ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 20-4-25 23:50:25
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Sớm triển khai văn bản pháp quy đến cơ sở

Báo Cà Mau (CMO) Những năm qua, tuân thủ pháp luật và quy tắc nghề nghiệp, cũng như quyền và nghĩa vụ của người thực hiện trợ giúp pháp lý (TGPL), Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh Cà Mau đã hỗ trợ người được TGPL đòi lại quyền lợi chính đáng của mình bằng việc hướng dẫn, đưa ra ý kiến, giúp soạn thảo văn bản liên quan đến tranh chấp, khiếu nại, vướng mắc pháp luật; tư vấn pháp luật hướng dẫn giúp các bên hoà giải, thương lượng, thống nhất hướng giải quyết vụ việc.

Trợ giúp viên pháp lý tham gia phiên toà để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người được TGPL.

Bà Nguyễn Thị Thanh, ngụ Ấp 5, xã Khánh Bình Ðông, huyện Trần Văn Thời, bộc bạch: “Khoảng năm 2000, tôi bắt đầu tổ chức các dây hụi cho người dân địa phương tham gia. Sau hơn 20 năm làm chủ hụi, tôi đã bị không ít hụi viên cố tình giựt tiền (hốt hụi xong không đóng lại), tôi phải bán tài sản để trả nợ và rất nhiều lần đệ đơn đến chính quyền địa phương nhờ can thiệp nhưng vụ việc cứ thế kéo dài. Trong khi tôi phải ở tạm nhà người thân, còn hụi viên giật nợ thì nhà cao cửa rộng. Mãi đến năm 2021, tôi được luật sư Phan Khánh Dương là luật sư ký hợp đồng thực hiện TGPL, giới thiệu đến Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh. Tôi không phải chi bất cứ khoản thù lao nào nhưng từng vụ việc theo yêu cầu của tôi đã được tháo gỡ”.

Ông Ngô Ðức Bính, Phó giám đốc Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh Cà Mau, cho biết, TGPL được thực hiện đối với tất cả các vụ việc có liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được TGPL trong hầu hết các lĩnh vực pháp luật. Song, người yêu cầu được TGPL không phải trả bất cứ một khoản lệ phí hay thù lao dưới bất kỳ hình thức nào. Bởi, kinh phí hoạt động TGPL do ngân sách Nhà nước cấp. Tính trong năm 2021, trợ giúp viên pháp lý và luật sư thực hiện TGPL đã tham gia tố tụng hơn 280 vụ việc và đại diện ngoài tố tụng 5 vụ việc.

“Trường hợp của bà Thanh, sau khi thụ lý, nghiên cứu hồ sơ, trung tâm đã phân công trợ giúp viên pháp lý tham gia tố tụng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người được TGPL theo quy định của Luật TGPL và pháp luật về tố tụng. Theo đó, tại phiên toà xét xử dân sự sơ thẩm về tranh chấp hợp đồng góp hụi giữa bà Thanh và vợ chồng ông Ðinh Văn Minh, ngụ Ấp 6, xã Khánh Bình Ðông, Hội đồng xét xử sơ thẩm Toà án Nhân dân huyện Trần Văn Thời đã buộc vợ chồng ông Minh phải trả cho bà Thanh số tiền 65 triệu đồng”, ông Bính thông tin.

Hiện tại, ở các huyện, TP Cà Mau đã được phân công 2 viên chức hỗ trợ tư pháp, trong đó có 1 trợ giúp viên pháp lý để thực hiện chức năng công tác TGPL theo địa bàn, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng được TGPL giảm chi phí đi lại, dễ tiếp cận, cũng như kịp thời trong việc cung cấp các dịch vụ pháp lý, hướng dẫn các thủ tục có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người được TGPL.

Trước đây, hàng năm, mỗi xã ít nhất phải tổ chức 1 cuộc TGLP tại địa phương để người dân được tiếp nhận thông tin pháp luật về TGPL. Tuy nhiên, từ sau năm 2017 trở lại đây, thực hiện quy định mới thì chỉ có xã nghèo, bãi ngang, đông đồng bào dân tộc thiểu số mới bắt buộc phải tổ chức TGPL hàng năm, các xã còn lại chỉ tổ chức khi có yêu cầu.

Sự phối hợp thiếu thường xuyên nên không chỉ chính quyền địa phương mà người dân nông thôn cũng hạn chế việc tiếp cận quy định pháp luật về TGPL. Cụ thể, Thông tư số 03/2021 của Bộ Tư pháp về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08/2017 và Thông tư số 12/2018 của Bộ Tư pháp hướng dẫn một số hoạt động nghiệp vụ TGPL và quản lý chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý, đã có hiệu lực thi hành từ ngày 15/7/2021 nhưng đến nay nhiều địa phương chưa được triển khai thông tư này.

