ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 12-6-24 10:07:24
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Sống chung với sạt lở

Báo Cà Mau (CMO) Tân Ðức là địa bàn nóng của tình trạng sạt lở ven sông tại huyện Ðầm Dơi. Chỉ tính riêng từ đầu năm 2023 đến nay, khu vực dân cư ở ngã tư Hiệp Bình, ấp Thuận Hoà, xã Tân Ðức, đã liên tiếp xảy ra 2 vụ sạt lở nghiêm trọng, làm hư hỏng khoảng 75 m lộ bê tông, sụp hoàn toàn 8 căn nhà, ước tính thiệt hại gần 1 tỷ đồng.

Ông Trương Thanh Sang, Trưởng ấp Thuận Hoà, cho biết: “Tình trạng sạt lở ở khu vực dân cư Hiệp Bình diễn biến hết sức phức tạp, đe doạ an toàn tính mạng, làm thiệt hại lớn tài sản của người dân và hạ tầng nông thôn. Những năm gần đây, khu vực này liên tục xảy ra sạt lở, các vụ sạt lở xảy ra với tần suất ngày một nhiều và mức độ ngày càng nghiêm trọng”.

Ở ngay cạnh đoạn sạt lở mới nhất, diễn ra vào đêm 12/8/2023, làm sụp đoạn lộ 35 m, 3 căn nhà dân và công trình phụ, anh Trương Bá Lộc dự tính: “Tôi và gia đình đang kiếm phòng trọ gấp để ở. Mấy anh coi, nhà bây giờ đã chênh vênh, nguy hiểm lắm rồi”.

Bà con xóm Hiệp Bình, ấp Thuận Hoà góp tiền làm cầu tạm sau vụ sạt lở diễn ra đêm 12/8.

Ông Nguyễn Chí Tâm gắn bó mấy chục năm ở khu vực ngã tư Hiệp Bình, kể: “Ðâu có bao lâu mà bờ sông lở vô chừng 5-6 m rồi. Nhà rớt xuống sông không biết bao nhiêu mà kể. Người dân trụ lại vì hoàn cảnh, chớ ai đi được là đi hết rồi. Còn về lâu dài, chưa biết tính sao. Việc này phải nhờ các cấp, các ngành hỗ trợ, giúp đỡ bà con. Sạt lở như vầy thì dân xóm này không thể ở lại được nữa”.

Bà Ngô Thanh Bình, người dân xóm Hiệp Bình, cho biết: “Khu vực này từng là nơi buôn bán xôm tụ, là trục đường huyết mạch đến trung tâm xã Tân Ðức. Còn bây giờ, nhiều nhà có điều kiện đã di dời hết vì an toàn tính mạng, bảo vệ tài sản. Những người còn trụ lại thì luôn nơm nớp lo lắng, không biết nhà mình rớt xuống sông lúc nào”.

Ðổ hàng trăm triệu đồng để làm kè bê tông bảo vệ tài sản gia đình, bà Lê Phượng Yến vẫn phập phồng âu lo: “Cơ ngơi, tài sản mình vầy, đổ biết bao nhiêu tiền để làm bờ kè, rồi đi thì biết đi đâu, sinh sống bằng nghề gì. Ở thì ở, nhưng đêm không dám ngủ vì không biết chuyện gì sẽ xảy ra”.

Bà con xóm Hiệp Bình cùng nhau quyên góp tiền để xây cầu bằng cây gỗ địa phương để đi lại sau sự cố sạt lở đêm 12/8. Ông Ngô Tấn Ðạt, Phó chủ tịch UBND xã Tân Ðức, chia sẻ: “Xóm dân cư này làm cầu tạm mấy đoạn rồi, chỗ nào sạt lở thì làm, nhưng chỉ là giải pháp tình thế. Về lâu dài, bà con ở khu vực này không thể sinh sống trong cảnh nơm nớp lo lắng vì sạt lở đe doạ tính mạng, tài sản. Nhưng vận động thì vận động thôi, địa phương cũng chưa có phương án cụ thể, là di dời bà con đi đâu, rồi tính toán sinh kế cho người dân như thế nào? Người có điều kiện kinh tế khá thì đỡ, còn các hộ khó khăn thì phải bám trụ lại, được chừng nào hay chừng đó”.

 Khu vực ngã tư Hiệp Bình, ấp Thuận Hoà, xã Tân Đức tình trạng sạt lở đang ở mức báo động, diễn biến hết sức phức tạp, nguy hiểm.

