ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 18-1-25 13:53:52
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Sự thật lịch sử về vùng đất Nam Bộ của Việt Nam

Báo Cà Mau Trong những năm gần đây, các hội nhóm Khmer Campuchia Krom như: Liên đoàn Khmer Campuchia Krom (KKF) và các đối tượng phản động người Khmer lưu vong thường xuyên tuyên truyền, xuyên tạc về vùng đất Nam bộ của Việt Nam, với luận điệu cho rằng: Vùng đất Nam bộ là của Campuchia Krom bị Pháp cắt khỏi lãnh thổ Campuchia và cho sáp nhập vào lãnh thổ Việt Nam, chịu sự quản lý của chính quyền Việt Nam, qua đó kích động sư sãi, đồng bào Khmer ở các tỉnh Nam Bộ của Việt Nam đấu tranh, biểu tình đòi lại đất.

Chiều 26/12/2015, tại xã Xuân Tô, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Campuchia Hun Sen dự lễ khánh thành cột mốc 275 tại cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên-Phnom Den (trong ảnh: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Hun Sen cùng mở tấm vải phủ cột mốc số 275. Ảnh tư liệu: baochinhphu.vn)

Vậy sự thật như thế nào? Qua các tư liệu lịch sử và các di tích khảo cổ học và văn bản của Nhà nước Pháp, Việt Nam, Cam puchia cho thấy:

Từ thế kỷ thứ I đến thế kỷ thứ VII, Nam Bộ là vùng đất thuộc Vương quốc Phù Nam, một quốc gia ven biển (tương ứng với vùng đất Nam Bộ ngày nay). Trong thời kỳ Phù Nam cường thịnh, nhiều nước nhỏ thần phục Phù Nam với tư cách là những thuộc quốc hoặc chư hầu, trong đó có Chân Lạp.

Từ thế kỷ VII đến thế kỷ XVI, Nam Bộ thuộc về Chân Lạp. Chân Lạp là một quốc gia xuất hiện ở vùng trung lưu sông Mê Kông, gần Biển Hồ. Vào đầu thế kỷ VII, khoảng sau năm 627, nhân lúc Phù Nam suy yếu, Chân Lạp đã đánh chiếm và tiêu diệt Phù Nam. Sau khi tiêu diệt Phù Nam, Chân Lạp dồn sức phát triển vùng trung lưu sông Mê Công, khu vực Biển Hồ và hướng nỗ lực bành trướng sang phía Tây, trong suốt thời kỳ này, vùng đất Nam Bộ chưa có sự quản lý về mặt hành chính của Nhà nước Chân Lạp. Cho đến thế kỷ XIII, cư dân ở vùng đất Nam Bộ còn thưa thớt. Bắt đầu từ thế kỷ XIV, Chân Lạp phải đối phó với sự bành trướng của các vương triều Xiêm (Thái Lan ngày nay), từ phía tây. Sang thế kỷ XVI, nhất là từ thế kỷ XVII, do sự can thiệp của Xiêm, triều đình Chân Lạp bị chia rẽ sâu sắc, nội bộ tranh giành quyền lực, dần bước vào thời kỳ suy vong. Trong bối cảnh như vậy, Chân Lạp hầu như không có khả năng kiểm soát đối với vùng đất còn ngập nước ở phía Nam.

Từ thế thứ XVII cho đến nay, Nam Bộ trở thành một bộ phận của nước Việt Nam. Trong các giai đoạn lịch sử, giữa nhà Nguyễn của Việt Nam và triều đình Chân Lạp đã tồn tại mối quan hệ hữu nghị và hòa bình. Năm 1620, vua Chân Lạp là Chey Chetta II cưới Công nữ Ngọc Vạn, con gái của Chúa Nguyễn Phúc Nguyên làm Hoàng hậu. Quan hệ hữu hảo này đã tạo điều kiện thuận lợi cho người Việt vốn đã có mặt từ trước và từ các nơi khác di cư tới khai khẩn đất hoang, làm ăn sinh sống trên vùng đất Nam Bộ. Năm 1623, để quản lý và thu thuế trong cư dân người Việt, chúa Nguyễn đã lập ở vùng Sài Gòn ngày nay một trạm thu thuế.

