ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 20-7-25 09:53:34
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Sống chậm, nhẫn hơn cùng nhiếp ảnh

Báo Cà Mau Tay máy nữ Bảo Huy tên thật là Lê Thị Thu Thuỷ, sinh năm 1973, quê tỉnh Quảng Nam, hiện sinh hoạt tại Câu lạc bộ (CLB) Nhiếp ảnh nghệ thuật Sông Hàn (Ðà Nẵng).

Tác giả Bảo Huy (Lê Thị Thu Thuỷ).

Tác giả Bảo Huy (Lê Thị Thu Thuỷ).

Ðến với nhiếp ảnh từ năm 2020, dù sức khoẻ hạn chế, việc gia đình bận bịu, không sáng tác được nhiều, nhưng tình yêu dành cho nhiếp ảnh trong chị luôn cháy bỏng. Tự cho mình là nông dân cầm máy, chị trải lòng về cơ duyên đến với nhiếp ảnh, đó là dịp gặp gỡ Nhiếp ảnh gia Trần Thảo, được biết nhiều tác phẩm chụp những mảnh đời bất hạnh, xem triển lãm ảnh nghệ thuật, cảm nhận nội dung ảnh... chị đã thấy thích, nhưng chưa có điều kiện tham gia. Sau đó, khi được tặng máy ảnh, chị đã thả niềm đam mê vào đó và dường như quên hết buồn lo. Cũng nhờ Nhiếp ảnh gia Trần Thảo giới thiệu, chị gia nhập CLB Nhiếp ảnh nghệ thuật Sông Hàn.

Từ tay ngang đến với nhiếp ảnh, trở ngại trăm bề, khi được hỏi chị khắc phục khó khăn như thế nào, chị cho biết, sau khi xong việc nhà, chị dành tất cả thời gian còn lại để mày mò học hỏi, từ cách chụp đến cách sử dụng máy tính, làm hậu kỳ. 

May mắn nhờ gia đình tạo điều kiện, chị được cùng các thành viên của CLB đến nhiều nơi, triển lãm ảnh... Thích chụp phong cảnh và đời thường, chị tranh thủ sáng tác: Hội An mùa lũ, cầu ngói Thanh Toàn ở Hải Hậu, ban đêm đi chụp dải ngân hà, gần đây là hội lân sư rồng toàn quốc tại Ðà Nẵng...

Trong đó, tác phẩm mùa lũ ở Hội An mang đến nhiều cảm xúc. Chị chia sẻ: “Khi chụp Hội An ngày lũ, tim tôi như thắt lại, thương người dân gắn bó cả đời với mảnh đất này, gồng mình sống trong điều kiện khắc nghiệt mà không than vãn. Tôi chợt hiểu, vẻ đẹp thực sự không chỉ đến từ sự tráng lệ, mà còn đến từ sự bình dị, từ nghị lực sống mãnh liệt trong gian khó. Những bức ảnh còn là tiếng lòng trắc ẩn, lời kể từ chính trái tim về người dân Hội An mạnh mẽ, giàu tình cảm. Tôi không chỉ chụp ảnh, tôi chụp cả nghị lực và lòng nhân hậu của con người nơi đây”.

Nhiếp ảnh mang đến cho chị sự khuây khoả, nhiều kỷ niệm vui buồn. Dịch Covid-19, có lần chị cùng CLB ra Quảng Ninh, nhận tin báo Ðà Nẵng sắp bị phong toả, đoàn phải lên xe chạy xuyên đêm, kịp trở về trước 7 giờ để được vào thành phố. Hằng năm, CLB thường tổ chức đi sáng tác, kết hợp tặng quà, chị lại được cùng anh chị em hội viên đem chút hơi ấm yêu thương sẻ chia với đồng bào khó khăn vùng cao.

Về dự định sắp tới, chị cho biết “còn phụ thuộc nhiều vào sức khoẻ”, nhưng cái được nhất là trải qua nhiều thăng trầm, nhờ nhiếp ảnh, chị sống chậm lại, nhẫn nhiều hơn, nhìn mọi thứ thấu đáo hơn, cảm thấy yêu tất cả những gì xung quanh... và luôn biết ơn người thầy đầu tiên - Nhiếp ảnh gia Trần Thảo, các nghệ sĩ nhiếp ảnh tại Ðà Nẵng, anh chị em CLB đã giúp đỡ, tạo điều kiện tốt nhất cho chị tham gia sân chơi thú vị này.

Cầu tình yêu bên bờ Sông Hàn - Ðà Nẵng.

Khi lũ về phố cổ Hội An.

Quay tơ tại làng nghề ở Nam Ðịnh.

Cầu ngói Chùa Lương hơn 500 năm tuổi ở Nam Ðịnh.

