ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 3-2-25 11:10:39
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Sống lành mạnh để phòng ngừa bệnh ung thư

Báo Cà Mau (CMO) Ung thư là chứng bệnh nan y, đến nay dù nền y học hiện đại của thế giới đã rất phát triển nhưng vẫn chưa tìm ra được giải pháp để có thể khống chế và đẩy lùi được căn bệnh nguy hiểm chết người này. Trong gần 1 thập kỷ trở lại đây, tỷ lệ người mắc bệnh ung thư ở Việt Nam có xu hướng tăng cao bất thường. Theo số liệu thống kê từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trung bình mỗi năm có khoảng 125.000 người Việt Nam nhận được kết quả chẩn đoán dương tính với ung thư.

Theo Bác sĩ - Tiến sĩ Tô Minh Nghị, Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau: “Lối sống là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến nguy cơ xuất hiện bệnh ung thư. Do đó, chúng ta cần quan tâm hơn đến việc làm thế nào để phòng ngừa ung thư hiệu quả. Hãy bắt đầu với việc thay đổi những thói quen sinh hoạt theo chiều hướng tích cực”.

Thực tế cho thấy, một số bệnh ung thư có thể phòng ngừa và điều trị khỏi nếu được phát hiện sớm ở giai đoạn tầm soát ban đầu và chúng ta có lối sống lành mạnh hơn như: Không hút thuốc lá; điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý; duy trì cân nặng lý tưởng và thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao để nâng cao sức đề kháng của cơ thể trước bệnh tật; tránh tiếp xúc trực tiếp quá nhiều với ánh nắng mặt trời; tiêm chủng một cách đầy đủ…

Theo thống kê của ngành chuyên môn, thói quen hút thuốc lá có mối liên hệ mật thiết với nhiều loại ung thư, bao gồm ung thư phổi, miệng, cổ họng, thanh quản, tuyến tụy, bàng quang, cổ tử cung và thận.

Bệnh nhân mắc ung thư đang điều trị tại khoa Ung bướu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau, được bác sĩ thăm khám.

Trong chế độ ăn uống hằng ngày, việc tự chọn mua thực phẩm tươi sống và tự chế biến là cách tốt nhất để đảm bảo bữa ăn luôn được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể. Không những thế, chế độ ăn uống cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa ung thư. Theo đó, thay vì thường xuyên sử dụng thực phẩm chế biến sẵn, các loại thịt đỏ (trâu, bò, heo, cừu…), các loại thực phẩm chứa hàm lượng calo cao như đường tinh chế và chất béo từ các nguồn động vật để tránh thừa cân…, thì nên ăn nhiều trái cây cũng như rau củ quả đa dạng. Nếu muốn dùng thức uống có chứa nồng độ cồn như bia, rượu, thì chỉ nên uống trong mức độ cho phép. Vì nồng độ cồn cùng với mức độ thường xuyên mà cơ thể hấp thụ là tỷ lệ thuận với nguy cơ gây ung thư.

Ngoài ra, việc duy trì cân nặng khỏe mạnh có khả năng làm giảm nguy cơ mắc nhiều loại ung thư khác nhau, bao gồm: ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư phổi, ung thư đại - trực tràng và thận. Đồng thời, hoạt động thể chất cũng có chức năng tương tự. Ngoài việc giúp chúng ta kiểm soát được chỉ số cân nặng, thì việc tập luyện thể dục thể thao còn có thể tăng cường sức khỏe, từ đó làm giảm nguy cơ mắc ung thư vú và ung thư ruột kết.

Ghi nhận nhiều bệnh nhân mắc bệnh ung thư trên địa bàn tỉnh Cà Mau thời gian qua cho thấy, hầu hết họ đều có thói quen sinh hoạt hằng ngày chưa thật sự lành mạnh như: Hút nhiều thuốc lá, nghiện rượu, ăn ít chất xơ, nhiễm vi-rút viêm gan B, C…, ít khám sức khỏe định kỳ đầy đủ, ít thực hiện tầm soát các loại ung thư khác nhau, chẳng hạn như ung thư da, đại tràng, cổ tử cung…

Bác sĩ - Tiến sĩ Tô Minh Nghị khuyến cáo: “Tầm soát ung thư có thể tăng khả năng phát hiện những tế bào đột biến từ sớm, nhờ đó cũng tăng tỷ lệ thành công của liệu trình điều trị. Thói quen sinh hoạt và ăn uống đóng một vai trò rất quan trọng giúp mọi người phòng ngừa bệnh ung thư xuất hiện và tiến triển. Sẽ không bao giờ là quá muộn để thay đổi các yếu tố này”./.

 

Phương Vũ

 

Nâng tầm y tế cơ sở

Thời gian qua, hệ thống y tế ở địa phương chủ động đầu tư, tiếp nhận chuyển giao nhiều kỹ thuật quan trọng trong hoạt động chuyên môn, nâng cao hiệu quả điều trị bệnh. Việc đầu tư kỹ thuật mới không chỉ nâng tầm, tạo thương hiệu, uy tín cho đơn vị y tế mà còn giúp người dân tiết kiệm thời gian, chi phí trong khám và điều trị bệnh.

