ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 4-2-25 12:05:46
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Sẻ chia những câu chuyện đẹp

Báo Cà Mau (CMO) Thời gian qua, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, sinh viên Phân hiệu Trường Ðại học Bình Dương tại Cà Mau (Phân hiệu) đã được nhà trường chủ động chuyển đổi hình thức học từ trực tiếp sang trực tuyến. Ðiều đó, vô tình tạo ra quỹ thời gian, giúp sinh viên nhà trường lưu dấu nhiều khoảnh khắc đẹp qua việc “Sẻ chia câu chuyện mùa giãn cách”.

Hạnh phúc với những ngày “sống chậm”

Ban đầu được biết đến chỉ là cuộc thi đơn giản “Sẻ chia câu chuyện mùa giãn cách” do Ðoàn Phân hiệu tổ chức theo hình thức Online. Chỉ sau vài ngày triển khai, cuộc thi đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình từ các bạn đoàn viên, sinh viên nhà trường với đa dạng câu chuyện mùa giãn cách được sinh viên gửi về và hơn 1.000 bình luận.

Từ đó, “Sẻ chia câu chuyện mùa giãn cách” không còn mang ý nghĩa đơn thuần là cuộc thi mà đã trở thành nơi gửi gắm tâm tư của các bạn, lưu lại những khoảnh khắc ý nghĩa mà có lẽ mãi sau này cũng khó quên đối với mỗi người", anh Ðoái Phước Hiếu, Phó bí thư Ðoàn trường, nhận xét.

Bạn Nguyễn Huỳnh Xuân Vinh, sinh viên năm 3, ngành Công nghệ thông tin, bày tỏ: Giãn cách đã giúp bạn có nhiều thời gian hơn bên gia đình, dạy học cho em, nấu những bữa cơm dù chưa hoàn hảo nhưng đậm vị tình thân cho cả nhà… mà theo bạn “tuy không lớn lao nhưng có thể chia sẻ với những người mình yêu thương nhất thì hạnh phúc vô cùng”.

Cùng tham gia cuộc thi từ những ngày đầu tiên, bạn Võ Tuyết Nhi, sinh viên năm 3, ngành Luật kinh tế, bộc bạch: “Em rất mong có một nơi để sinh viên chúng em cùng chia sẻ và lưu giữ những câu chuyện đẹp mùa dịch làm kỷ niệm và Ðoàn trường đã tổ chức cuộc thi "Sẻ chia câu chuyện mùa giãn cách" đúng thời điểm để em cũng như các bạn tâm sự cùng nhau. Mùa dịch này với riêng em thật đặc biệt. Ðặc biệt vì có nhiều thì giờ bên người thân và đặc biệt vì giúp bản thân em hoàn thiện khả năng bếp núc hơn khi giúp cha mẹ làm được những công việc thường ngày mà lâu nay em đã bỏ ngỏ”.

Bên cạnh việc dành thời gian cho gia đình, nhiều sinh viên tranh thủ thời gian giãn cách để tự nâng cao kiến thức cho bản thân từ nhiều việc, trong đó có đọc sách. Một trong số đó có bạn Lê Huỳnh Như, sinh viên năm cuối của ngành Ngôn ngữ Anh. Như cho biết, thường ngày em chỉ dành ít thời gian cho việc đọc sách vì quỹ thời gian hạn hẹp. Tuy nhiên, những ngày giãn cách xã hội, em đã tận dụng quỹ thời gian ấy để tìm hiểu, chiêm nghiệm nhiều quyển sách hay từ thư viện điện tử của nhà trường. Việc này không chỉ giúp em trau dồi thêm kiến thức cho bản thân mà còn giúp em cảm nhận được nhiều giá trị bổ ích từ cuộc sống quanh mình.

Trưởng thành từ những câu chuyện đẹp

Không lựa chọn về quê, nhiều sinh viên Phân hiệu trở thành tình nguyện viên tham gia công tác phòng, chống dịch để góp sức trẻ viết nên những câu chuyện đẹp trong những ngày giãn cách.

“Khoác lên mình màu áo xanh tình nguyện, em thấy mình trưởng thành và sống có trách nhiệm hơn với xã hội, như triết lý giáo dục mà Trường Ðại học Bình Dương định hướng cho sinh viên. Ðứng trước đại dịch, chúng em lựa chọn tham gia các hoạt động thiện nguyện như nấu bếp phục vụ những suất cơm cho bà con khó khăn, tham gia phát tặng nhu yếu phẩm cho bà con tại các khu phong toả, cách ly..., rồi trực chốt cùng các chiến sĩ tuyến đầu. Mỗi ngày trôi qua, em học thêm được nhiều bài học về sự trưởng thành”, bạn Hoàng Vinh, sinh viên năm thứ 2, ngành Quản trị kinh doanh, bộc bạch trên Fanpage Ðoàn Phân hiệu.

