ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 9-5-25 20:29:23
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tăng cường chăm sóc sức khoẻ sinh sản phụ nữ ven biển

Báo Cà Mau Với những phụ nữ ven biển, không chỉ chật vật mưu sinh vì miếng cơm, manh áo mà họ còn chịu nhiều khó khăn, thiếu thốn trong công tác chăm sóc sức khoẻ sinh sản - kế hoạch hoá gia đình.

Với những phụ nữ ven biển, không chỉ chật vật mưu sinh vì miếng cơm, manh áo mà họ còn chịu nhiều khó khăn, thiếu thốn trong công tác chăm sóc sức khoẻ sinh sản - kế hoạch hoá gia đình (SKSS/KHHGÐ).

Hai tháng nay, chị Võ Thị Cưng (40 tuổi, ấp Cái Cám, xã Phú Tân, huyện Phú Tân) bị rong kinh, được bác sĩ chẩn đoán bệnh u nang buồng trứng. Không tiền nên chị đành đến bác sĩ tư ở xã để chích thuốc giảm đau.

Chị Cưng phân trần: "Bị bệnh nên tôi không đi làm được, chồng và 2 đứa con gái sinh đôi 13 tuổi đi bắt ba khía, bắt bà chằng… Ði từ 20 giờ đêm đến 1-2 giờ sáng kiếm được 40.000-50.000 đồng. Với số tiền này chỉ đủ mua gạo ăn hằng ngày, nên chuyện đến bác sĩ ở Cà Mau để khám và điều trị bệnh khó khăn lắm".

Ðược chẩn đoán u nang buồng trứng nhưng không tiền, chị Võ Thị Cưng (40 tuổi, ấp Cái Cám, xã Phú Tân, huyện Phú Tân) đi chích và uống thuốc cho qua cơn đau.

Căn nhà trống hoác, không giếng nước khoan, cả nhà 4 người chỉ có một cái lu chứa nước sinh hoạt và mấy thùng xốp chứa nước mưa uống. “Mùa mưa thì đỡ, ngày nắng thì bơi xuồng đi xin nước giếng khoan về uống và nấu ăn, chuyện tắm giặt thì có khi phải sử dụng nước mặn. Thiếu thốn nước sạch sinh hoạt nên mấy năm nay tôi cứ bệnh viêm nhiễm phụ khoa thường xuyên”, chị Cưng cho biết thêm.

Ðiều kiện sống, lao động của người dân vùng ven biển vẫn còn rất khó khăn, vì mưu sinh, nhiều người vẫn phải lao động sản xuất trong những điều kiện vất vả, nguy hiểm. Ða số chị em phụ nữ chưa có điều kiện về thời gian cũng như tiền bạc để chăm lo sức khoẻ cho bản thân. Những hạn chế về phương tiện truyền thông, thông tin liên lạc càng làm hạn chế trình độ nhận thức cũng như hiểu biết của chị em về vấn đề SKSS/KHHGÐ. Bên cạnh đó, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên ở các cửa biển vẫn còn khá cao.

Tuy có nhà trong khu tái định cư nhưng do không có nghề nghiệp, không đất đai nên cả nhà chị Ngô Thuỳ Linh (27 tuổi, ở cửa biển Mỹ Bình Lớn, xã Phú Tân, huyện Phú Tân) vẫn bám biển để mưu sinh. Hằng ngày, sau khi cơm nước xong, chị cùng chồng đi bắt ba khía, ốc len, đăng cua con, cá kèo con… Và, cho dù ngay ngày "đèn đỏ" chị vẫn phải dầm mình trong nước biển. 27 tuổi, có 3 con: 10 tuổi, 7 tuổi, 5 tuổi và khi quyết định không sinh nữa chị Linh chỉ biết đến tiệm thuốc tây mua thuốc ngừa thai uống hằng tháng, 1 vỉ là 10.000 đồng, và cũng chưa lần nào đi khám phụ khoa định kỳ.

Bà Nguyễn Thị Hà (59 tuổi, mẹ chồng chị Linh) cho hay: “Ở đây, ngoài bắt ốc len, ba khía, đăng cua con, cá kèo con bán thì chẳng có nghề nào khác. Cái ăn còn thiếu thốn nên 5 đứa con tôi chẳng được học hành hay đi khám bệnh định kỳ gì. Cả nhà có bệnh thì đi tiệm thuốc Tây mua uống, nhiều lắm thì đi chích ở bác sĩ tư thôi. Giờ con dâu không muốn sanh con nữa thì ra tiệm thuốc Tây mua thuốc uống ngừa thai, chứ lâu lắm rồi cũng chẳng thấy cấp phát thuốc, bao cao su miễn phí hay tuyên truyền về dân số”.

Cuộc sống khó khăn nên vợ chồng chị Lê Thị Dụ (39 tuổi, kinh Phòng Hộ, ấp Cơi 6, xã Nguyễn Việt Khái, huyện Phú Tân) quyết định dừng lại ở 2 con. Con gái lớn 19 tuổi, con trai út cũng đã 17 tuổi và hơn chục năm nay chị chỉ biết chích thuốc ngừa thai.

Chị Dụ chia sẻ: “Không đất nên vợ chồng tôi thuê đất lâm trường nuôi ốc len, đẩy te, đẩy ruốc bán kiếm thêm thu nhập. Nhưng ở đây gần biển, xa chợ nên bán ốc, bán ruốc đều bị tư thương ép giá lắm, cuộc sống không dễ chút nào. Cuộc sống khó khăn nên tôi cũng chẳng biết đi khám phụ khoa định kỳ. 3 tháng 1 lần tôi đến xã Phú Tân chích mũi thuốc ngừa thai với giá 40.000 đồng”.