Cùng thời kỳ này, một số quan lại nhà Minh (Trung Quốc) không thần phục nhà Thanh đã vượt biển đi về phía Nam đến đây và xin phép chúa Nguyễn được cư trú. Từ năm 1679, chúa Nguyễn Phúc Tần đã tạo điều kiện để nhóm Dương Ngạn Địch tổ chức khai phá và phát triển kinh tế vùng Tiền Giang (Mỹ Tho); nhóm Trần Thượng Xuyên chiêu dân, mở mang vùng Biên Hòa - Đồng Nai. Năm 1671, Mạc Cửu cùng với 400 người Trung Quốc đến vùng đất hoang vu trong vịnh Thái Lan và xin thần phục vương triều Chân Lạp. Năm 1681, vua Jayajettha IV cho Mạc Cửu khai thác vùng đất dọc bờ biển phía Nam Chân Lạp, năm 1708, Mạc Cửu xin quy phục và dâng toàn bộ đất đai thuộc quyền cai quản cho Chúa Nguyễn. Với sự có mặt của các nhóm người Hoa cùng với người Việt, người Khmer sinh cơ, lập nghiệp từ trước, đã hình thành nên các trung tâm kinh tế quan trọng với nhiều làng mạc, khu dân cư tập trung, chợ, bến thuyền... ở vùng đất Nam Bộ. Năm 1698, Chúa Nguyễn cử thống suất Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lý vùng đất Nam Bộ và cho lập ra ở đây một đơn vị hành chính lớn là phủ Gia Định. Đó là sự xác lập quyền lực, khẳng định chủ quyền trên thực tế của vương triều Việt Nam trên vùng đất Nam Bộ. Năm 1757, vua Chân Lạp là Nặc Tôn (Pra Bát Ong Thong) trao cho chúa Nguyễn đất Tầm Phong Long (tương đương với vùng Tứ giác Long Xuyên ngày nay) để đền ơn cứu giúp giành lại ngôi vua, đánh dấu quá trình xác lập chủ quyền lãnh thổ của các vương triều Việt Nam trên toàn bộ vùng đất Nam Bộ cơ bản hoàn thành.

Cùng với quá trình khai thác những vùng đất còn hoang vu của cư dân vùng Nam Bộ, Triều đình nhà Nguyễn đã liên tục thực hiện việc quản lý lãnh thổ với tư cách là chủ nhân vùng đất này. Vua Gia Long cho đào kênh Thoại Hà (An Giang; Vua Minh Mạng cho đào kênh Vĩnh Tế dài trên 70km, nối Châu Đốc với Hà Tiên,... Về trách nhiệm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, các Chúa Nguyễn đã kiên quyết đánh bại các hành vi xâm phạm lãnh thổ ở vùng đất Nam Bộ của quân Xiêm vào các năm 1715, 1771. Năm 1785, anh hùng Nguyễn Huệ đã đánh tan sự xâm lược của quân Xiêm trong trận Rạch Gầm - Xoài Mút (Tiền Giang). Đầu thế kỷ XIX, các vua nhà Nguyễn đã cho xây dựng hệ thống các đồn lũy trấn thủ dọc theo biên giới để bảo vệ lãnh thổ.

Ngày 30/7/2024, tại Trà Vinh, Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò của người có uy tín, các chức sắc, chức việc các tôn giáo trong công tác tuyên truyền, vận động thực hiện bình đẳng giới vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi” khu vực miền Nam.

Thượng tọa Kim Mạnh, Trụ trì chùa Kompong Đôn, ấp Ô Đùng, xã Hiếu Tử, huyện Tiểu Cần chia sẻ về công tác tuyên truyền, vận động thực hiện bình đẳng giới vùng đồng bào DTTS tại địa phương. Ảnh: BTV

Năm 1858, Pháp xâm lược Việt Nam. Năm 1862, Pháp chiếm 3 tỉnh miền Đông của Việt Nam là Biên Hòa, Gia Định và Định Tường buộc triều đình Huế phải ký Hiệp ước nhường quyền cai quản các tỉnh này cho Pháp. Năm 1867, Pháp chiếm các tỉnh còn lại là Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên, Triều đình Huế phải ký Hiệp ước năm 1874, nhượng tiếp cho Pháp 3 tỉnh miền Tây. Trước hành động xâm lược của Pháp và các Hiệp định ký kết giữa triều đình nhà Nguyễn với chính phủ Pháp, Nhà nước Campuchia và các nước khác lúc đó không có bất cứ một phản ứng gì. Điều đó chính là sự thừa nhận chủ quyền của Việt Nam đối với vùng đất này. Đồng thời, cũng chính Nhân dân Nam Bộ dưới sự lãnh đạo của các sĩ phu yêu nước đã đứng lên chống thực dân Pháp, chứ không phải là Nhà nước Campuchia tổ chức chống Pháp ở Nam Bộ.

