ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 21-4-25 12:52:43
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Sớm nâng kim ngạch thương mại song phương Việt Nam – Thổ Nhĩ Kỳ lên 4 tỷ USD

Báo Cà Mau Ngày 29/11, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Thổ Nhĩ Kỳ, sau lễ đón chính thức được tổ chức trọng thể tại Phủ Tổng thống, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội đàm với Phó tổng thống Cevdet Yilmaz.

Ngày 29/11, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Thổ Nhĩ Kỳ, sau lễ đón chính thức được tổ chức trọng thể tại Phủ Tổng thống, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội đàm với Phó tổng thống Cevdet Yilmaz.

Phó tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Cevdet Yilmaz đón Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tại cuộc hội đàm, Phó tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Cevdet Yilmaz hoan nghênh chuyến thăm chính thức đầu tiên của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đến Thổ Nhĩ Kỳ, đánh giá đây là sự kiện quan trọng, có ý nghĩa lịch sử trong việc thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ, đặc biệt trong dịp hai nước kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1978-2023).

Phó tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Cevdet Yilmaz và Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại lễ đón chính thức - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Phó tổng thống khẳng định Thổ Nhĩ Kỳ coi Việt Nam là một trong những đối tác ưu tiên hàng đầu trong ASEAN, đặc biệt là trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, quốc phòng - an ninh, du lịch…

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính bày tỏ vui mừng trước những thành tựu kinh tế - xã hội đất nước Thổ Nhĩ Kỳ anh em đã đạt được thời gian gần đây, đặc biệt trong việc trở thành thành viên G20 và có vai trò, ảnh hưởng ngày càng lớn tại khu vực. Thủ tướng Chính phủ bày tỏ tin tưởng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới, qua đó mở ra các cơ hội hợp tác mới giữa hai nước.

Phó tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Cevdet Yilmaz giới thiệu với Thủ tướng Phạm Minh Chính các thành viên đoàn Thổ Nhĩ Kỳ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tại cuộc hội đàm, hai bên đã thông báo cho nhau về tình hình chính trị, kinh tế - xã hội ở mỗi nước và trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm. Hai nhà lãnh đạo khẳng định mong muốn và quyết tâm thúc đẩy hơn nữa quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Thổ Nhĩ Kỳ vì lợi ích chung của nhân dân hai nước, vì hoà bình, ổn định và phát triển ở hai khu vực và trên thế giới, hướng tới sớm nâng cấp quan hệ trong thời gian tới.

Hai nhà lãnh đạo thống nhất cần tiếp tục củng cố và thúc đẩy hơn nữa quan hệ chính trị - ngoại giao tốt đẹp, củng cố hợp tác giữa hai đảng cầm quyền, tích cực phối hợp và ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn và tổ chức quốc tế, tăng cường hơn nữa hoạt động trao đổi đoàn các cấp, đặc biệt là các đoàn cấp cao.

Thủ tướng Phạm Minh Chính giới thiệu với Phó tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Cevdet Yilmaz các thành viên Đoàn đại biểu Việt Nam - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã mời Phó Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ sớm thăm chính thức Việt Nam trong năm 2024, khẳng định chuyến thăm sẽ góp phần đưa quan hệ hợp tác giữa hai nước lên tầm cao mới. Phó Tổng thống Cevdet Yilmaz đã vui vẻ nhận lời và mong muốn sớm thực hiện chuyến thăm.

