ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 23-9-24 15:19:53
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Sức sống văn nghệ quần chúng

Báo Cà Mau Văn nghệ quần chúng (VNQC) là các hoạt động văn học, nghệ thuật mang tính chất quần chúng, cộng đồng, với mục đích phục vụ nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, văn hoá ở địa phương, theo chủ trương, đường lối của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Thời gian qua, phong trào VNQC ở huyện Ðầm Dơi hoạt động sôi nổi và hiệu quả, thuộc tốp mạnh nhất của tỉnh Cà Mau.

Ông Trần Phương Ðông, Giám đốc Trung tâm Văn hoá, Truyền thông và Thể thao huyện, phấn khởi, thời gian qua, cùng với quá trình xây dựng nông thôn mới, các thiết chế văn hoá được tỉnh, huyện quan tâm đầu tư, Trung tâm Văn hoá, Truyền thông và Thể thao huyện được xây dựng. Hiện huyện có 12 xã hình thành được trung tâm sinh hoạt văn hoá, thể thao, phong trào hoạt động văn hoá và VNQC địa phương ngày càng phát triển, mở rộng; chất lượng và quy mô các hội thi, hội diễn, liên hoan VNQC ngày càng được nâng cao, đáp ứng tốt nhu cầu hưởng thụ đời sống văn hoá, tinh thần của Nhân dân.

Tiết mục ca múa “Quê tôi” của đơn vị Đầm Dơi biểu diễn trên nền sân khấu được thiết kế rất đặc sắc tại Liên hoan Tiếng hát 3 dân tộc Kinh - Khmer - Hoa.

Ðầm Dơi là địa phương có phong trào VNQC phát triển mạnh, rộng khắp các xã, phường, thị trấn. Toàn huyện có 149 câu lạc bộ (CLB) đờn ca tài tử (ÐCTT), 17 đội VNQC, 5 CLB hát với nhau... đã đem đến món ăn tinh thần không thể thiếu cho Nhân dân trên địa bàn huyện. Ðiển hình là xã Tân Dân, Tân Duyệt, Tạ An Khương Ðông... mỗi đội VNQC có hàng chục thành viên; nhiều trường học còn có đội văn nghệ hoạt động hiệu quả, tiêu biểu như Trường THPT Ðầm Dơi...

“Trung tâm Văn hoá, Truyền thông và Thể thao xây dựng bình quân trên 10 chương trình nghệ thuật. Tính đến nay đã có trên 370 chương trình, với 560 buổi biểu diễn phục vụ, thu hút trên 2 triệu lượt người xem. Ðặc biệt, các hội thi, hội diễn văn nghệ đã trao hơn 3 ngàn giải thưởng tập thể và cá nhân, tạo tinh thần phấn khởi cho lực lượng quần chúng tham gia, từ đó phong trào VNQC luôn được người dân hưởng ứng mạnh mẽ”, ông Trần Phương Ðông cho biết.

Thí sinh Nguyễn Thu Ba (xã Thanh Tùng) trong trích đoạn “Bão biển” của cố Soạn giả Huỳnh Khánh, giải Ba Hội thi Tài năng tài tử - cải lương Cà Mau 2023.

Thí sinh Nguyễn Thu Ba (xã Thanh Tùng) trong trích đoạn “Bão biển” của cố Soạn giả Huỳnh Khánh, giải Ba Hội thi Tài năng tài tử - cải lương Cà Mau 2023.

Nét nổi bật trong phong trào văn hoá, VNQC ở Ðầm Dơi là các hội thi, hội diễn luôn được phát huy mạnh mẽ. Ðội VNQC, Trung tâm Văn hoá, Truyền thông và Thể thao huyện đã xây dựng nhiều kịch bản, chương trình hay để tham gia hội diễn nghệ thuật quần chúng. Ðiển hình như tại Hội diễn Nghệ thuật quần chúng tỉnh Cà Mau 2024, Ðội VNQC Ðầm Dơi có rất nhiều cá nhân đoạt giải cao, đem về cho đơn vị Giải A toàn đoàn...