Ðịa bàn Tân Ðức còn hàng loạt điểm có nguy cơ sạt lở. Ông Ðạt thông tin: “Tuyến Tân Ðức A, kênh 6 Tấn, lộ Tân Ðức, Tân Phước, Tân An còn nhiều điểm có nguy cơ sạt lở cao. Ðịa phương đã khuyến cáo người dân nâng cao cảnh giác, đồng thời chúng tôi cũng tăng cường các biện pháp, huy động nguồn lực trong khả năng để bảo vệ tính mạng, tài sản, hạ tầng nông thôn. Tuy nhiên, vẫn không thể lường trước diễn biến phức tạp của sạt lở. Sạt lở hiện nay không còn là hiện tượng bất thường, hiếm gặp, mà có thể xảy ra bất cứ lúc nào”.

Nói về nguyên nhân sạt lở, ông Ðạt cho rằng: “Không thể đổ lỗi hoàn toàn cho tự nhiên, thời tiết, biến đổi khí hậu. Việc quy hoạch xây dựng các tuyến lộ bê tông quá gần bờ sông, thói quen dân cư bám sông để xây dựng nhà cửa, công trình phụ... làm gia tăng gánh nặng cho khu vực ven sông. Kể cả việc làm kè bê tông tự phát của người dân, nhằm mục đích bảo vệ mình, nhưng lại không theo bài bản, quy chuẩn... cộng hưởng với thay đổi của thời tiết, dòng chảy..., đó đều là tác nhân khiến cho sạt lở xảy ra ngày càng nhiều, mức độ ngày càng nghiêm trọng”.

Với góc độ địa phương, ông Ðạt đề xuất: “Các tuyến lộ mới nên tính toán kỹ, lùi càng xa mé sông càng tốt. Còn tại Tân Ðức, thời gian qua xã tích cực khuyến cáo hình thành, nhân rộng các giải pháp kè mềm tại chỗ, cụ thể là trồng cây mắm ven sông để giữ đất, tạo bãi, vừa tiết kiệm sức người, sức của, vừa thân thiện và bền vững. Việc này cũng phù hợp với điều kiện của người dân, xây dựng được ý thức, sức mạnh toàn dân cùng phòng, chống sạt lở, từ đó hiệu quả được nhân lên”.

Mô hình trồng mắm ven sông chống sạt lở, làm hàng rào cây xanh của ấp Tân Hiệp Lợi B cho thấy hiệu quả và lợi ích nhiều bề.

Ông Lê Ðồng Khởi, ấp Tân Hiệp Lợi B, xã Tân Ðức, trồng mắm làm kè ven sông hơn chục năm nay. Rảnh rỗi, ông Khởi lại chăm chút cắt tỉa hàng mắm thẳng thớm, đẹp mắt. Ông Khởi tâm sự: “Có cây mắm là giữ được đất, tạo bãi, không còn lo chuyện sạt lở. Ðây là kinh nghiệm của người trước truyền lại, hiệu quả lắm. Trồng mắm thì dễ thôi, không tốn tiền, chỉ bỏ chút công sức. Như tôi, có thời gian thì cắt tỉa để làm đẹp thêm diện mạo phần đất của gia đình, làng xóm”.

Ông Trần Bạch Ðằng, Bí thư Chi bộ, Trưởng ấp Tân Hiệp Lợi B, chia sẻ: “Cả ấp có hơn 5 km trồng mắm làm kè bờ sông. Ấp đã hình thành được mô hình trồng mắm làm kè, cắt tỉa làm hàng rào cây xanh ven sông, vừa thiết thực, vừa đẹp mắt, lại phù hợp với điều kiện thực tế của người dân. Nếu tính ra, về công năng hiệu quả và lợi ích kinh tế, tính bền vững thì trồng mắm làm kè lợi trăm bề”./.

 

Phạm Quốc Rin

 

Ðủ “hành trang” khi khai thác trên biển

Những cơn mưa xuất hiện với tần suất càng dày hơn, những đợt gió mỗi lúc một mạnh lên, triều cường ngày càng cao hơn..., là dấu hiệu cảnh báo hiểm nguy luôn rình rập trong cuộc mưu sinh của cư dân ven biển.

Chủ động ứng phó lúc chuyển mùa

Do đặc thù về vị trí địa lý, điều kiện sinh thái tự nhiên và cơ cấu các vùng sản xuất, bên cạnh các mặt tích cực, huyện Trần Văn Thời được đánh giá là địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề bởi thiên tai.