Hoàng Vinh và Mạnh Ðạt cùng tham gia hoạt động thiện nguyện mùa giãn cách.

Cũng như Hoàng Vinh, bạn Trần Phi An, sinh viên năm 3, ngành Quản trị kinh doanh, cũng tham gia hỗ trợ công tác phòng, chống dịch. Phi An chia sẻ, công việc của bạn là giúp mọi người khai báo y tế và tuyên truyền các biện pháp bảo vệ sức khoẻ mùa dịch đến bà con. Tuy áp lực không quá nhiều nhưng khá nguy hiểm vì tình hình dịch phức tạp, nhưng chính trong những lúc như thế mới thấy câu “Ðâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên” ý nghĩa nhường nào.

Ðã từng là một sinh viên nhút nhát, không thích gặp gỡ mọi người nhưng cũng từ những hoạt động này mà Phi An trưởng thành hơn rất nhiều; không chỉ hoạt bát hơn mà còn năng động với những hoạt động xã hội.

Bạn Hồ Hà Tiên, sinh viên Luật Kinh tế, bộc bạch: “Bước vào năm cuối, số lượng bài vở rất nhiều nên quỹ thời gian của bản thân em cũng hạn hẹp. Kẹt lại thành phố vì việc riêng nên đã hơn 3 tháng bạn chưa được về nhà. Vì thế, sau mỗi giờ học trực tuyến, Hà Tiên đăng ký cùng mọi người thực hiện nhiều hoạt động khác nhau: Bếp ăn 0 đồng, trực chốt hỗ trợ người về từ vùng dịch, tặng nhu yếu phẩm cho bà con khu phong toả, cách ly… Những hôm người dân trở về từ vùng dịch quá đông khiến lực lượng hỗ trợ cũng kiệt sức, nhưng những lúc ấy chúng em động viên nhau cùng cố gắng vì mục tiêu chung đẩy lùi Covid-19. Trải qua hành trình thật dài em thấy những việc làm ấy thật ý nghĩa mà có lẽ mãi đến sau này em cũng chẳng thể quên”.

“Tạm gác những khó khăn của bản thân, em lựa chọn cùng tiếp lửa với mọi người phòng, chống dịch. Từ những công việc đi lấy mẫu test cộng đồng đến nấu bếp phục vụ bà con, rồi từ trực chốt kiểm dịch đến rong ruổi trên những chuyến xe hỗ trợ rau củ quả…, em thấy mình sống có ý nghĩa biết bao khi được góp sức cùng quê hương sớm trở lại trạng thái bình thường mới”, bạn Mạnh Ðạt, sinh viên năm 3, ngành Kế toán, chia sẻ.

Mỗi câu chuyện từ cuộc thi "Sẻ chia câu chuyện mùa giãn cách" là mỗi kỷ niệm đẹp và tô điểm thêm thanh xuân của mỗi sinh viên một màu đặc biệt. Dù mỗi bạn tự chọn cho mình một cách tô vẽ thanh xuân khác nhau nhưng tựu trung lại vẫn là nhiệt huyết tuổi trẻ, trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội và thiên nhiên; biết góp sức từ những điều giản đơn để tạo nên sức mạnh lớn lao cho cộng đồng./.

 

Minh Sang

 

Tự tin bước vào năm mới

Năm 2024, huyện Cái Nước thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đạt được kết quả quan trọng trên nhiều lĩnh vực, cả năm đạt và vượt 13/14 chỉ tiêu chủ yếu theo nghị quyết đề ra.

Ðầu xuân nói chuyện ấm no

Trong hành trình rút ngắn khoảng cách giữa hộ giàu với hộ nghèo, người dân huyện U Minh từ chỗ chỉ biết gắn bó với cây tràm thâm canh, 1 vụ lúa/năm, nay đã áp dụng nhiều mô hình đa cây, đa con, chuyển đổi từ vụ lúa sang vụ tôm - lúa trên cùng diện tích. Ðặc biệt là không còn độc tôn cây tràm, thay vào đó là phát triển mạnh cây keo lai, mang lại nguồn thu nhập cao, ổn định. Ðây là câu chuyện mở hướng thoát nghèo của đảng bộ, chính quyền và Nhân dân trên địa bàn huyện trong hơn 1 thập kỷ qua.