Tận tâm với nghề y

24 năm gắn bó với nghề, Bác sĩ CKI Nguyễn Hữu Ðặng, Trưởng trạm Y tế xã Khánh Thuận, huyện U Minh, làm việc bằng tâm huyết và tinh thần trách nhiệm cao. Trong quá trình công tác, Bác sĩ Ðặng luôn hết mình vì người bệnh, tận tâm với sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ Nhân dân, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Trị liệu nghệ thuật

Trị liệu nghệ thuật là phương pháp sử dụng nghệ thuật như công cụ hữu ích để bệnh nhân cải thiện về tinh thần, cảm xúc, được ứng dụng trong can thiệp phục hồi chức năng (PHCN). Bằng hình thức thực hiện các hoạt động như: vẽ tranh, tô màu, nặn đất sét, âm nhạc và nhảy múa, hay kể chuyện bằng hình ảnh..., trị liệu nghệ thuật được xem như cách chữa lành tâm lý, giúp bệnh nhân cải thiện khả năng điều khiển bàn tay và ngón tay, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả điều trị.

Tìm hiểu “hội chứng màn hình xanh”

Ngày nay, công nghệ đã và đang trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại, nhưng mặt trái của nó cũng dần lộ diện với những vấn đề tâm lý ngày càng phổ biến trong giới trẻ. Một trong số đó là “hội chứng màn hình xanh”, đây không phải là một khái niệm chính thức trong y khoa, nhưng nó đang được dùng để mô tả những hệ luỵ về sức khoẻ tâm lý và thể chất khi thời gian sử dụng các thiết bị điện tử vượt quá giới hạn.

Ra quân kiểm tra an toàn thực phẩm dịp tết

Để đảm bảo an toàn thực phẩm trước, trong và sau Tết Nguyên đán, sáng nay (9/1), Đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm ra quân kiểm tra một số cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn TP Cà Mau.

Họp đoàn kiểm tra liên ngành an toàn vệ sinh thực phẩm

Để bảo đảm an toàn thực phẩm, hạn chế tối đa các vụ ngộ độc thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và mùa lễ hội xuân 2025, sáng nay (8/1), Đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm tổ chức họp triển khai công tác kiểm tra đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trước, trong và sau Tết Nguyên đán.

Can thiệp sớm trẻ chậm nói

"Hiện nay, tình trạng trẻ chậm nói khá phổ biến, do bẩm sinh, hoặc môi trường xung quanh. Các dấu hiệu thường khó nhận diện, do phụ huynh chưa nắm rõ các giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ. Các bé được đưa đến đây khám chủ yếu bị rối loạn ngôn ngữ, khó giao tiếp bằng ngôn ngữ, hạn chế khả năng tiếp thu...", Bác sĩ Ninh Thị Minh Hải, Phòng Âm ngữ trị liệu, Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau, thông tin.

Ðồng hành can thiệp sớm trẻ có vấn đề phát triển

Ở nước ngoài, các gia đình có trẻ gặp vấn đề về phát triển rất quan tâm và nhiệt tình tham gia các nhóm hỗ trợ để thay đổi năng lượng của bản thân, muốn được cung cấp năng lượng tích cực cũng như những kiến thức hữu ích nhằm giúp trẻ nhỏ điều trị bệnh, hoà nhập với cộng đồng tốt hơn. Tuy nhiên, với văn hoá Á Ðông như ở Việt Nam nói chung và các tỉnh xa xôi như Cà Mau nói riêng, vấn đề này khá nhạy cảm, khiến các bậc phụ huynh khó thể mở lòng chia sẻ. Nếu cha mẹ không vững vàng thì việc điều trị bệnh cho trẻ cũng gặp nhiều khó khăn. Vì thế, Tổ chức phi lợi nhuận "Sống cùng tự kỷ" đã kết hợp với Tổ chức phi lợi nhuận "Y học cộng đồng" tổ chức nhóm tương trợ phụ huynh, dành cho gia đình của trẻ có vấn đề về phát triển.

Hướng tới phát triển các khoa chuyên sâu ở bệnh viện tuyến tỉnh

Tại hội nghị tổng kết công tác y tế năm 2024 và phương hướng nhiệm vụ năm 2025, vào chiều 3/1/2025, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân khẳng định, tỉnh sẽ tạo mọi điều kiện để phát triển các khoa chuyên sâu ở bệnh viện tuyến tỉnh.

Đảm bảo cung cầu, ổn định thị trường dịp cuối năm

Theo đánh giá chung của ngành chuyên môn, mặc dù bối cảnh tình hình chính trị thế giới có nhiều bất ổn, tuy nhiên, trong năm 2024 kinh tế nước ta tiếp tục phục hồi và có bước tăng trưởng khả quan. Theo đó, tại tỉnh Cà Mau, tình hình cung, cầu các mặt hàng thiết yếu trong dịp cuối năm 2024 cũng được đảm bảo, nguồn hàng hoá dồi dào, đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân, không xảy ra tình trạng sốt giá.