ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 3-2-25 19:54:26
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Sàng lọc phát hiện sớm viêm gan

Báo Cà Mau (CMO) Theo thông tin từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hiện nay trên thế giới đã ghi nhận ít nhất 169 trường hợp viêm gan cấp tính ở trẻ em từ 1 tháng tuổi đến 16 tuổi tại 12 quốc gia. Trong đó, đã ghi nhận trường hợp tử vong và trường hợp cần phải ghép gan. Đặc biệt, những trường hợp mắc bệnh đều chưa rõ nguyên nhân. Để chủ động kiểm soát dịch bệnh trên địa bàn tỉnh, Sở Y tế Cà Mau chỉ đạo các cơ sở y tế tăng cường giám sát, sớm phát hiện trường hợp nghi ngờ để kịp thời điều trị và triển khai các biện pháp phòng, chống.

Tiêm ngừa viêm gan cho trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Đa khoa Cái Nước.

Tại Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau, tất cả trẻ đến khám bệnh đều được sàng lọc, những trẻ có dấu hiệu nghi ngờ sẽ được lấy mẫu máu làm xét nghiệm. Bên cạnh đó, đội ngũ bác sĩ đã được cập nhật kiến thức chuyên môn trong chẩn đoán, điều trị và chăm sóc bệnh nhân viêm gan vi-rút theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Bác sĩ Trần Thiên Lý, Trưởng phòng Quản lý chất lượng, Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau, cho biết: “Hiện tại bệnh viện bố trí 1 phòng khám sàng lọc riêng cho những trẻ nghi ngờ mắc bệnh viêm gan. Các bác sĩ khám, sàng lọc rất kỹ để không bỏ sót trường hợp mắc bệnh. Trong quá trình khám sàng lọc, các bác sĩ tư vấn, tuyên truyền cho người thân về dấu hiệu nhận biết của bệnh để đến cơ sở y tế điều trị kịp thời. Qua sàng lọc, đến nay chưa ghi nhận trường hợp nghi ngờ nào”. 

Hiện nay, trung bình mỗi ngày Bệnh viện Sản - Nhi có gần 400 lượt trẻ đến khám bệnh, công tác sàng lọc được thực hiện chặt chẽ. Còn tại Bệnh viện Đa khoa Cái Nước đã xây dựng kế hoạch triển khai công tác khám, sàng lọc bệnh viêm gan tại Khoa Khám bệnh và Khoa Nhi.

Bác sĩ Trần Thị Giang, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Cái Nước, thông tin: “Đối với những trẻ nhập viện tại khoa, mặc dù không sốt nhưng có các triệu chứng tiêu chảy, nôn ói thì chúng tôi vẫn làm xét nghiệm kiểm tra men gan. Để tránh bỏ sót những ca nghi ngờ, Khoa Nhi rất thận trọng tầm soát theo hướng dẫn của Bộ Y tế”.

Bác sĩ Phan Văn Chậu, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Cái Nước, cho biết: “Hàng ngày chúng tôi kiểm tra, nhắc nhở phòng khám nhi chú ý đến công tác sàng lọc bệnh viêm gan ở trẻ như: trẻ có biểu hiện đau bụng, tiêu chảy, nôn ói phải cho xét nghiệm tầm soát ngay. Bệnh viện triển khai tốt công tác tiêm ngừa viêm gan cho trẻ sơ sinh. Thời gian tới, chúng tôi tập huấn, cập nhật lại phác đồ điều trị viêm gan cho đội ngũ y, bác sĩ để thực hiện tốt công tác khám, sàng lọc phát hiện sớm trường hợp mắc bệnh”.

Sở Y tế chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn ngay khi phát hiện trường hợp nghi viêm gan cấp tính không rõ nguyên nhân cần báo cáo ngay để thực hiện lấy mẫu gửi tuyến trên làm xét nghiệm xác định căn nguyên, tăng cường tiêm ngừa viêm gan đối với trẻ sơ sinh. Ngoài ra, trung tâm y tế các huyện, thành phố cần tăng cường giám sát, phát hiện kịp thời trường hợp nghi ngờ tại cộng đồng, qua đó đánh giá nguy cơ, đề xuất biện pháp phòng, chống. Các trạm y tế xã, phường, thị trấn đẩy mạnh bao phủ vắc-xin tiêm phòng viêm gan B cho trẻ trong độ tuổi tiêm chủng mở rộng.

Ngành y tế tiếp tục tuyên truyền trong cộng đồng về tình hình bệnh viêm gan cấp tính không rõ nguyên nhân và các biện pháp phòng, chống. Khuyến cáo người dân bảo đảm vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và dung dịch sát khuẩn. Tuyên truyền lợi ích của việc tiêm vắc-xin phòng bệnh viêm gan cho trẻ. Mọi người dân khi phát hiện trẻ có biểu hiện của bệnh viêm gan không rõ nguyên nhân cần đến cơ sở y tế để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời./.

 

Minh Khang

 

Nâng tầm y tế cơ sở

Thời gian qua, hệ thống y tế ở địa phương chủ động đầu tư, tiếp nhận chuyển giao nhiều kỹ thuật quan trọng trong hoạt động chuyên môn, nâng cao hiệu quả điều trị bệnh. Việc đầu tư kỹ thuật mới không chỉ nâng tầm, tạo thương hiệu, uy tín cho đơn vị y tế mà còn giúp người dân tiết kiệm thời gian, chi phí trong khám và điều trị bệnh.

