ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 22-9-24 06:41:54
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Sâu lắng tuổi già

Báo Cà Mau Hằng ngày, khoảng năm giờ sáng, tôi có thói quen tản bộ trên các tuyến đường nội thị rồi đi ít vòng quanh công viên, ngồi nghỉ một lúc rồi về. Buổi sớm, người và xe lưu thông không nhiều, người tập thể dục thì đâu cũng gặp. Lúc ở công viên, tôi để ý đôi vợ chồng có lẽ tuổi trên dưới bảy mươi, thường đi tựa vào nhau. Ông chồng trông vẻ cứng cáp hơn, bà vợ đi đứng chậm chạp, khó khăn.

Hằng ngày, khoảng năm giờ sáng, tôi có thói quen tản bộ trên các tuyến đường nội thị rồi đi ít vòng quanh công viên, ngồi nghỉ một lúc rồi về. Buổi sớm, người và xe lưu thông không nhiều, người tập thể dục thì đâu cũng gặp. Lúc ở công viên, tôi để ý đôi vợ chồng có lẽ tuổi trên dưới bảy mươi, thường đi tựa vào nhau. Ông chồng trông vẻ cứng cáp hơn, bà vợ đi đứng chậm chạp, khó khăn. Ông vòng tay bên hông bà để nâng bước, họ khe khẽ trò chuyện rất đằm thắm. Chạm mặt, tuy chưa quen nhưng họ và tôi vẫn chào nhau với nụ cười đầu ngày. Có lần hiếm hoi thấy ông đi một mình, tôi mời cùng ngồi vào băng đá nghỉ chân. Hỏi vì sao hôm nay chỉ có một mình, ông trầm ngâm nói:

- Bà ấy không khoẻ từ tối nên nằm nhà, vừa xoa dầu, bóp chân xong… Tôi định không đi, nhưng bà bảo tập thể dục đừng bỏ buổi nào, nói quá nên tôi phải nghe!

Mười lăm phút chuyện trò cho tôi biết phần nào về hai ông bà ấy. Những năm ông còn làm việc ở xa, bà quán xuyến mọi chuyện trong nhà, tảo tần mua bán lo cho hai con còn nhỏ ăn học. Ðồng lương của ông không nhiều, chỉ giúp được gia đình chút ít, không đủ đâu vào đâu. Bà thức khuya, dậy sớm, tiện tặn bản thân, tất cả vì chồng con suốt thời gian dài. Chừng ông nghỉ hưu được khoảng 3 năm thì bà ngã bệnh, 1 chân gần như bị liệt. Ðưa điều trị bằng hết khả năng có thuyên giảm, bác sĩ khuyên nên tập thể dục, đi lại mỗi sáng sẽ dần phục hồi. Từ đó, ông là đôi chân, là chỗ dựa cho bà đi vòng quanh khu phố. 2 tháng nay, sức khoẻ bà có cải thiện nên bảo chồng giúp mình đi xa hơn một chút, ông chiều ý cho bà vui. Nói chuyện với tôi mà mắt ông hay nhìn hướng đường về nhà như sốt ruột, tôi không tiện ngồi thêm. Tạm biệt tôi, ông thở dài:

- Hai đứa con có gia đình xa, không gần gũi cha mẹ thường xuyên được. Tôi biết lòng các con, nhưng hoàn cảnh… Giờ thì hai ông bà già chăm sóc nhau, thương yêu nhau cũng mãn nguyện rồi. Nói gỡ, tôi mong được… chết sau bà ấy để lo lắng, vuông tròn tình nghĩa. Mình là đàn ông, gắng chịu đựng buồn đau được, chớ tôi mà đi trước thì tội nghiệp bà vợ tôi phải…

Bỏ dở câu nói, ông quay bước thật nhanh rồi lầm lũi đi trên vỉa hè. Nhìn bóng ông đổ dài trên đường, tự dưng tôi nhớ hai câu thơ của Nhà thơ Hồ Dzếnh viết cho vợ: “Xót mình đã lắm thương đau/Tôi xin làm kẻ đi sau đỡ mình”. Nghĩa tình vợ chồng tuổi xế chiều thế này đã là hạnh phúc lắm!

Tôi lại nhớ chuyện hai vợ chồng ở gần khu phố tôi. Ông chồng ngoài sáu mươi, bà vợ nhỏ hơn ít tuổi. Trước đây ông làm công nhân xây dựng ở thành phố, cứ nửa tháng về thăm nhà đôi ngày. Cách đây 5 năm, ông trượt giàn giáo ngã và bị chấn thương nặng nằm viện gần 4 tháng. Về nhà, lúc đầu ông còn tự sinh hoạt vặt vãnh được, sau thì nằm liệt giường luôn. Mọi chuyện ăn uống, vệ sinh thân thể… do bà vợ chăm lo. Nghe kể, bà chẳng bao giờ dám rời nhà lâu, cho dù đã có con trông chừng ông. Ði đâu một lúc là bà thấp thỏm muốn về ngay. Bà giãi bày lý do:

- Tôi biết có con nó lo, nhưng không thấy mặt tôi thì ổng buồn, tuy chẳng bao giờ bộc lộ… Mà tụi nó làm sao hiểu tính ổng bằng tôi?

