ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 23-11-24 09:39:26
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Sản vật mùa sa mưa

Báo Cà Mau (CMO) Cũng như nhiều nơi khác trong khu vực ĐBSCL nói chung, vùng Bán đảo Cà Mau nói riêng, thời tiết chia thành hai mùa mưa, nắng rất rõ ràng. Kết thúc cái nắng tháng Ba chói chang, ruộng đồng nứt nẻ, chẳng bao lâu là mùa mưa về. Những ngày đầu mùa mưa người ta còn gọi là mùa sa mưa... Mấy hôm nay ở Cà Mau đã xuất hiện nhiều trận mưa lớn kèm theo sấm chớp liên hồi, báo hiệu mùa sa mưa đã về. Khi mùa sa mưa đến, thiên nhiên có sự thay đổi lạ thường. Sau những ngày tháng phơi mình dưới nắng, đồng ruộng phút chốc đã chuyển mình vươn dậy, tràn đầy sức sống sau khi đã hào phóng căng mình đón những trận mưa như trút nước. Đây cũng là thời điểm mà nông dân mặc tình "thu hoạch” vô vàn sản vật mà thiên nhiên ban tặng.

Bắt cá lên

Khi mưa gần ngập các ao, hồ, kênh, rạch và đìa, bào trên ruộng là lúc các loại cá ào ạt kéo lên đồng để tìm chỗ ở mới, tìm nơi sinh sản, tìm mồi để ăn sau thời gian dài đói meo vì bị mắc cạn. Cá đi nhiều nhất là vào thời điểm những trận mưa lớn vừa ngớt hạt. Khi đó, đám trẻ chúng tôi thi nhau quẩy giỏ, xách thùng chạy dọc theo các miệng đìa, ra đồng để bắt cá lên. Lúc đó nhìn đâu cũng thấy cá, cá đi xanh nước. Những ai có kinh nghiệm thì chỉ tìm những con lớn để bắt, chứ đụng con nào bắt con nấy thì làm sao mà mang cho nổi. Thường chúng tôi thấy cá lóc mới bắt, chứ cá rô, cá sặt lúc này ốm nhom, ốm nhách, cứng ngắt lại nhiều nhớt ăn không ngon, vì mấy tháng trời chúng phải nhịn đói. Còn cá lóc không ốm lắm do thức ăn của chúng là cá con, mà cá con thì lúc nào, ở đâu cũng có.

Bắt cá lên chủ yếu là để thoả đam mê chứ thật ra cá lên làm khô thì không phơi được, làm mắm thì cũng không ngon lành gì, có khi bắt về cả giỏ đìa (loại gỏi lớn dùng để bắt cá khi tát đìa hay chụp đìa) rồi đem đi đổ xuống ao. Tối đến thì mỗi đứa một cái lồng đèn, một cây chĩa hoặc cây dao, men theo những con mương phèn vừa ngập nước tha hồ mà đâm, mà chém cá. Lúc này phản xạ của cá rất chậm chạp do trong nước có phèn làm cá bị chói mắt. Những buổi bắt cá như vậy, chúng tôi thường hay đi lén vì người lớn không cho bắt cá lúc này, bởi đây là mùa cá sinh sản.

Bắt chuột đồng

Khi mặt ruộng xâm xấp nước cũng là lúc chúng tôi rủ nhau đi bắt chuột. Trong năm không có thời điểm nào bắt chuột dễ và nhiều như lúc này. Nước ngập các kênh mương phèn, ngập hết các kẽ nẻ trên đồng ruộng. Chuột không còn chỗ ẩn náo, chúng kéo nhau về tập trung trú ngụ ở các bờ đám mạ, gò đất cao hay các bờ đìa nằm giữa ruộng. Lúc này, chỉ cần một chú chó giỏi đánh hơi tìm hang, khi chó tìm được hang thì xúm lại đào, cứ thế mà bắt hết con này đến con khác. Có những hang chuột đào chưa quá 2 mét đã bắt được cả 100 con, chúng nằm chen chúc với nhau.

Tìm được đường chuột chạy, chỉ cần giăng 1 cái lú, sau đó suỵt chó lùa, lũ chuột sẽ chạy tọt vào đuôi lú.  Ảnh: NHẬT MINH

Chuột mùa này đa số là chuột mới lớn, con nào con nấy vàng tươi, mềm rụp. Đem chuột về trụng vào nước sôi rồi lột da. Thịt chuột trắng phau, chế biến món gì cũng ngon, cũng nhớ đời. Đối với tôi, ngon nhất là món chuột khìa nước dừa chấm nước mắm thấm, bỏ vào vài trái ớt hiểm xanh, ăn kèm với gỏi bắp chuối. Chiều mưa ở quê mà làm món này ăn với cơm nóng thì ăn đến chừng nào nứt bụng mới thôi.

Bắt ốc lác

Nước vừa ngập mặt ruộng cũng là lúc tập đoàn ốc lác sau bao ngày tháng nằm ẩn mình trong lòng đất ngoi lên để đi tìm sự sống. Chúng bò xuống những con kênh mương phèn vừa căng mừng đón nước. Ốc nổi có giề, chỗ nào cũng có, chỉ cần đưa tay xuống vớt một cái có khi dính cả chục con. Bọn chúng bám vào nhau phơi mình trên mặt nước. Chỉ cần quẩy giỏ đi vớt chừng 1 tiếng đồng hồ là đã mang không nổi rồi. Ốc mùa này vừa mập, vừa sạch. Đem ốc về luộc với sả và lá ổi chấm với nước mắm cơm mẻ, sả băm nhuyễn thì khỏi chê. Món ăn dân dã ngày nào bây giờ nhắc lại đã làm cho không ít con tim của những người xa quê phải thổn thức.