Không chỉ mạnh về VNQC mà phong trào ÐCTT của huyện cũng thuộc tốp mạnh nhất tỉnh, với hạt nhân là các nghệ nhân, tài tử đến từ các CLB ÐCTT Thanh Tùng, Tân Ðức, Tạ An Khương Ðông, Tân Dân... Nghệ nhân Thanh Hồng, CLB ÐCTT xã Thanh Tùng, là một trong những nghệ nhân đờn gắn bó với phong trào ÐCTT địa phương hàng chục năm qua. Ông đã hướng dẫn, trao truyền cho nhiều thế hệ tài tử đờn, tài tử ca, góp phần phát triển phong trào nghệ thuật quần chúng của huyện.

Nghệ nhân Thanh Hồng tâm sự: “Phong trào VNQC nói chung, ÐCTT Nam Bộ nói riêng, từ khi ra đời đến nay được các thế hệ người Việt Nam không ngừng xây dựng, bồi đắp. Xứ Thanh Tùng (Ðầm Dơi) là một trong những cái nôi của ÐCTT cũng như sân khấu cải lương. Vì vậy, sự nhiệt huyết gìn giữ nghề luôn sẵn có trong mỗi người con xứ sở”.

Nghệ nhân Thanh Hồng cho biết, sau những ngày lao động vất vả, hằng tuần CLB tổ chức giao lưu sinh hoạt, từ đó đã trở thành phong trào rộng khắp. Ðặc biệt, tại Hội thi Tài năng tài tử - cải lương tỉnh Cà Mau 2023 thu hút hàng trăm gương mặt tài tử, cải lương đến từ các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long tham gia, anh em trong CLB ÐCTT Thanh Tùng đã mạnh dạn dự thi và đạt được thành tích ngoài mong đợi: Thí sinh Nguyễn Ngọc Tiên đoạt giải Nhất, thí sinh Ðoàn Văn Cộp đoạt giải Nhì và thí sinh Nguyễn Thu Ba đoạt giải Ba.

Thí sinh Nguyễn Ngọc Tiên, CLB Đờn ca tài tử xã Thanh Tùng, trong vai diễn Má Năm (trích đoạn “Hoa đất”), giải Nhất Hội thi tài năng “Tài tử - Cải lương” Cà Mau 2023.

 

Tại Hội diễn Nghệ thuật quần chúng tỉnh Cà Mau 2024, Ðội VNQC Ðầm Dơi có rất nhiều cá nhân đoạt giải cao, đem về cho đơn vị Giải A toàn đoàn.

Tại Hội diễn Nghệ thuật quần chúng tỉnh Cà Mau 2024, Ðội VNQC Ðầm Dơi có rất nhiều cá nhân đoạt giải cao, đem về cho đơn vị Giải A toàn đoàn.

Ông Trần Hiếu Hùng, Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, đánh giá, cùng với quá trình xây dựng nông thôn mới, các thiết chế văn hoá đã đầu tư ngày càng hoàn chỉnh. Nhiều trung tâm sinh hoạt văn hoá tại các xã, thị trấn được xây mới, hệ thống âm thanh và các thiết bị phụ trợ cơ bản đáp ứng yêu cầu tập luyện, biểu diễn của các đội văn nghệ. Chính những yếu tố trên đã tạo cho phong trào VNQC huyện Ðầm Dơi phát triển tốt; có nhiều hạt nhân làm nòng cốt, tổ chức, sáng tác, dàn dựng chương trình; phối hợp chặt chẽ với Trung tâm Văn hoá tỉnh và các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp trong tỉnh biểu diễn, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm; tổ chức tốt các phong trào văn nghệ cơ sở, phát huy lực lượng cộng tác viên trong các ngành, đoàn thể ở địa phương./.

 

Huỳnh Lâm

 

Tôi vẽ bình yên

Mỗi người có những quan điểm khác nhau về sự bình yên. Với Hoạ sĩ Ngô Thanh Hải, bình yên là khung cảnh quen thuộc xung quanh mình, sau mỗi ngày làm việc về nhà.

Những bài múa độc lập đầy cảm xúc

Theo Biên đạo múa Hoàng Vũ, Trung tâm Văn hoá tỉnh Cà Mau, múa độc lập có thể gồm một hoặc nhiều người tham gia, theo kịch bản, trong đó có nội dung về câu chuyện nào đó, sử dụng ngôn ngữ múa và âm nhạc để đặc tả cho người xem hiểu rõ về câu chuyện. Ðặc trưng của múa độc lập là cách điệu, tưởng tượng, khái quát và tạo hình...