Cùng thời gian này, năm 1863, Vương quốc Campuchia ký hiệp ước chịu sự bảo hộ của Pháp. Trong hiệp ước này, Vương quốc Campuchia không hề đề cập tới phần lãnh thổ do Pháp chiếm ở Nam Kỳ.

Sau khi hoàn tất việc đặt Campuchia dưới chế độ bảo hộ (năm 1863) và Nam Kỳ dưới chế độ thuộc địa (năm 1867), Pháp đã thay mặt Việt Nam thỏa thuận với Campuchia quy định ranh giới giữa Nam Kỳ và Campuchia.

Ngày 16/3/1870, một ủy ban Pháp - Campuchia đã được thành lập để nghiên cứu và thực hiện phân vạch một đường ranh giới ở vùng Tây Ninh, Côngpôngchàm. Ngày 15/7/1873, Thống đốc Nam Kỳ và vua Nôrôđôm ký Công ước hoạch định vĩnh viễn đường biên giới giữa Nam Kỳ và Campuchia từ Tây Ninh - Côngpôngchàm đến Hà Tiên - Kămpốt, ấn định 124 cột mốc (đánh số thứ tự liên tục từ N°1 đến N°124), mốc N°1 đặt ở Tây Ninh - Côngpôngchàm, mốc N°124 đặt ở Hà Tiên - Kămpốt. Đến năm 1876, việc cắm mốc giới trên thực địa đã hoàn thành.

Sau khi hoàn thành việc phân giới và cắm mốc trên toàn bộ đường biên giới giữa Nam Kỳ và Campuchia theo Công ước ngày 15/7/1873, do có những phát sinh trong quá trình quản lý thực tế, Toàn quyền Đông Dương đã ban hành một số văn bản để điều chỉnh, sửa đổi một số điểm trên biên giới, cụ thể:

Ngay sau khi được thành lập tháng 9/1945, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã khẳng định chủ quyền vùng đất Nam Bộ, bộ phận lãnh thổ không thể tách rời của toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. Chủ quyền Việt Nam trên vùng đất Nam Bộ liên tục được tất cả các hiệp định có giá trị pháp lý quốc tế sau đó công nhận, như: Luật số 49-733, do Quốc hội Pháp thông qua và được Tổng thống Pháp lúc đó là Vincent Auriol ký vào ngày 04/6/1949, với nội dung chính là: Trả lại Nam Kỳ cho ''Quốc gia Việt Nam", đại điện là Bảo Đại. Đây là văn bản pháp lý chính thức của Nhà nước Pháp và phù hợp với thực tế lịch sử, bởi trước đó, trong các năm 1862 và 1874 chính nhà Nguyễn của Việt Nam đã ký hiệp ước nhượng 3 tỉnh miền Đông và 3 tỉnh miền Tây cho Pháp; nay Pháp phải trả lại Việt Nam. Trước thắc mắc của Campuchia, ngày 08/6/1949, Chính phủ Pháp đã có thư chính thức gửi Quốc vương Campuchia lúc đó là Sihanouk, nói rõ cơ sở pháp lý và lịch sử của quyết định trên. Với bức thư này, Pháp không chỉ thừa nhận một thực tế lịch sử chứng tỏ người chủ thực sự của vùng đất Nam Bộ là Nhà nước Việt Nam, mà còn nêu lại một lần nữa cơ sở pháp lý khẳng định vùng đất Nam Bộ đã thuộc chủ quyền của Việt Nam từ trước khi Pháp đặt chân đến Nam Bộ.

Như vậy, ngay trong giai đoạn từ năm 1873 - 1942, việc phân định biên giới giữa Nam Kỳ và Campuchia đã được Pháp tiến hành và xác định rõ phần đất của Campuchia, phần đất của Nam Kỳ (nay là Nam Bộ của Việt Nam); Luật số 49-733 do Quốc hội Pháp thông qua và được Tổng thống Pháp là Vincent Auriol ký vào ngày 04/6/1949 chỉ là một lần nữa khẳng định vùng đất Nam Bộ là của Việt Nam, không phải là việc cắt đất của Campuchia giao cho Việt Nam.