Nhân dịp này, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thông báo Hội Chữ thập đỏ Việt Nam sẽ tiếp tục chuyển số tiền 14,6 tỷ đồng quyên góp từ các cá nhân, tổ chức trong nước để hỗ trợ nhân dân Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất hồi tháng 2/2023.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phó tổng thống Cevdet Yilmaz tiến hành hội đàm - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thay mặt Nhà nước và nhân dân Thổ Nhĩ Kỳ, Phó tổng thống Cevdet Yilmaz bày tỏ cảm ơn, trân trọng và khẳng định sẽ luôn ghi nhớ sự hỗ trợ về nhân lực và vật chất mà Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã dành cho Thổ Nhĩ Kỳ trong việc khắc phục hậu quả thiên tai; nhấn mạnh Thổ Nhĩ Kỳ luôn sẵn sàng ủng hộ Việt Nam khi gặp khó khăn. Đồng thời, Thổ Nhĩ Kỳ cũng cảm ơn Việt Nam đã chấp thuận việc mở Tổng Lãnh sự quán Thổ Nhĩ Kỳ tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Về hợp tác kinh tế, Phó tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết hợp tác giữa hai nước đang tiếp tục phát triển tích cực và theo hướng cân bằng hơn. Với lợi thế là hai nền kinh tế bổ trợ cho nhau, lãnh đạo hai nước nhất trí cần tăng cường hơn nữa các hoạt động hợp tác kinh tế thực chất, hiệu quả nhằm sớm nâng kim ngạch thương mại song phương lên mức 4 tỷ USD, thông qua việc mở cửa thị trường cho nông sản và các mặt hàng thế mạnh của nhau, thúc đẩy trao đổi đàm phán Hiệp định FTA tại Kỳ họp Uỷ ban Hỗn hợp lần thứ 8, tăng cường tần suất các chuyến bay chở hàng… Trong lĩnh vực Halal, Thổ Nhĩ Kỳ cam kết sẽ hỗ trợ Việt Nam phát triển ngành Halal, qua đó đóng góp vào nâng cao kim ngạch thương mại song phương.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao việc Thổ Nhĩ Kỳ hiện là nhà đầu tư trực tiếp lớn nhất từ khu vực Trung Đông vào Việt Nam - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Về đầu tư, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao việc Thổ Nhĩ Kỳ hiện là nhà đầu tư trực tiếp lớn nhất từ khu vực Trung Đông vào Việt Nam, với tổng số vốn đầu tư đăng ký đạt gần 1 tỷ USD, khẳng định sẽ tạo mọi điều kiện cho các tập đoàn, doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực ưu tiên như sản xuất công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao, tiêu dùng, kinh tế xanh, đổi mới sáng tạo.

Phó tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đánh giá cao thành công của Liên danh Vietur do công ty Thổ Nhĩ Kỳ dẫn đầu tại dự án xây dựng sân bay quốc tế Long Thành và bày tỏ mong muốn hai bên nỗ lực hơn nữa nâng cao hiệu quả hợp tác đầu tư trong thời gian tới.

Về hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng - an ninh, hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng, thúc đẩy trao đổi thông tin, đấu tranh phòng, chống tội phạm, đẩy mạnh hợp tác về huấn luyện, đào tạo kỹ thuật, công nghệ, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn và cứu trợ nhân đạo…

Phó tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết hợp tác giữa hai nước đang tiếp tục phát triển tích cực và theo hướng cân bằng hơn - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Về hợp tác du lịch, hai nhà lãnh đạo thống nhất cần đẩy mạnh trao đổi thông tin, tham gia các sự kiện du lịch quốc tế lớn ở mỗi nước, xem xét đơn giản hoá thủ tục thị thực để tạo thuận lợi hơn nữa cho khách du lịch hai nước.

Bên cạnh đó, hai bên nhất trí sẵn sàng chia sẻ kiến thức, tăng cường trao đổi và thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực tiềm năng khác như nông nghiệp, năng lượng tái tạo, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số. Trong lĩnh vực lao động, Thủ tướng Chính phủ đề nghị phía Thổ Nhĩ Kỳ xem xét sử dụng nhiều lao động Việt Nam hơn tại các dự án có doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ làm chủ thầu.

Về cơ chế hợp tác, hai nhà lãnh đạo nhất trí cần phối hợp nghiên cứu và triển khai các cơ chế hợp tác đột phá, sớm tiến hành Kỳ họp lần thứ 8 Uỷ ban liên Chính phủ Việt Nam - Thổ Nhĩ Kỳ trong quý 1 năm 2024 để rà soát và tháo gỡ vướng mắc tại các dự án hợp tác cụ thể, đẩy nhanh đàm phán và ký kết các văn kiện hợp tác quan trọng trong các lĩnh vực quốc phòng – an ninh, lao động, nông nghiệp…

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho cộng đồng người Việt sinh sống tại Thổ Nhĩ Kỳ hội nhập vào xã hội sở tại, đóng góp vào sự phát triển của đất nước Thổ Nhĩ Kỳ cũng như quan hệ song phương Việt Nam - Thổ Nhĩ Kỳ.

Sau hội đàm, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phó tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Cevdet Yilmaz đã cùng chứng kiến lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực Nông nghiệp và Lâm nghiệp giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Bộ Nông nghiệp và Lâm nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ, Biên bản ghi nhớ về hợp tác giữa Học viện Ngoại giao Việt Nam và Học viện Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ, Ý định thư hợp tác giữa Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) và Hãng hàng không Quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ (Turkish Airlines)./.

