Cà Mau có diện tích nuôi tôm lớn. Vì vậy, nhu cầu sên vét và cải tạo vuông nuôi theo đó cũng nhiều. Thực hiện Quyết định số 17/2021/QÐ-UBND, ngày 6/7/2021 của UBND tỉnh Cà Mau, ban hành quy định về sên, vét đất, bùn cải tạo ao, đầm nuôi thuỷ sản trên địa bàn tỉnh, hằng năm, nông dân chấp hành tốt quy định về thời gian, khu chứa, quy trình xử lý đất bùn, chất thải, nước thải...
- Mùa thuốc cá, cải tạo vuông tôm
- Cải tạo vuông tôm đi kèm bảo vệ môi trường
- Thích nghi để phát triển sản xuất
Ðể giúp nông dân cải tạo vuông tôm, phục vụ nhu cầu sản xuất vụ mùa mới, các ngành chức năng phối hợp với chính quyền địa phương, huyện, xã có kế hoạch chi tiết, cụ thể và hướng dẫn cải tạo vuông nuôi đúng quy định, đảm bảo môi trường. Ðây cũng là thời điểm những người làm nghề sên vuông có việc làm, tăng thu nhập.
Do đặc thù nuôi tôm sinh thái ở các địa phương vùng mặn như: Ðầm Dơi, Năm Căn, Ngọc Hiển... phụ thuộc vào chu kỳ nước rong và nước kém, việc lấy nước vào vuông tôm mang theo lượng phù sa rất lớn, kênh, mương mau bồi lắng. Vì thế, việc cải tạo vuông nuôi là hết sức cần thiết.
Theo định kỳ, người nuôi tôm vùng mặn mỗi năm nạo vét, đắp kênh, mương một lần. Vì vậy, nhiều hộ dân dùng xáng cuốc vừa để gia cố bờ, tránh sạt lở, vừa xới đất dưới đáy kênh sâu thêm.
Để cải tạo đất bùn trong vuông nuôi, nông dân đã chế tạo ra chiếc mũi khoan để khoan hút bùn rất độc đáo.
Cha con ông Võ Văn Út, xã Tam Giang Tây, huyện Ngọc Hiển, chuyên làm nghề sên, vét đất, bùn để cải tạo vuông bằng máy khoan, máy bơm hút bùn; mỗi mùa sên vuông ông kiếm vài chục triệu đồng.
Nông dân Lê Văn Tùng, ấp Ba Nhất, xã Tam Giang Tây, cho biết, gia đình tuân thủ tốt việc cải tạo vuông theo quy định, làm khu chứa đảm bảo đủ chứa; không để đất, bùn tràn ra sông, rạch gây ô nhiễm môi trường.
Huỳnh Lâm thực hiện