Vũ hoa thung - Lễ hội lân sư rồng mở rộng năm 2025 tại Ðà Nẵng.

Tâm Hảo giới thiệu

Lan toả đam mê

Chị Ðặng Thị Thanh Mai không nhớ rõ mình bén duyên với nhiếp ảnh từ khi nào. Chỉ nhớ cách đây hơn 10 năm, lúc chưa nghỉ hưu, nhưng vì mê dịch chuyển đó đây, nên tranh thủ ngày cuối tuần, ngày phép... cứ có dịp là chị lại thu xếp thực hiện nhiều chuyến đi.

Gìn giữ con chữ, vun bồi bản sắc

Cộng đồng người Hoa tại Cà Mau, luôn quan tâm giữ gìn, lưu truyền chữ viết của dân tộc và duy trì thường xuyên các lớp giảng dạy, với sự hỗ trợ của các ban, ngành, đoàn thể tỉnh. Những lớp học ấy không chỉ là nơi truyền dạy ngôn ngữ, mà còn là cầu nối thế hệ, vun bồi bản sắc, văn hóa của một cộng đồng giàu truyền thống.

Khi sắc màu dẫn lối

Tay máy nữ Nguyễn Bích Thu hiện sinh sống và làm việc tại TP Hồ Chí Minh. Ðam mê nhiếp ảnh từ năm 2020, tuy không sinh hoạt chính quy ở tổ chức nào, nhưng tình yêu dành cho nhiếp ảnh trong chị luôn được nuôi dưỡng, vun đắp, duy trì qua rất nhiều những chuyến đi kết hợp giữa sáng tác nhiếp ảnh và du lịch trải nghiệm. Ngoài chủ đề yêu thích nhất là ảnh phong cảnh, chị cũng thích chụp ảnh chân dung, đời thường và nhiều chủ đề khác theo phong trào của anh em nhiếp ảnh tại TP Hồ Chí Minh.

Bác Ba Phi kể chuyện miệt rừng giờ đã thành miệt ước mơ

“Mấy chú ơi, đừng tưởng tui già rồi không biết thời cuộc nhen. Ừ thì tóc rụng, răng rụng, chớ tai mắt còn thính lắm. Tui nghe người ta nói Cà Mau giờ không còn là cái chấm cuối bản đồ nữa đâu nghen. Mà là chấm khởi đầu cho giấc mơ mới đó. Tui nghe mấy ổng gọi là... Cà Mau mới! Mới là phải rồi, vì mình đâu có như hồi xưa nữa!”.

Cà Mau: Đoàn kết phát triển - vững bước tương lai

Chương trình nghệ thuật và bắn pháo hoa chào mừng sự kiện hợp nhất tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau với chủ đề: “Cà Mau: Đoàn kết phát triển - Vững bước tương lai” được truyền hình trực tiếp trên sóng Báo và Đài Phát thanh, truyền hình Cà Mau (CTV), Báo và Đài Phát thanh – Truyền hình Bạc Liêu (BTV) và trên các nền tảng công nghệ số.

Tổng duyệt chương trình nghệ thuật chào mừng sự kiện hợp nhất hai tỉnh Cà Mau - Bạc Liêu

Tối 29/6, tại Quảng trường đường Trần Hưng Đạo (Phường 5, TP Cà Mau), Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau tổ chức tổng duyệt chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng sự kiện hợp nhất tỉnh Cà Mau và tỉnh Bạc Liêu.

Khi Bác Ba Phi gặp Công tử Bạc Liêu

Trong một buổi trò chuyện ở xứ Cà Mau, khi bàn về hình ảnh biểu tượng cho sự hợp nhất giữa 2 tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau, một bác nông dân cười hóm hỉnh: “Thì để bác Ba Phi gặp Công tử Bạc Liêu thử coi!”.

Ðậm tình với đất quê

Sinh ra và lớn lên ở Xứ Thanh, tác giả Hiệp Sơn (Phan Trung Sơn), Phó ban Nhiếp ảnh (thuộc Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Thanh Hoá), gắn bó máu thịt với quê hương, cả trong đời sống và sáng tác.

Bạc Liêu đến thấy yêu, xa thấy nhớ

Chẳng có cảnh sắc hùng vĩ do thiên nhiên ban tặng như nhiều nơi, vùng đất Bạc Liêu với những “đặc sản” là tính cách mến khách, nghĩa tình, những nét văn hóa không pha lẫn đã nhẹ nhàng gieo vào lòng du khách những tình cảm đặc biệt.

Trang sách mở…

​Thật lòng bây giờ nghe nói đến nhập nhập, tách tách, xuống xuống, lên lên là tôi rất… “oải chè đậu”. Hơn 30 năm theo Đài Phát thanh - Truyền hình (PT-TH) tỉnh, tôi đã quá thấm cảnh “lên bờ, xuống ruộng”.