Bây giờ mùa sa mưa quê tôi đang về. Tôi chắc chắn rằng những sản vật ngày xưa sẽ không còn nữa, nếu còn thì cũng rất ít. Bởi lẽ, từ khi quê tôi thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất từ trồng lúa sang nuôi tôm thì hệ sinh thái vùng đất này đã thay đổi hoàn toàn. Mùa nắng vẫn đến. Mùa mưa vẫn về. Song ngoài đồng ruộng lúc nào cũng mênh mông nước mặn thì làm gì có cá đồng, có ốc lác, có chuột đồng như xưa để mà “thu hoạch”.

Có một chút chạnh lòng và tiếc nuối mông lung...

 

Nguyễn Minh Sang

 

 

Ðộc đáo chùa cổ Vĩnh Tràng

Toạ lạc tại đường Nguyễn Trung Trực, phường Mỹ Phong, TP Mỹ Tho, chùa Vĩnh Tràng là ngôi chùa cổ lớn nhất tỉnh Tiền Giang, được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận là Di tích Lịch sử văn hoá Quốc gia ngày 30/8/1984.

Gành Ðá Ðĩa điểm check-in thú vị

Gành Ðá Ðĩa là một trong những điểm du lịch nổi tiếng tại tỉnh Phú Yên. Ðây là địa danh không thể bỏ qua với những người yêu thích thiên nhiên và đam mê khám phá vẻ đẹp kỳ vĩ của các hiện tượng địa chất.

Di tích quốc gia đặc biệt tháp Vĩnh Hưng

Toạ lạc tại ấp Trung Hưng 1B, xã Vĩnh Hưng A, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu (cách Quốc lộ 1 từ cầu Dần Xây khoảng 15 km), tháp Vĩnh Hưng là một tháp cổ có kiến trúc tháp thuộc nền văn hoá Óc Eo còn sót lại duy nhất ở Tây Nam Bộ, khung niên đại từ thế kỷ IV đến thế kỷ XIII sau Công nguyên.

Dấu ấn du lịch Sóc Trăng

Những năm gần đây, du lịch Sóc Trăng đã hình thành một số cụm du lịch như: du lịch sinh thái cộng đồng, du lịch tâm linh, du lịch miệt vườn, du lịch biển... Sóc Trăng không chỉ là nơi cho những ai yêu thích, khám phá giá trị văn hoá đa dạng, nhiều màu sắc, mà còn là nơi dừng chân tuyệt vời cho những ai yêu thích thiên nhiên, chốn yên bình...

Kỳ vĩ Phong Nha - Kẻ Bàng

Phong Nha - Kẻ Bàng (tỉnh Quảng Bình), một trong những khu vực nổi bật của di sản thế giới tại Việt Nam, nổi tiếng với hệ thống hang động ngoạn mục và cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp.

Thú vị chuyến khám phá Cù lao An Bình

Cù lao An Bình có diện tích khoảng 60 km2, bao gồm 4 xã: An Bình, Bình Hoà Phước, Hoà Ninh, Ðồng Phú thuộc địa phận huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long.

Hồn đất trên Gốm chùa Ðồng Nai

Tại sao có tên gọi Gốm chùa? Chỉ đơn giản là sản phẩm gốm được tạo tác bởi những đôi tay, khối óc của các tu sĩ trong một ngôi chùa tại Ðồng Nai - chùa Tăng Hội.

Trọn lòng yêu kính Bác

Xuôi dòng lịch sử, đầu tháng 9/1969, sau khi nhận tin Bác Hồ từ trần, người dân xã Long Ðức (nay thuộc TP Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh) vô cùng tiếc thương, để tang, cùng nhau nấu cơm cúng và lập bàn thờ tại nhà thờ Bác theo phong tục địa phương. Nhiều người bày tỏ nguyện vọng xây dựng đền thờ để tưởng nhớ Bác. Ðến đầu năm 1970, Thị uỷ Trà Vinh họp và quyết định xây dựng đền thờ.

Hải Vân Quan - “Thiên hạ đệ nhất hùng quan”

Hải Vân Quan (cổng quan trên đèo Hải Vân), công trình được vua Minh Mạng xuống chỉ cho xây dựng vào tháng 2 năm Bính Tuất (1826). Phía trước cổng quan viết 3 chữ "Hải Vân Quan", phía sau viết 6 chữ "Thiên hạ đệ nhất hùng quan", hai bên tả hữu xếp đá làm tường, trước sau liền nhau. Muốn vượt qua ải Hải Vân đều phải qua hai lần cửa xây bằng gạch theo lối vòm cuốn, giống cửa ở kinh thành Huế, nhưng không có vọng lâu, bên trên cửa là sân thượng dùng để quan sát bốn phía, có xây bậc thang lên xuống.

Bảo tàng Hồ Chí Minh - Nơi lưu giữ hiện vật lịch sử đặc biệt

Toạ lạc gần Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bảo tàng Hồ Chí Minh (TP Hà Nội) là nơi lưu giữ nhiều hiện vật, tài liệu, hình ảnh và thông tin liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cũng như các phong trào yêu nước khác.