Cũng người họ hàng trong nhà kể lại. Lần bà đi đám giỗ cha ở quê, về tới nhà đã quá chiều. Thấy ông nằm nghiêng mặt vào trong, bà hỏi con chuyện cơm nước ra sao. Ðứa con ấp úng không ra lời, bà đoán nó đã làm cha phật ý rồi giận. Bưng chén cháo thịt nóng ngồi bên giường, bà nhỏ nhẹ an ủi ông cho nguôi rồi nài nỉ đút từng muỗng, lòng những mong ông ăn ngon, ăn no. Những lúc vui miệng, bà giải thích cùng hàng xóm:

- Hồi còn khoẻ mạnh, chồng tôi hết sức lo gia đình, không dám tiêu xài nhiều cho chuyện tư riêng, biểu để còn lo vợ con. Mấy chục năm trời được lo lắng, thương yêu đến vậy, thử hỏi mình làm sao lơ là với người đầu ấp tay gối chẳng may bệnh tật. Thôi thì gần gũi ngày nào mừng ngày đó, giờ biết làm sao!

Người chồng nằm bất động hơn 3 năm, biết bao cực khổ, dơ bẩn… có người vợ nghĩa tình sâu nặng đỡ đần, ai cũng cho rằng hai người được phước, sống có trước có sau trọn vẹn. Mới đây ông mất, bà con chòm xóm thăm viếng, đưa tiễn rất đông. Tôi tin phút lâm chung, lòng ông ấy chắc vô cùng thanh thản khi được kề cận, vĩnh biệt vợ con với ánh nhìn chân tình, sâu đậm…

Kim Sơn

Giải quyết nhanh thủ tục cho người dân

Nỗ lực cải cách hành chính (CCHC), hướng đến sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp, chính quyền xã Khánh Lộc, huyện Trần Văn Thời tạo được niềm tin trong Nhân dân về sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước.

Rạch Gốc quyết tâm xây dựng nền hành chính văn minh

Thực hiện công tác cải cách hành chính (CCHC) gắn với chuyển đổi số, thị trấn Rạch Gốc đang dồn lực, quyết tâm cao để xây dựng nền hành chính “văn minh”, “hiện đại”, phục vụ tốt nhất cho người dân.

Hoà Mỹ - Hướng dẫn nhiệt tình, giải quyết nhanh gọn

Thời gian qua, UBND xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước nỗ lực thực hiện cải cách hành chính (CCHC), tạo chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp trên địa bàn.

Giải quyết toàn trình khi đăng ký, cấp biển số xe lần đầu

Thời gian qua, ngành thuế tích cực đẩy mạnh giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho người nộp thuế (NNT). Trong đó, giải quyết thủ tục khai, nộp lệ phí trước bạ đối với ô tô, xe máy đem lại hiệu ứng tích cực.

“Thị sát” bộ phận một cửa

Ðóng vai một người dân đến thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) tại bộ phận một cửa ở một số xã trên địa bàn tỉnh, thành viên Ðoàn Kiểm tra cải cách hành chính (CCHC) tỉnh đã ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực trong thái độ tiếp công dân của công chức. Cũng từ những chuyến “thị sát” thực tế này đã ghi nhận nhiều hạn chế nhất định.

Cải cách mạnh mẽ nền hành chính ở cơ sở

Là nơi trực tiếp làm việc với công dân, chính quyền cơ sở (xã, phường, thị trấn) trên địa bàn tỉnh không ngừng đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động. Việc xây dựng chính quyền gần dân, vì dân được thể hiện rõ nét trong thực hiện cải cách thủ tục hành chính (TTHC), xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực, trình độ, gần dân và sát dân.

Ðem lợi ích đến người dân

Thời gian qua, để nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp, huyện Ðầm Dơi không chỉ rà soát, cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) mà còn triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hoá phương thức chỉ đạo, điều hành và tiếp nhận, giải quyết TTHC, tăng tỷ lệ hồ sơ trực tuyến.

Nỗ lực dỡ rào cản “Chi phí không chính thức”

Ðược đánh giá là chỉ số nhạy cảm nhất trong 10 chỉ số thành phần cấu thành Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số “Chi phí không chính thức” của tỉnh Cà Mau trong năm qua mặc dù ghi nhận có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng vấn đề cải thiện đối với chỉ số này vẫn còn chậm so với mục tiêu đề ra.

Rõ người, rõ việc, rõ thời gian

“Việc cải cách hành chính (CCHC) cần rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm... để dễ kiểm tra, dễ đánh giá, dễ thúc đẩy, khơi thông nguồn lực đất nước”, đây là yêu cầu được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhắc lại nhiều lần trong các cuộc họp liên quan đến công tác CCHC với các địa phương.

Gỡ “điểm nghẽn” trong đào tạo lao động

Ðứng vị trí 52/63 tỉnh, thành cả nước, Chỉ số thành phần Ðào tạo lao động trong Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Cà Mau được đánh giá còn nhiều hạn chế, tiêu cực. Trong đó, nhiều điểm nghẽn cần tháo gỡ về công tác đào tạo lao động, tuyển dụng lao động, chất lượng lao động qua đào tạo, hướng đến cải thiện môi trường kinh doanh, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp (DN).