Đoàn Cải lương Hương Tràm giỗ Tổ ngành sân khấu

Đêm 13 và sáng 14/9 (nhằm ngày 11-12/8 âm lịch), Đoàn Cải lương Hương Tràm tổ chức giỗ Tổ ngành sân khấu. Đây là hoạt động ý nghĩa, quan trọng với người hoạt động nghệ thuật cải lương tỉnh nhà. Đồng chí Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh, đã đến dự và dâng hương Tổ nghiệp.

"Lửa thử vàng" - Câu chuyện truyền nhân gia tộc cải lương

Cải lương đi qua thời hoàng kim, nhưng truyền nhân các gia tộc cải lương chưa bao giờ tắt ngọn lửa đam mê và niềm khao khát viết tiếp chặng đường nghệ thuật của cha ông đã gầy dựng.

Cảm xúc dẫn lối

Từ nhỏ, Nguyễn Hoàng Giang đã yêu thích nghệ thuật. Cơ duyên đưa anh đến với nhiếp ảnh bắt đầu từ tình yêu dành cho cái đẹp và nghệ thuật. Thế nên, tuy từng có 20 năm gắn bó với Hà Nội, nhưng mảnh đất Hội An đậm chất nghệ thuật lại chính là động cơ thôi thúc, khiến anh quyết định chuyển vào nơi này định cư. Ðến nay, khi đã là chủ một công ty du lịch và sở hữu chuỗi khách sạn, nhà hàng, dù bận rộn, anh vẫn dành thời gian cho nhiếp ảnh.

Dâng hương Tổ nghiệp Sân khấu

Suốt 13 năm qua, Ngày Sân khấu Việt Nam cũng là ngày hướng về Tổ nghiệp của những người hoạt động lĩnh vực sân khấu. Ngày Giỗ Tổ là dịp để những người hoạt động trong lĩnh vực sân khấu cùng nhau nhắc nhớ về thế hệ tiền nhân đã có công sáng lập, gìn giữ loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống của dân tộc. Đồng thời cũng là cuộc họp mặt hâm nóng tình nghệ sĩ, tạo sự gắn kết, cùng động viên nhau phấn đấu để mang những cái hay, cái đẹp phục vụ công chúng.

Còn đó những cánh chim không mỏi

Nghe tôi có ý định tìm một địa điểm lý tưởng để khám phá, thưởng thức các loại hình nghệ thuật truyền thống tại mảnh đất được mệnh danh là “thành phố đáng sống”, một người anh đồng nghiệp đang công tác tại Ðài Phát thanh - Truyền hình Ðà Nẵng giới thiệu ngay Nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh. Vậy rồi, qua vài lời kết nối nhiệt tình, NSƯT Trần Ngọc Tuấn, Giám đốc Nhà hát, liền đích thân mời đoàn văn nghệ sĩ Cà Mau đến xem một suất diễn trong ngày gần nhất.

Nối dài tình yêu nước bằng nghệ thuật

Nghệ thuật kết nối quá khứ và hiện tại, là phương tiện giúp gìn giữ, lưu truyền và phát huy văn hoá dân tộc. Với ý nghĩa ấy, các bạn trẻ tại Cà Mau, bằng hoạt động nghệ thuật, đã góp phần lan toả, nhân lên tình yêu quê hương, đất nước trong những người trẻ và cộng đồng.

Ấm áp chương trình nghệ thuật “Tình ca Đất Mũi”

Nhằm tôn vinh Âm nhạc Việt Nam nói chung, Âm nhạc Cà Mau nói riêng, thể hiện sự tri ân đối với các tác giả có nhiều cống hiến cho sự nghiệp âm nhạc tỉnh nhà. Tối 3/9, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh đã diễn ra Chương trình nghệ thuật chào mừng kỷ niệm lần thứ 15 Ngày Âm nhạc Việt Nam với chủ đề :“Tình ca Đất Mũi”. Chương trình do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng với Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh phối hợp tổ chức.

Sắc màu miền Tây đến với Huế

Những năm qua, mỹ thuật đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) có bước phát triển mạnh, tạo được tiếng vang trong khu vực, các vùng miền trong và cả ngoài nước. Câu lạc bộ (CLB) "Sắc màu miền Tây ART" đã có 4 cuộc triển lãm tại Hội Mỹ thuật TP Hồ Chí Minh và Hà Nội từ năm 2019-2023.