Hiệp định Geneve (năm 1954) về Đông Dương; Hiệp định Paris (năm 1973) về kết thúc chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam; được các nước Ủy viên Thường trực Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc là Anh, Pháp, Mỹ, Liên Xô, Trung Quốc công nhận; chính phủ Lào, chính phủ Campuchia và các nước trên thế giới thừa nhận theo đường biên giới mà Pháp đã phân định.

Ngày 03/3/1964, ông Huot Sambath - Quốc vụ khanh đặc trách ngoại giao của Campuchia gửi cho Ngoại trưởng Mỹ Dean Rusk một dự thảo tuyên bố về nền trung lập của Campuchia kèm theo dự thảo Nghị định thư, trong đó có đoạn nêu rõ ranh giới của Campuchia với Việt Nam là: “đường biên giới trên các bản đồ tỷ lệ 1/100.000 của Sở Địa dư Đông Dương (Service Géographique de rindochine) thông dụng trước các Hiệp định Giơnevơ năm 1954”. Tiếp đến, ngày 20/6/1964, Quốc trưởng Nôrôđôm Xihanúc gửi thư cho Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam Nguyễn Hữu Thọ, mong muốn gặp Chủ tịch để trao đổi ý kiến về vấn đề biên giới. Trong thư nói rõ: “Chúng tôi từ bỏ mọi đòi hỏi về lãnh thổ để đổi lấy sự thừa nhận chính thức đường biên giới đã được vạch hiện nay và chủ quyền của chúng tôi trên các đảo ven bờ mà chính quyền Sài Gòn đã yêu sách”. Đến ngày 18/8/1964, Nôrôđôm Xihanúc lại gửi thư cho Chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ, trong đó khẳng định: “Về phần mình, Campuchia chỉ đòi sự công nhận đường biên giới hiện tại trên đất liền của mình như được vẽ trên các bản đồ thông dụng đến năm 1954 và công nhận chủ quyền của Campuchia đối với các đảo ven bờ mà chế độ Sài Gòn đã đòi hỏi mà không có một chút lý lẽ gì để biện hộ được".

Ngày 08/6/1967, Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hoà tuyên bố: (1) Công nhận và cam kết tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia trong biên giới hiện tại; (2) Hoàn toàn tán thành tuyên bố ngày 31/5/1967 của Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam công nhận biên giới hiện tại giữa miền Nam Việt Nam và Campuchia.

Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, Nhà nước Việt Nam với chính quyền Campuchia đã có quan hệ hợp tác, thể hiện sự tôn trọng đường biên giới giữa hai nước. Lực lượng cách mạng hai nước đã giúp đỡ lẫn nhau, cùng đấu tranh chống xâm lược. Khi đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh sang Campuchia, quân đội và Nhân dân Việt Nam đã cùng Nhân dân Campuchia chống lại sự xâm lược của Mỹ. Thắng lợi to lớn của cách mạng Việt Nam và cách mạng Campuchia vào tháng 4/1975 có sự đóng góp của sự đoàn kết quốc tế giữa lực lượng cách mạng và Nhân dân hai nước.