Theo ông Cao Văn Ðạt, Phó chủ tịch UBND xã Khánh Bình Ðông, trên địa bàn xã có tỷ lệ người dân tộc, người nghèo khá cao, nhưng trình độ nhận biết pháp luật còn nhiều hạn chế. Vì vậy, việc phối hợp TGPL giữa Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh với địa phương trong tuyên truyền pháp luật và TGPL đã từng bước nâng cao hiểu biết và nhận thức pháp luật của người dân địa phương. Thời gian tới, các cơ quan chuyên môn của huyện, tỉnh cần sâu sát hơn địa bàn cơ sở, triển khai các văn bản quy phạm pháp luật về TGPL mang tính kịp thời…

"Ghi nhận những ý kiến phản hồi của địa phương, Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh sẽ phối hợp cùng các ngành chức năng sớm triển khai các văn bản pháp quy về công tác TGPL đến cơ sở. Ðưa pháp luật vào cuộc sống góp phần cùng với địa phương bảo vệ an ninh chính trị, ổn định trật tự xã hội”, ông Ngô Ðức Bính cho biết./.

 

Mỹ Pha - Khánh Phương

 

Duy trì kiểm tra tốc độ các tuyến trọng điểm

Ngay sau khi thực hiện chủ trương tinh gọn bộ máy của ngành công an (bỏ công an cấp huyện), công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông (ATGT) đứng trước yêu cầu mới. Theo đó, chủ công trong công tác này, lực lượng làm nhiệm vụ Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh, đã có những điều chỉnh phù hợp, nhằm không làm gián đoạn và ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý Nhà nước về lĩnh vực giao thông đường bộ.

UBND tỉnh lập tổ kiểm tra dịch vụ câu cá tại Vườn Quốc gia U Minh Hạ

Trước thông tin báo chí phản ánh về vấn đề thu, quản lý sử dụng kinh phí liên quan đến hoạt động dịch vụ câu cá giai đoạn 2023-2024 tại Vườn Quốc gia U Minh Hạ, Chủ tịch UBND tỉnh có Quyết định số 676/QĐ-UBND ngày 10/4/2025 thành lập Tổ kiểm tra về vấn đề báo chí nêu. Theo đó, buổi công bố Quyết định kiểm tra được diễn ra vào chiều 11/4, tham dự có Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử, cùng các thành viên của Tổ kiểm tra.

Giả gái lừa đảo, nhận 18 năm tù

Ngày 9/4, Tòa án Nhân dân tỉnh Cà Mau mở phiên xét xử sơ thẩm vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản đối với bị cáo Lâm Hoàng Ngân, sinh năm 1984, xã Sơn Tập, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Bằng thủ đoạn lập tài khoản Zalo giả gái, hứa hẹn cho quan hệ tình dục và nhiều chiêu trò gian dối khác để thao túng tâm lý, bị cáo Ngân đã lừa đảo chiếm đoạt tài sản gần 5,7 của bị hại là ông H, ngụ Phường 7, TP Cà Mau. Như trước đây, Báo Cà Mau online đã đưa tin, ngày 27/2, vụ án này đã phải tạm hoãn một phiên xét xử để điều tra bổ sung.

Minh bạch trong giám sát thi cử, sát hạch lái xe

Mô hình trên nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý đào tạo và sát hạch cấp giấy phép lái xe, giúp các đơn vị kiểm soát, định danh chính xác người dự thi, tránh tình trạng gian lận khi sát hạch lái xe và rút ngắn thời gian cũng như tiết kiệm nguồn nhân lực trong các kỳ thi.

Những chính sách nhân văn hỗ trợ người dân sau dịch Covid-19

Đại dịch Covid-19 ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và mọi mặt đời sống của người dân trên cả nước nói chung và người dân trên địa bàn tỉnh Cà Mau nói riêng, kinh tế bị tác động, người lao động và người sử dụng lao động gặp nhiều khó khăn.

Bồi thường hơn 11 triệu đồng do phun xăm không đạt yêu cầu

Ngày 2/4/2025, Toà án Nhân dân tỉnh Cà Mau xét xử phúc thẩm vụ án dân sự tranh chấp hợp đồng dịch vụ và yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do việc phun, xăm môi, chân mày không đạt yêu cầu của khách hàng.

Thảo luận Chương trình truyền thông về an toàn giao thông tại Cà Mau

Sáng 1/4, Ban An toàn giao thông (ATGT) tỉnh Cà Mau có buổi làm việc với đại diện Báo Pháp luật Việt Nam về việc phối hợp tổ chức Chương trình  truyền thông về ATGT tại tỉnh Cà Mau.

Tai nạn giao thông làm 2 người tử vong

Chiều nay (31/3), Trung tá Nguyễn Thanh Thủ, Trưởng công an xã Hoà Mỹ (huyện Cái Nước) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, làm 2 người chết tại chỗ (trong đó có người nghi đang mang thai).

Thay đổi tích cực trong văn hoá giao thông

Nghị định 168/2024/NÐ-CP ngày 26/12/2024 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông (ATGT) trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe (gọi tắt là Nghị định 168) đi vào cuộc sống, đã tạo nhiều chuyển biến tích cực trong nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông.

Ðừng để từ chủ nợ thành bị cáo

Cho vay tiền là một giao dịch dân sự phổ biến, theo thoả thuận giữa bên cho vay và bên vay. Tuy nhiên, trong thực tế, không phải một giao dịch dân sự vay, mượn tiền nào cũng có kết quả tốt đẹp. Ðã có nhiều trường hợp bên cho vay (chủ nợ) vì không thu hồi được nợ nên có những hành động không được pháp luật bảo vệ, từ đó kết quả nhận được là phải vướng vào vòng lao lý.