của Hội Mỹ thuật Việt Nam.

Triển lãm diễn ra từ ngày 28/8 đến hết 3/9, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Hậu Giang./.

Hoàng Vũ thực hiện

Giới trẻ hoà chung không khí mừng đại lễ 30/4

Hoà chung không khí người dân cả nước tự hào kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, nhiều quán cà phê trên địa bàn TP Cà Mau đã chủ động trang hoàng không gian với cờ đỏ sao vàng rực rỡ, cùng những khu vực check-in mang đậm màu sắc lịch sử nhằm nhắc nhớ, tôn vinh một thời hào hùng của dân tộc.

Những tác phẩm điêu khắc nơi Nghĩa trang Hàng Keo

Có câu: “Côn Lôn đi dễ khó về/Sống nương Núi Chúa, thác về Hàng Keo”, theo Bia Di tích ghi lại: “Nghĩa trang Hàng Keo - Côn Ðảo được thực dân Pháp xây dựng trên khu đất 97.000 m2, đây là nơi chôn vùi của hơn 10 ngàn tù nhân bị thực dân Pháp giết hại tại Nhà tù Côn Ðảo, từ đầu thế kỷ XX cho đến giai đoạn khủng bố trắng năm 1940-1941. Năm 1997, các phần mộ tìm thấy ở đây đã được cải táng, di dời về Khu D Nghĩa trang Hàng Dương - Côn Ðảo. Hiện nay chỉ còn lại rừng cây tự nhiên và những hài cốt của tù nhân còn nằm dưới lòng đất chưa tìm thấy”.

Ðảm bảo hoạt động hàng không an toàn và thông suốt

Với phương châm vừa vận hành vừa nghiên cứu, từ khi tiếp nhận nhiệm vụ đảm bảo an ninh hàng không, Công an tỉnh Cà Mau đã bố trí lực lượng công an chính quy phối hợp với lực lượng an ninh sân bay triển khai các giải pháp đảm bảo hoạt động hàng không luôn trong trạng thái an toàn và thông suốt.

Thị trấn cuối trời Nam

Thị trấn Rạch Gốc là trung tâm kinh tế, văn hoá, chính trị của huyện Ngọc Hiển; là thị trấn ven biển cực Nam Tổ quốc, vị trí cửa ngõ hành lang giao thông thuỷ quốc gia nối thẳng ra biển Ðông, nơi có dự án Cảng biển Hòn Khoai - cảng biển nước sâu lớn nhất khu vực.

Nước ngọt nơi đảo xa

Là đảo tiền tiêu nơi vùng biển Tây Nam Tổ quốc, Hòn Chuối thường hứng chịu thời tiết quanh năm khắc nghiệt do mưa bão và khô hạn. Nếu như đảo Hòn Khoai có nguồn nước ngọt dồi dào từ suối, sử dụng quanh năm thì ở Hòn Chuối nước khan hiếm.

Thành hình cao tốc Cà Mau

Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam trục dọc phía Ðông, đoạn Cần Thơ - Hậu Giang và đoạn Hậu Giang - Cà Mau đang bước vào thời điểm tăng tốc, quyết tâm đưa công trình vận hành vào cuối năm nay.

Góc xanh công sở

Trong nhịp sống hiện đại, việc xây dựng văn hoá công sở không chỉ thể hiện qua thái độ làm việc mà còn ở cách tạo dựng môi trường xanh, sạch, đẹp. Nhiều cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh đưa không gian xanh lên bàn làm việc, bố trí góc xanh thư giãn, tạo điểm nhấn thân thiện nơi công sở.

Nâng tầm giá trị hạt muối Việt Nam

Đó là chủ đề Festival Nghề muối Việt Nam - Bạc Liêu năm 2025 - Hành trình 100 năm Nghề muối - Đời người, diễn ra từ ngày 6-8/3, do UBND tỉnh Bạc Liêu phối hợp Bộ Nông nghiệp và Môi trường tổ chức.

Trù phú làng nghề

Toàn tỉnh Cà Mau có gần 40 làng nghề tiểu thủ công nghiệp được công nhận và nhiều làng nghề thực hiện mô hình gắn với phát triển du lịch như: chuối khô, tôm khô, khô cá bổi, dưa bồn bồn, trồng bí đỏ, đan mê bồ truyền thống, làm bánh phồng tôm, muối ba khía, nuôi thuỷ sản...

Ngôi nhà yêu thương của bệnh nhân nghèo

Trên địa bàn tỉnh hiện có rất nhiều phòng thuốc đông y phước thiện tại các chùa Phật giáo, phòng thuốc phước thiện tư nhân. Những năm qua, với phương châm “Sống tốt đời, đẹp đạo”, tất cả cùng đồng tâm, hiệp trí, trên tinh thần hướng thiện hành đạo, hốt thuốc nam từ thiện cứu người, đem công sức, tài vật làm công quả giúp người, giúp đời.