Tuy chị em sống ven biển đã có ý thức hơn trong việc uống thuốc ngừa thai, hạn chế sanh con đông, thế nhưng câu chuyện chăm sóc SKSS/KHHGÐ vẫn còn lắm nhọc nhằn, khó khăn. Thời gian tới, ngành dân số cần tăng cường vận động thực hiện các biện pháp KHHGÐ, gắn với việc mở rộng và nâng cao hiệu quả cung cấp các dịch vụ chăm sóc SKSS bà mẹ, trẻ em, phòng, chống suy dinh dưỡng và các bệnh xã hội; thực hiện có hiệu quả hình thức tư vấn cá nhân và tư vấn cộng đồng về DS/KHHGÐ, nhằm nâng cao nhận thức cũng như đáp ứng dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGÐ và nâng cao chất lượng dân số vùng biển đảo, ven biển./.

Bài và ảnh: Thanh Phương

100 nữ đoàn viên công đoàn được khám sức khoẻ miễn phí

Từ ngày 7-8/5, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Cà Mau phối hợp với Phòng khám Đa khoa Thành Lợi tổ chức chương trình khám sức khoẻ cho 100 nữ đoàn viên, lao động nữ có hoàn cảnh khó khăn, nhân Tháng Công nhân năm 2025.

Giúp trẻ mắc sởi nhanh phục hồi

Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra, thường gặp ở trẻ nhỏ với biểu hiện sốt cao, mệt mỏi, chán ăn. Trong quá trình điều trị và phục hồi sau sởi, dinh dưỡng đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Chế độ ăn uống đầy đủ và hợp lý không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, mà còn góp phần bù đắp lượng dinh dưỡng đã mất, hỗ trợ cơ thể nhanh chóng phục hồi và hạn chế các biến chứng nguy hiểm.

Thi đua vì sức khoẻ Nhân dân

Thực hiện Nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025 và các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội do HÐND, UBND tỉnh, Bộ Y tế giao hằng năm, ngành y tế Cà Mau xác định công tác thi đua, khen thưởng là một trong những giải pháp quan trọng, nhằm khơi dậy tinh thần trách nhiệm, phát huy sức mạnh đoàn kết, khuyến khích đổi mới, sáng tạo, cống hiến của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động. Qua đó, từng bước nâng cao chất lượng chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ Nhân dân, đáp ứng yêu cầu phát triển trong tình hình mới.

Tận lực chăm sóc sức khoẻ Nhân dân

Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà, cũng như ngành y cả nước, hệ thống y tế Cà Mau qua từng năm đã có những bước phát triển nổi bật. Nhiều cơ sở y tế tại địa phương đã làm chủ những kỹ thuật chuyên sâu; y tế cơ sở, y tế cộng đồng không ngừng được chú trọng đầu tư, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ Nhân dân, đáp ứng nhu cầu tiếp cận dịch vụ y yế ngày càng cao của người dân.

Không để bệnh dại bùng phát diện rộng

Thông tin từ UBND xã Ðất Mới, huyện Năm Căn, vào ngày 7/4, trên địa bàn ấp Ông Chừng xảy ra trường hợp bị chó cắn và cho kết quả dương tính với bệnh dại. Hiện nay, ngành chức năng huyện tập trung triển khai thực hiện các bước phòng, chống dịch theo quy định, không để bệnh dại bùng phát trên diện rộng.

Bệnh viện Đa khoa Cà Mau tổ chức hiến máu tình nguyện

Sáng nay (17/4), Công đoàn, Đoàn cơ sở Bệnh viện Đa khoa Cà Mau phối hợp với Bệnh viện huyết học - truyền máu TP Cần Thơ, Ban chỉ đạo vận động Hiến máu tình nguyện tỉnh Cà Mau tổ chức Ngày hội hiến máu tình nguyện.

Phát động Tháng Hành động vì an toàn thực phẩm 2025       

Sáng 15/4, tại thị trấn Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân, Ban chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Cà Mau tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2025. Đây là đơn vị chỉ đạo điểm của tỉnh Cà Mau.

Tập huấn phát hiện sớm bệnh mắt sụp mi, lé ở trẻ em

Ngày 11 và 12/4, tại Bệnh viện Mắt – Da liễu Cà Mau, 40 bác sĩ chuyên khoa Mắt và kỹ thuật viên khúc xạ từ các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện và thành phố tham gia khóa tập huấn chuyên sâu về khám sàng lọc, phát hiện sớm các bệnh lý mắt thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là sụp mi và lé.

Nâng chất hoạt động y tế dự phòng

Hiện nay, Trung tâm Y tế huyện Năm Căn được cấp trên đầu tư xây dựng và đưa vào hoạt động tại trụ sở mới; cơ sở vật chất 8/8 trạm y tế xã, thị trấn khang trang, với tổng số 38 giường bệnh; duy trì 100% trạm y tế có bác sĩ, hộ sinh hoặc y sĩ sản - nhi; 100% ấp, khóm có nhân viên y tế hoạt động; 100% xã, thị trấn đạt tiêu chí quốc gia về y tế; trạm y tế từng bước hoạt động theo nguyên lý y học gia đình.

Bệnh viện Đa khoa Cà Mau đạt yêu cầu thẩm định bệnh án điện tử

Chiều 30/3, đoàn công tác Hội Tin học y tế Việt Nam thẩm định do ông Trần Quý Tường, Chủ tịch Hội, dẫn đầu đến thẩm định điều kiện đảm bảo triển khai Bệnh án điện tử (EMR) tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau.