ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 2-7-25 10:33:08
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Sạt lở bờ kè kênh xáng Lương Thế Trân

Báo Cà Mau Bờ kè kênh xáng Lương Thế Trân, đoạn thuộc địa bàn xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau, có chiều dài hơn 3 km, đi qua 4 ấp: Tân Hưng, Bà Ðiều, Lung Dừa và Ông Muộn, xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau. Hiện tại, gần 2 km bờ kè, thuộc ấp Tân Hưng và Ông Muộn, đoạn tiếp giáp với xã Lợi An, huyện Trần Văn Thời, hướng về trung tâm TP Cà Mau, đã xuống cấp. Ðoạn này, phần bị sụt lún, sạt lở, phần bị bong tróc, hư hỏng nặng, tạo thành nhiều ổ gà, gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

Kênh xáng Lương Thế Trân là nơi tàu thuyền, sà lan... các tỉnh thường xuyên đi qua, nên gây sạt lở đất.

Kênh xáng Lương Thế Trân là nơi tàu thuyền, sà lan... các tỉnh thường xuyên đi qua, nên gây sạt lở đất.

Bờ kè này rộng khoảng 6 m, hiện tại sụt lún, sạt lở ăn sâu vào mặt lộ gần 4 m, khiến việc đi lại của bà con rất khó khăn, khi mưa bão, triều cường còn nguy hiểm gấp bội. Ông Nguyễn Văn Lin, ấp Ông Muộn, cho biết: "Tuyến bờ kè này đã xuống cấp trầm trọng. Bà con ở đây mong cấp trên xem xét, sửa chữa để đi lại dễ dàng hơn”.

Một số nơi bờ kè bị sóng đánh hư hỏng nghiêm trọng, lấn sâu vào đường đi.

Một số nơi bờ kè bị sóng đánh hư hỏng nghiêm trọng, lấn sâu vào đường đi.

Ông Lê Văn Lil, Trưởng ấp Tân Hưng, cho biết: “Vào mùa nước lên, nước mấp mé, khi những chiếc sà lan chạy ngang thì rác dạt lên, ảnh hưởng nặng đến môi trường. Nước mặn thậm chí có thể tràn vào đất nông nghiệp, nhất là thời điểm sạ lúa”.

Gia đình ông Phạm Văn Chương, ấp Ông Muộn, rất sợ khi có ghe tàu đi qua. Do sống cặp mé sông nên ông tự gia cố bờ để giảm sạt lở.

Gia đình ông Phạm Văn Chương, ấp Ông Muộn, rất sợ khi có ghe tàu đi qua. Do sống cặp mé sông nên ông tự gia cố bờ để giảm sạt lở.

Bờ kè kênh xáng Lương Thế Trân được đưa vào sử dụng vào năm 2005. Trước thực trạng xuống cấp của tuyến kè, vào trước tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, chính quyền địa phương đã cho đổ đất đen, dùng cừ tràm rào lại phần sạt lở, tuy nhiên đây chỉ là giải pháp tạm thời. Về lâu dài, người dân rất mong tuyến bờ kè được sửa chữa, nâng cấp chắc chắn, kiên cố để việc lưu thông của hơn 200 hộ dân sống dọc trên tuyến dễ dàng, thuận tiện hơn.

Ông Châu Văn Cựa, ấp Ông Muộn, xã Lý Văn Lâm, cho biết: “Bờ kè tạm này chỉ có thể trụ được hơn 1 năm”.

Ông Châu Văn Cựa, ấp Ông Muộn, xã Lý Văn Lâm, cho biết: “Bờ kè tạm này chỉ có thể trụ được hơn 1 năm”.

Bà Cao Hồng Cẩm, Chủ tịch UBND xã Lý Văn Lâm, thông tin: "Năm qua, Sở Xây dựng đã đầu tư cho địa phương xây dựng bờ kè mềm nhưng không đảm bảo được lâu dài. Hiện địa phương đã báo cáo về trên, đang chờ phương án sửa chữa".