Những năm 1975 - 1978, chính quyền Khmer đỏ ở Campuchia đưa quân sang xâm lược Việt Nam. Quân đội và Nhân dân Việt Nam vùng biên giới đã đánh trả đích đáng kẻ xâm lược, bảo vệ vững chắc biên giới, lãnh thổ của Tổ quốc. Tháng 12/1978, đáp lại lời kêu gọi của Mặt trận Đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia, quân đội và Nhân dân Việt Nam đã giúp đỡ nhân dân Campuchia lật đổ chế độ Khmer đỏ (ngày 07/01/1979), cứu Nhân dân Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng, giúp Campuchia hồi sinh và xây dựng cuộc sống mới.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Hun Sen tại lễ khánh thành cột mốc 275 tại cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên-Phnom Den vào chiều ngày 26/12/2015. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Sau khi chính quyền Khmer đỏ ở Campuchia bị lật đổ, nước Cộng hòa Nhân dân Campuchia được thành lập. Ngày 18/02/1979, hai nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Nhân dân Campuchia đã ký Hiệp ước “Hòa bình, hữu nghị và hợp tác” tại Điều 4 đã thống nhất: “Hai bên cam kết sẽ giải quyết bằng thương lượng hòa bình tất cả những bất đồng có thể nảy sinh trong quan hệ hai nước. Hai bên sẽ đàm phán để ký một hiệp định hoạch định biên giới quốc gia giữa hai nước trên cơ sở đường biên giới hiện tại; quyết tâm xây dựng đường biên giới này thành biên giới hòa bình, hữu nghị lâu dài giữa hai nước”. Đến nay, hai bên đã phân giới được 920km trong tổng số 1.137km đường biên giới. Trên đường biên có tổng chiều dài 1.137km, chạy qua 10 tỉnh của Việt Nam và 9 tỉnh của Campuchia, hai nước Việt Nam - Campuchia đã hoàn thành phân giới khoảng 1.045km đường biên giới, xây dựng được 2.047 cột mốc tại 1.553 vị trí (chưa kể cột mốc không số cắm tại ngã ba biên giới Việt Nam - Campuchia - Lào). Từ đó, góp phần duy trì và củng cố đường biên giới đất liền Việt Nam - Campuchia luôn hòa bình, ổn định, hữu nghị, hợp tác phát triển bền vững, vì lợi ích của hai quốc gia cũng như hạnh phúc, thịnh vượng, phồn vinh của Nhân dân hai nước.

Là cư dân sống lâu đời trên mảnh đất Tây Nam Bộ, đồng bào Khmer Trà Vinh cùng với đồng bào người Kinh, người Hoa… luôn giữ vững tinh thần đoàn kết để chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt, dày công khai phá, cải tạo những vùng đất hoang vu, khô cằn trở nên phì nhiêu, biết bao mồ hôi, nước mắt và xương máu của đồng bào các dân tộc đã đổ xuống mảnh đất này. Vì vậy, trong tâm thức của đồng bào Khmer, đây chính là nơi chôn rau, cắt rốn, là quê hương, đất nước của mình. Từ nhận thức ấy, đã hun đúc cho đồng bào tình yêu quê hương, đất nước và ý chí đấu tranh kiên cường chống kẻ thù xâm lược, biết bao cán bộ, chiến sĩ và đồng bào Khmer đã sát cánh cùng đồng bào người Kinh, người Hoa đứng lên đánh Pháp, đuổi Mỹ giành độc lập, tự do, thống nhất đất nước và tham gia 2 cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc.

Hàng năm, vào các dịp lễ, tết cổ truyền của đồng bào Khmer, lãnh đạo tỉnh Trà Vinh đều tổ chức nhiều đoàn đến thăm, chúc mừng tại các chùa, các vị sư sãi, cán bộ dân tộc Khmer và gia đình dân tộc Khmer tiêu biểu... (trong ảnh: Đồng chí Ngô Chí Cường, Bí thư Tỉnh ủy Trà Vinh thăm hỏi sức khỏe Hòa Thượng Thạch Sok Xane, Chủ tịch Hội đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Trà Vinh, Trụ trì chùa Âng nhân dịp lễ cổ truyền Sêne Đôlta của đồng bào Khmer năm 2024). Ảnh: BTV

Trong quá trình chinh phục thiên nhiên và đấu tranh với kẻ thù xâm lược đã tạo nên truyền thống đoàn kết, gắn bó giữa đồng bào Khmer với các dân tộc anh em cùng chung sống trên địa bàn. Chính tình yêu quê hương, đất nước và truyền thống đoàn kết với các dân tộc anh em đã tạo nên sức mạnh giúp cho đồng bào khi đương đầu với bao khó khăn, gian khổ, hy sinh, mát mát, với những âm mưu, thủ đoạn xảo quyệt của các thế lực phản động, thù địch, đồng bào vẫn kiên trung, một lòng, một dạ theo Đảng làm cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng xã hội chủ nghĩa để xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Tham gia Chiến dịch thanh niên tình nguyện hè năm 2024, chiến sĩ Sơn Lý Quý, sinh viên chuyên ngành Biểu diễn nhạc cụ truyền thống của Trường Đại học Trà Vinh dạy các em nhỏ xã Phước Hưng, huyện Trà Cú về nhạc cụ truyền thống dân tộc Khmer. Ảnh: BTV