Nỗi lo sạt lở tiếp diễn

Tại huyện Ðầm Dơi, tình trạng sạt lở, sụt lún không chỉ xảy ra ở các xã ven biển (Nguyễn Huân, Tân Thuận và Tân Tiến), mà còn diễn biến khá phức tạp ở các xã nội địa như: Thanh Tùng, Ngọc Chánh, Tân Ðức, Tân Dân và thị trấn Ðầm Dơi.

Dự báo phải kịp thời, chính xác để giảm thiệt hại

Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, những năm gần đây thiên tai diễn ra ngày càng bất thường, khốc liệt và không theo quy luật. Ðể chủ động phòng, chống hiệu quả, việc dự báo từ sớm, từ xa các hình thái của thiên tai có ý nghĩa rất quan trọng để giảm đến mức thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra.

Chung tay sửa chữa lộ sụt lún

Mùa khô năm nay, ảnh hưởng nắng hạn kéo dài và gay gắt, trên địa bàn các xã vùng ngọt hoá của huyện Trần Văn Thời xảy ra nhiều điểm sạt lở, sụt lún đất, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các tuyến lộ nông thôn. Trước tình hình trên, nhiều hộ dân tự nguyện hỗ trợ đất cho việc sửa chữa những đoạn lộ hư hỏng, giúp bà con lưu thông thuận lợi.

Gia tăng nguồn lực phòng, chống thiên tai

Huyện Ngọc Hiển nằm ở phía Nam của tỉnh Cà Mau, có 3 mặt giáp biển; tổng chiều dài bờ biển hơn 98 km, chiếm 39% chiều dài bờ biển toàn tỉnh; có 281 sông rạch lớn nhỏ, trong đó 23 cửa sông thông ra biển. Với địa hình trên, Ngọc Hiển là địa phương chịu tác động, ảnh hưởng của thiên tai rất lớn.

Giải pháp nước ngọt cho Hòn Chuối

Ở đảo Hòn Chuối, do đặc thù địa hình, lượng nước ngọt sử dụng trên đảo phụ thuộc vào nguồn dự trữ nước mưa. Vì thế, thời điểm mùa khô này, đời sống sinh hoạt của các lực lượng làm nhiệm vụ và người dân sinh sống trên đảo càng khó khăn do thiếu nước ngọt. Nhiều giải pháp lâu dài đang được các ngành chức năng tiến hành khảo sát và thực hiện trong thời gian tới.

Chủ động ứng phó mưa dông chuyển mùa

Theo ông Nguyễn Thanh Tùng, Chi cục trưởng Chi cục Thuỷ lợi, Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự (PCTT, TKCN&PTDS) tỉnh, cho biết, trong những ngày qua đã xảy ra dông lốc và gió giật mạnh ở nhiều địa phương trên cả nước, gây thiệt hại về người, tài sản. Trong đó, xảy ra một một số vụ lật, chìm phương tiện giao thông thuỷ, làm thiệt hại đáng tiếc về người.

Thiệt hại do hạn hán vẫn còn tiếp diễn

Ông Phan Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết, theo dự báo, thời gian chuyển từ mùa khô sang mùa mưa trong nửa đầu tháng 5, mùa mưa có khả năng xuất hiện vào nửa cuối tháng 5. Do vậy, thời gian tới, tại nhiều địa phương trong tỉnh vẫn còn thiếu nước ngọt phục vụ đời sống của người dân, khả năng còn tiếp tục xuất hiện thêm các điểm sụt lún đất, sạt lở bờ kênh, đường lộ giao thông trong vùng ngọt hoá huyện Trần Văn Thời và U Minh, làm hư hỏng kết cấu, mặt đường lộ giao thông, gây khó khăn cho giao thương hàng hoá và đi lại của người dân.

Bảo vệ rừng cụm đảo Hòn Khoai

Hạt Kiểm lâm cụm đảo Hòn Khoai làm nhiệm vụ quan lý, bảo vệ rừng trên 2 cụm đảo, Hòn Khoai và Hòn Chuối. Những năm qua, mặc dù điều kiện để đảm bảo cho công tác quản lý, bảo vệ, phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) còn nhiều khó khăn nhưng đơn vị luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Công tác phối hợp giữa các đơn vị đứng chân trên đảo luôn được thực hiện hiệu quả, vì thế rừng được bảo vệ tốt, nhiều năm liền không để xảy ra cháy.