ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 22-9-24 05:58:38
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Sức sống mới trên đất Dớn

Báo Cà Mau Trước năm 1945, nhận thấy nơi đây là vùng đất lành, bà con nông dân từ nhiều nơi tìm đến sinh sống. Dọc theo tuyến kinh, người dân trồng những hàng gòn cao ngút, bóng mát rợp con kinh, từ đó cái tên “Dớn Hàng Gòn” được giữ đến tận bây giờ.

Trước năm 1945, nhận thấy nơi đây là vùng đất lành, bà con nông dân từ nhiều nơi tìm đến sinh sống. Dọc theo tuyến kinh, người dân trồng những hàng gòn cao ngút, bóng mát rợp con kinh, từ đó cái tên “Dớn Hàng Gòn” được giữ đến tận bây giờ.

Vùng “đất lành chim đậu” ấy, có ai ngờ đã phải trải qua bao thăng trầm của chiến tranh, người nông dân cần cù quanh năm đã bao phen buông cày, cầm súng, vác đạn đánh đuổi kẻ thù. Ông Trịnh Văn Kịch, 70 tuổi, nói: “Người kinh Dớn Hàng Gòn này, dù trong chiến tranh hay thời bình vẫn một lòng bám trụ. Sau đợt tàn phá bằng B52 của địch, nhà cửa đều hư hỏng, mọi người phải tạm đi lánh nạn. Vậy mà chỉ sau thời gian ngắn, bà con lại nhanh chóng trở về quê hương. Khi trở lại, nhà cửa tan hoang, ruộng vườn đầy những hố bom, bà con hầu như chỉ có sức người. Với sự đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau, bà con chung sức chung tay, cứ hai, ba hộ tập trung một nhà rồi xây dựng lại nhà cửa cho nhau. Cả ấp chung sức cùng nhau san lấp, cải tạo lại ruộng vườn, chỉ chưa đến một năm xóm làng lại vui vầy như cũ".

Những ngôi nhà khang trang, lộ bê-tông trải dài cho thấy đời sống kinh tế của bà con đủ đầy và hạnh phúc.

Giờ đây, đến kinh Dớn Hàng Gòn (ấp 3, xã Khánh Lâm, huyện U Minh) tuy hàng cây gòn không còn nhưng dòng kinh vẫn êm đềm như cũ. Ít ai biết nơi đây trong quá khứ đã từng oằn mình đau đớn vì bom đạn của kẻ thù dội xuống.

Trải qua 46 năm, vùng đất bình địa năm xưa nay đã thay da đổi thịt. Dọc bờ kinh đường bê-tông trải dài, nhà tường khang trang, điện thắp sáng đến từng nhà, cuộc sống của người dân đã đủ đầy. Bước đi trên con lộ bê-tông thẳng tắp, nhìn đồng lúa mênh mông, vườn cây ăn trái trĩu quả, sẽ thấy được sức sống mãnh liệt và sự phấn đấu không ngừng của người dân nơi đây. Theo lời giới thiệu của ông Cao Minh Đặng, Trưởng ấp 3, gia đình ông Nguyễn Trường Giang hiện trồng 2.000 gốc cam, hơn trăm gốc thanh long, bình quân mỗi năm thu về hơn 150 triệu đồng. Ông Giang từng được khen thưởng và điển hình là nông dân sản xuất giỏi cấp huyện. Nông dân giỏi cấp tỉnh có ông Tô Văn Sáng. Ông Sáng là người nuôi heo "độc nhất vô nhị" xứ này, ông kiếm bạc trăm triệu đồng mỗi năm.

Rạng sáng 25/10/1969 (11/9 năm Kỷ Dậu), tại vùng đất kinh Dớn Hàng Gòn, nay là ấp 3, xã Khánh Lâm, huyện U Minh đã gánh chịu hàng trăm tấn bom B52 của Mỹ. Gần 70 dân thường thiệt mạng, hơn trăm người bị thương. Ðây là một trong những đợt oanh kích thảm khốc nhất trong chiến dịch “Nhổ cỏ U Minh” của Mỹ - nguỵ.

Năm vừa qua, mô hình nuôi ba ba của chị Huỳnh Thị Cúc Hương, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ ấp, mang lại hiệu quả cao mặc dù là năm đầu tiên nuôi thử nghiệm. Mô hình nuôi ba ba của chị đã cho thu nhập 50 triệu đồng, hiện tại đang được xã Khánh Lâm quan tâm, nhân rộng.

Trong năm vừa qua, ấp 3 có tám cá nhân, ba tập thể được UBND xã Khánh Lâm, huyện U Minh khen thưởng về việc hoàn thành tốt các kế hoạch, nhiệm vụ được giao. Toàn ấp có 220 hộ dân, trong đó có 175 hộ khá, giàu, ấp đã được xã Khánh Lâm đề nghị huyện công nhận là ấp văn hoá theo tiêu chuẩn mới. 

Đời sống vật chất và tinh thần của bà con được nâng cao, hộ khá, giàu đang tăng dần, người dân đoàn kết, tương trợ giúp nhau phát triển kinh tế, đẩy lùi nghèo khó. Theo đó, chuyện học hành của con em trong ấp được quan tâm nhiều hơn, nhiều gia đình có con vào các trường cao đẳng, đại học, nhiều con em ở đây đã và đang tham gia công tác, phục vụ Đảng, Nhà nước, Nhân dân ở địa phương, tiếp tục phát huy tinh thần vượt khó vươn lên, góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp./.

Bài và ảnh: Khánh Phương

Giải quyết nhanh thủ tục cho người dân

Nỗ lực cải cách hành chính (CCHC), hướng đến sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp, chính quyền xã Khánh Lộc, huyện Trần Văn Thời tạo được niềm tin trong Nhân dân về sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước.

Rạch Gốc quyết tâm xây dựng nền hành chính văn minh

Thực hiện công tác cải cách hành chính (CCHC) gắn với chuyển đổi số, thị trấn Rạch Gốc đang dồn lực, quyết tâm cao để xây dựng nền hành chính “văn minh”, “hiện đại”, phục vụ tốt nhất cho người dân.

Hoà Mỹ - Hướng dẫn nhiệt tình, giải quyết nhanh gọn

Thời gian qua, UBND xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước nỗ lực thực hiện cải cách hành chính (CCHC), tạo chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp trên địa bàn.

Giải quyết toàn trình khi đăng ký, cấp biển số xe lần đầu

Thời gian qua, ngành thuế tích cực đẩy mạnh giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho người nộp thuế (NNT). Trong đó, giải quyết thủ tục khai, nộp lệ phí trước bạ đối với ô tô, xe máy đem lại hiệu ứng tích cực.

“Thị sát” bộ phận một cửa

Ðóng vai một người dân đến thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) tại bộ phận một cửa ở một số xã trên địa bàn tỉnh, thành viên Ðoàn Kiểm tra cải cách hành chính (CCHC) tỉnh đã ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực trong thái độ tiếp công dân của công chức. Cũng từ những chuyến “thị sát” thực tế này đã ghi nhận nhiều hạn chế nhất định.

Cải cách mạnh mẽ nền hành chính ở cơ sở

Là nơi trực tiếp làm việc với công dân, chính quyền cơ sở (xã, phường, thị trấn) trên địa bàn tỉnh không ngừng đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động. Việc xây dựng chính quyền gần dân, vì dân được thể hiện rõ nét trong thực hiện cải cách thủ tục hành chính (TTHC), xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực, trình độ, gần dân và sát dân.

Ðem lợi ích đến người dân

Thời gian qua, để nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp, huyện Ðầm Dơi không chỉ rà soát, cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) mà còn triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hoá phương thức chỉ đạo, điều hành và tiếp nhận, giải quyết TTHC, tăng tỷ lệ hồ sơ trực tuyến.

Nỗ lực dỡ rào cản “Chi phí không chính thức”

Ðược đánh giá là chỉ số nhạy cảm nhất trong 10 chỉ số thành phần cấu thành Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số “Chi phí không chính thức” của tỉnh Cà Mau trong năm qua mặc dù ghi nhận có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng vấn đề cải thiện đối với chỉ số này vẫn còn chậm so với mục tiêu đề ra.

Rõ người, rõ việc, rõ thời gian

“Việc cải cách hành chính (CCHC) cần rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm... để dễ kiểm tra, dễ đánh giá, dễ thúc đẩy, khơi thông nguồn lực đất nước”, đây là yêu cầu được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhắc lại nhiều lần trong các cuộc họp liên quan đến công tác CCHC với các địa phương.

Gỡ “điểm nghẽn” trong đào tạo lao động

Ðứng vị trí 52/63 tỉnh, thành cả nước, Chỉ số thành phần Ðào tạo lao động trong Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Cà Mau được đánh giá còn nhiều hạn chế, tiêu cực. Trong đó, nhiều điểm nghẽn cần tháo gỡ về công tác đào tạo lao động, tuyển dụng lao động, chất lượng lao động qua đào tạo, hướng đến cải thiện môi trường kinh doanh, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp (DN).