Từ những vấn đề nêu trên, tất cả cán bộ, đảng viên và Nhân dân Trà Vinh đặc biệt là đối với các vị chư tăng và đồng bào Khmer trên địa bàn tỉnh Trà Vinh cần nâng cao cảnh giác trước các luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc của các hội nhóm Khmer Kampuchia Krom về Lịch sử vùng đất Nam Bộ của Việt Nam,… đây thực chất là những âm mưu thủ đoạn nhằm kích động hận thù dân tộc, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, gây mất ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội; không nghe theo những luận điệu kích động đấu tranh; không tham gia các hoạt động kỷ niệm ngày mất đất (04/6) hoặc biểu tình đòi đất, cũng như các hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước và sự nghiệp cách mạng của Nhân dân Việt Nam.

 

Theo baotravinh.vn

Đồng chí Nguyễn Hồ Hải được điều động, chỉ định làm Bí thư Tỉnh uỷ Cà Mau

Đồng chí Nguyễn Hồ Hải được Bộ Chính trị điều động, chỉ định giữ chức Bí thư Tỉnh uỷ Cà Mau thay đồng chí Nguyễn Tiến Hải vừa được Bộ Chính trị điều động, chỉ định giữ chức Bí thư Tỉnh uỷ Kiên Giang.

Tăng cường bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Công điện số 4/CĐ-TTg ngày 16/1/2025 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025.

Bộ máy gọn nhưng phải mạnh

“Sắp xếp bộ máy trong thời gian tới tinh gọn nhưng phải mạnh và khoa học”, đó là chỉ đạo của Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Sở Khoa học và Công nghệ vào chiều 17/1/2025.

Công đoàn viên chức tỉnh Cà Mau trao 280 suất quà tết cho đoàn viên khó khăn

Chiều 17/1, Công đoàn viên chức (CĐVC) tỉnh Cà Mau tổ chức trao tặng 280 suất quà tết cho đoàn viên công đoàn có hoàn cảnh khó khăn tại các công đoàn cơ sở thuộc CĐVC tỉnh. Mỗi suất quà là tiền mặt trị giá 500.000 đồng.

Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy Nguyễn Đức Hiển trao Huy hiệu 65 năm tuổi Đảng cho đồng chí Cao Kim Dân

Chiều nay (17/1), Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy Nguyễn Đức Hiển đến trao tặng Huy hiệu 65 năm tuổi Đảng cho đồng chí Cao Kim Dân, đảng viên Chi bộ Khóm 1, Đảng bộ Phường 1, TP Cà Mau.

Quà Tết ấm đến với các hoàn cảnh đặc biệt

Trưa 17/1 (18 tháng Chạp), Phó bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Nguyễn Đức Hiển cùng đoàn cán bộ đã đến thăm, chúc Tết tại các cơ sở trợ giúp xã hội.

Bộ Tư lệnh Hiến binh Vương quốc Campuchia thăm, chúc Tết tại Cà Mau

Sáng ngày 17/1, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử đã tiếp Đoàn công tác Bộ Tư lệnh Hiến binh Vương quốc Campuchia do Trung tướng Va Udom, Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng, làm trưởng đoàn sang thăm và chúc Tết tỉnh Cà Mau.

Di tích Căn cứ Tỉnh ủy Lung Lá – Nhà Thể mãi là niềm tự hào

Trước thềm ☓uân Ất Tỵ 2025, sáng ngày 17/1 (18 tháng Chạp), đoàn cán bộ tỉnh do Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy Nguyễn Đức Hiển làm trưởng đoàn đã đến thăm và chúc Tết tại Khu di tích Căn cứ Tỉnh ủy Lung Lá - Nhà Thể, xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Ba Lan

Sáng 16/1/2025, tại Phủ Thủ tướng Ba Lan, sau lễ đón chính thức trang trọng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gặp hẹp và hội đàm với Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk.

Thủ tướng Donald Tusk chủ trì lễ đón Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm chính thức Ba Lan

Sáng 16/1 (theo giờ địa phương, chiều cùng ngày theo giờ Hà Nội), lễ đón Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân, cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Ba Lan được tổ chức trọng thể tại Phủ Thủ tướng Ba Lan ở Thủ đô Warsaw.