Tận tâm với nghề y

24 năm gắn bó với nghề, Bác sĩ CKI Nguyễn Hữu Ðặng, Trưởng trạm Y tế xã Khánh Thuận, huyện U Minh, làm việc bằng tâm huyết và tinh thần trách nhiệm cao. Trong quá trình công tác, Bác sĩ Ðặng luôn hết mình vì người bệnh, tận tâm với sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ Nhân dân, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Trị liệu nghệ thuật

Trị liệu nghệ thuật là phương pháp sử dụng nghệ thuật như công cụ hữu ích để bệnh nhân cải thiện về tinh thần, cảm xúc, được ứng dụng trong can thiệp phục hồi chức năng (PHCN). Bằng hình thức thực hiện các hoạt động như: vẽ tranh, tô màu, nặn đất sét, âm nhạc và nhảy múa, hay kể chuyện bằng hình ảnh..., trị liệu nghệ thuật được xem như cách chữa lành tâm lý, giúp bệnh nhân cải thiện khả năng điều khiển bàn tay và ngón tay, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả điều trị.

Tìm hiểu “hội chứng màn hình xanh”

Ngày nay, công nghệ đã và đang trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại, nhưng mặt trái của nó cũng dần lộ diện với những vấn đề tâm lý ngày càng phổ biến trong giới trẻ. Một trong số đó là “hội chứng màn hình xanh”, đây không phải là một khái niệm chính thức trong y khoa, nhưng nó đang được dùng để mô tả những hệ luỵ về sức khoẻ tâm lý và thể chất khi thời gian sử dụng các thiết bị điện tử vượt quá giới hạn.

Ra quân kiểm tra an toàn thực phẩm dịp tết

Để đảm bảo an toàn thực phẩm trước, trong và sau Tết Nguyên đán, sáng nay (9/1), Đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm ra quân kiểm tra một số cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn TP Cà Mau.

Họp đoàn kiểm tra liên ngành an toàn vệ sinh thực phẩm

Để bảo đảm an toàn thực phẩm, hạn chế tối đa các vụ ngộ độc thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và mùa lễ hội xuân 2025, sáng nay (8/1), Đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm tổ chức họp triển khai công tác kiểm tra đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trước, trong và sau Tết Nguyên đán.

Can thiệp sớm trẻ chậm nói

"Hiện nay, tình trạng trẻ chậm nói khá phổ biến, do bẩm sinh, hoặc môi trường xung quanh. Các dấu hiệu thường khó nhận diện, do phụ huynh chưa nắm rõ các giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ. Các bé được đưa đến đây khám chủ yếu bị rối loạn ngôn ngữ, khó giao tiếp bằng ngôn ngữ, hạn chế khả năng tiếp thu...", Bác sĩ Ninh Thị Minh Hải, Phòng Âm ngữ trị liệu, Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau, thông tin.

Ðồng hành can thiệp sớm trẻ có vấn đề phát triển

Ở nước ngoài, các gia đình có trẻ gặp vấn đề về phát triển rất quan tâm và nhiệt tình tham gia các nhóm hỗ trợ để thay đổi năng lượng của bản thân, muốn được cung cấp năng lượng tích cực cũng như những kiến thức hữu ích nhằm giúp trẻ nhỏ điều trị bệnh, hoà nhập với cộng đồng tốt hơn. Tuy nhiên, với văn hoá Á Ðông như ở Việt Nam nói chung và các tỉnh xa xôi như Cà Mau nói riêng, vấn đề này khá nhạy cảm, khiến các bậc phụ huynh khó thể mở lòng chia sẻ. Nếu cha mẹ không vững vàng thì việc điều trị bệnh cho trẻ cũng gặp nhiều khó khăn. Vì thế, Tổ chức phi lợi nhuận "Sống cùng tự kỷ" đã kết hợp với Tổ chức phi lợi nhuận "Y học cộng đồng" tổ chức nhóm tương trợ phụ huynh, dành cho gia đình của trẻ có vấn đề về phát triển.

Hướng tới phát triển các khoa chuyên sâu ở bệnh viện tuyến tỉnh

Tại hội nghị tổng kết công tác y tế năm 2024 và phương hướng nhiệm vụ năm 2025, vào chiều 3/1/2025, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân khẳng định, tỉnh sẽ tạo mọi điều kiện để phát triển các khoa chuyên sâu ở bệnh viện tuyến tỉnh.

Đảm bảo cung cầu, ổn định thị trường dịp cuối năm

Theo đánh giá chung của ngành chuyên môn, mặc dù bối cảnh tình hình chính trị thế giới có nhiều bất ổn, tuy nhiên, trong năm 2024 kinh tế nước ta tiếp tục phục hồi và có bước tăng trưởng khả quan. Theo đó, tại tỉnh Cà Mau, tình hình cung, cầu các mặt hàng thiết yếu trong dịp cuối năm 2024 cũng được đảm bảo, nguồn hàng hoá dồi dào, đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân, không xảy ra tình trạng sốt giá.