Theo Baochinhphu.vn

Trang sử Cà Mau thời kháng chiến năm 1973

Sau Hiệp định Paris năm 1973, về mặt đấu tranh công khai, Ban Liên hợp quân sự 4 bên khu vực 4 (Quân khu 9), do đồng chí Hoàng Hà làm Trưởng ban, đồng chí Phạm Văn Liêm làm Phó ban, Tổ liên hợp Cà Mau do đồng chí Tống Kỳ Hiệp và đồng chí Trịnh Thành Kế phụ trách đã đấu tranh chống lại sự vi phạm Hiệp định của địch trong khu vực. Ta buộc địch công nhận vùng tự do của ta ở Cà Mau và đã thực hiện việc trao trả tù binh ở Kinh Ba, xã Quách Phẩm, huyện Ngọc Hiển (Tư Kháng), Ðầm Dơi ngày nay.

Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII

Chiều 12/4, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII đã bế mạc. Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu bế mạc Hội nghị. Báo Cà Mau trân trọng giới thiệu phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Thông cáo báo chí về ngày làm việc thứ hai Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 11 khóa XIII

Sáng 11/4, Trung ương làm việc tại hội trường. Đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Bộ Chính trị điều hành phiên họp.

Mong muốn đồng bào Khmer tiếp tục đoàn kết, tích cực thi đua yêu nước

Chiều 11/4, lãnh đạo tỉnh tiếp tục tổ chức các đoàn đến thăm, chúc Tết Chôl Chnăm Thmây tại các điểm chùa và đơn vị có viên chức, người lao động là người dân tộc Khmer đang công tác.

Khai mạc Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Sáng 10/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị. Chủ tịch nước Lương Cường điều hành Phiên khai mạc.

Phát huy trách nhiệm học tập suốt đời

Trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, mọi thứ thay đổi nhanh chóng, để kịp thời cập nhật và thích ứng với sự chuyển đổi nhanh của xã hội, đòi hỏi mọi cá nhân luôn trong trạng thái sẵn sàng học tập nâng cao năng lực, kỹ năng, hướng đến thực hiện tốt nhất sứ mệnh của mình. Ðối với cán bộ, đảng viên, để phục vụ Nhân dân ngày càng tốt hơn trong kỷ nguyên vươn mình của đất nước, học tập suốt đời trở thành nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên.

Từ bưng biền ra chợ

…Tình hình chiến sự khắp nơi vọng về, càng làm cho nắng tháng Tư nóng thêm. Ngày 10/3/1975, ta đánh chiếm Buôn Mê Thuột; ngày 29/3/1975, Ðà Nẵng được giải phóng; 31/3 tới Bình Ðịnh, cơ quan Dân y với mật danh là Mười Dân đang đứng chân ở Vườn Tre, cách ngã ba Cái Ðuốc - kinh Ông Ðơn không xa, ai nấy đều náo nức, cảm thấy mình ở quá xa mặt trận.

VƯƠN MÌNH TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ

Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "Vươn mình trong hội nhập quốc tế". Báo Cà Mau trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.

Cuộc thi chính luận sẽ thành công rực rỡ hơn nữa

Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên. Năm nay, cuộc thi nhận được sự quan tâm chỉ đạo đặc biệt của Thường trực Tỉnh uỷ, khi tổ chức Hội nghị phát động cuộc thi bằng hình thức trực tiếp và trực tuyến đến 101 điểm cầu trong toàn tỉnh. Ông Nguyễn Ðức Hiển, Phó bí thư Thường trực Tỉnh uỷ làm Trưởng ban Chỉ đạo cuộc thi.

“Giềng mối” cho công tác dân tộc, tôn giáo

Thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn bộ máy tổ chức, Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Cà Mau được thành lập trên cơ sở tổ chức lại Ban Dân tộc tỉnh và tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy tham mưu quản lý Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo từ Sở Nội vụ; chính thức đi vào hoạt động từ đầu tháng 3/2025. Lần đầu tiên, một “giềng mối” cấp sở đã chính thức, chính danh đảm nhận nhiệm vụ quản lý Nhà nước ở 2 lĩnh vực quan trọng là dân tộc và tôn giáo ở cấp địa phương.