Vùng quê trù phú

Tuyến lộ “xương sống” nối từ Quốc lộ 1 đến đô thị biển Cái Ðôi Vàm mở rộng thông thoáng, là động lực cho huyện ven biển Phú Tân tăng tốc phát triển. Theo đó, trên 1.100 km lộ nông thôn được kết nối về đến những vùng quê trù phú, yên bình. Năm 2024, huyện Phú Tân tiếp tục ghi nhận sự vươn lên ngoạn mục trong phát triển hạ tầng, kinh tế, xã hội và đời sống người dân.

Bừng sáng đô thị Năm Căn

Qua rà soát, đến cuối tháng 10/2024, thị trấn Năm Căn (huyện Năm Căn) đã đạt 9/9 tiêu chí đô thị văn minh (ÐTVM), với 52/52 nội dung theo Quyết định số 04/2022/QÐ-TTg ngày 18/2/2022 của Thủ tướng Chính phủ. Ðịa phương đã hoàn thiện việc lấy ý kiến sự hài lòng của người dân công nhận thị trấn Năm Căn đạt chuẩn ÐTVM, với 99,91% tổng số hộ dân đồng thuận. Ðây là kết quả đáng tự hào sau thời gian dài nỗ lực phấn đấu của Ðảng bộ, chính quyền và Nhân dân địa phương, là cơ sở để UBND huyện Năm Căn công nhận thị trấn Năm Căn đạt chuẩn ÐTVM trong năm 2024.

Xã Lý Văn Lâm trước thềm nông thôn kiểu mẫu

Mùa xuân đang đến gần, người người, nhà nhà hân hoan đón chào năm mới với nhiều hy vọng mới. Ở xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau, không khí mùa xuân càng thêm rộn ràng khi diện mạo quê hương đổi mới, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày một nâng lên.

Sức bật đô thị cực Nam

TP Cà Mau, trung tâm tỉnh lỵ đang chuyển mình mạnh mẽ. Từ những nghị quyết, định hướng mang tính chiến lược, đúng đắn của Ðảng bộ thành phố, diện mạo đô thị cực Nam ngày càng tươi mới với nhiều niềm tin, khát vọng.

Ðất lạ hoá quê hương

Có nhiều lý do đưa họ đến với Cà Mau - mảnh đất cực Nam của Tổ quốc. Song, điều khiến họ gắn bó là do đất lành mang đến cuộc sống ấm no và tình người ấm áp. Trên quê hương thứ hai, họ góp sức khai phá, dựng xây, biến vùng đất hoang sơ thuở nào trở thành vùng đất trù phú, đa dạng về cách phát triển kinh tế.

Tiềm năng tín chỉ carbon

“Hiện nay, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cũng như các hướng dẫn về tín chỉ carbon vẫn chưa đầy đủ, các địa phương cũng chỉ dừng lại ở việc tập huấn, nâng cao nghiệp vụ, trao đổi kinh nghiệm, mời gọi các tổ chức để khảo sát, nghiên cứu và thực hiện các bước chuẩn bị. Mặc dù vậy, các ngành, các cấp trên địa bàn tỉnh đang rất quan tâm vấn đề này, qua đó tiếp tục tăng cường công tác trồng, bảo vệ và phát triển rừng, nâng cao chất lượng rừng, để đến khi hoàn thiện thể chế, có thể sẵn sàng tham gia thị trường tín chỉ carbon”, ông Phan Hoàng Vũ thông tin.

Gắn kết, nhân sức mạnh cộng đồng người xa quê

Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, cuộc gặp gỡ nhân buổi họp mặt đồng hương Cà Mau - Bạc Liêu tại TP Cần Thơ diễn ra ý nghĩa và đầy xúc động. Đây không chỉ là dịp để mọi người ôn lại kỷ niệm, mà còn là cơ hội để gắn kết cộng đồng, đặc biệt là những người con xa quê lâu nay. Chắc chắn rằng, mỗi cuộc hội ngộ như vầy đều mang theo những ký ức, niềm vui và cả những nỗi nhớ không thể nào quên…

Những 'điểm sáng' an sinh năm 2024

Lao động, việc làm năm 2024 có nhiều điểm sáng, đạt và vượt các chỉ tiêu Quốc hội, Chính phủ giao. Các chính sách an sinh xã hội được thực hiện đầy đủ, kịp thời, đem lại những hiệu quả lớn.