 

Nhật Minh thực hiện

 

Mùa chạy lở

Mùa khô là thời gian người dân vùng ngọt hoá phập phồng lo sụt lún; bước qua những tháng đầu mùa mưa, bà con vùng ven biển lại vào mùa chạy lở. Tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển đang tiếp diễn, gây thiệt hại nhà cửa, tài sản, thậm chí đe doạ tính mạng người dân.

Bảo vệ đê điều mùa mưa bão

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn quốc gia, thời tiết ở khu vực biển Ðông từ tháng 7/2025, bão và áp thấp nhiệt đới bắt đầu diễn biến phức tạp, làm cho tổng lượng mưa ở hầu hết các khu vực đạt mức tương đương hoặc cao hơn trung bình nhiều năm.

Kè mềm chống sạt lở đất ven sông

Mỗi năm, trên địa bàn huyện Cái Nước xảy ra từ 5-10 vụ sụt lún, sạt lở đất ven sông, trong đó, xã Trần Thới là một trong những địa phương thường xuyên chịu ảnh hưởng. Từ năm 2024 đến nay, xã Trần Thới vận động Nhân dân xây dựng được 3.000 m kè mềm và tiếp tục nhân rộng trong năm 2025.

Theo dõi sát thời tiết để giảm thiệt hại

Theo thông tin từ Ðài Khí tượng Thuỷ văn tỉnh, trên địa bàn tiếp tục có mưa vừa, mưa to, mưa kéo dài. Ðây là lời cảnh báo nguy cơ xảy ra ngập cục bộ tại vùng trũng thấp, ven sông, vùng ngoài đê bao và các tuyến đường thấp trên địa bàn tỉnh; nguy cơ vùng ven biển Tây có khả năng xuất hiện thời tiết xấu và sóng to, gió mạnh làm mực nước triều dâng cao bất thường. Thế nên, cần phải chủ động đề phòng để tránh thiệt hại.

Chủ động các giải pháp bảo vệ sản xuất

Những ngày qua, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, trên địa bàn tỉnh xảy ra mưa nhiều đã ảnh hưởng đến một số diện tích lúa hè thu và khu vực nuôi thuỷ sản. Hiện nay, nhiều nơi người dân đang chủ động triển khai các giải pháp để bảo vệ sản xuất, tránh thiệt hại.

Giảm thiệt hại nhờ chủ động phòng ngừa

Trước tác động của biến đổi khí hậu, thời tiết ngày càng trở nên cực đoan, mưa dông, lốc xoáy có thể xảy ra bất cứ lúc nào, làm ảnh hưởng không nhỏ đến nhà ở của người dân trên địa bàn, nhất là trong những tháng đầu mùa mưa. Nhưng nhờ làm tốt công tác tuyên truyền về phòng, chống thiên tai (PCTT) theo phương châm “4 tại chỗ” đã giúp người dân nâng cao nhận thức, chủ động chằng, chống, từ đó, số lượng căn nhà bị thiệt hại do mưa dông, lốc xoáy giảm dần qua từng năm.

Nỗi lo mùa sạt lở

Mỗi năm cứ bước vào mùa mưa bão, người dân tại các khu vực ven sông, ven biển lại nơm nớp nỗi lo sạt lở gây thiệt hại về nhà cửa, tài sản, đe doạ đến tính mạng.

Chủ động trong phòng, chống thiên tai

Mưa bão ngày càng phức tạp, khó lường, các hiện tượng thời tiết, nhất là dông, lốc xoáy, triều cường, nước biển dâng... xảy ra ngày càng nhiều hơn, phạm vi ảnh hưởng lớn hơn, nguy hiểm hơn... Thực tế này buộc công tác phòng chống, ứng phó với thiên tai phải luôn trong tâm thế chủ động, quyết liệt, kịp thời và phù hợp thực tế.

Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh trong công tác phòng, chống thiên tai

Đó là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh đối với các sở, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, UBND các huyện, TP Cà Mau tại văn bản chỉ đạo số 4474/UBND-NNXD ngày 30/5/2025.  

Chủ động trước mùa mưa bão

Với phương châm hiệu quả, sát với tình hình thực tế trong từng tình huống, các ngành và chính quyền các cấp trong tỉnh chủ động triển khai biện pháp ứng phó thiên tai trong mùa mưa bão năm nay.