ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 19-9-24 13:13:56
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tăng giá trị hạt muối Cà Mau

Báo Cà Mau (CMO) Trên những cánh đồng muối trắng nằm ven cửa sông Gành Hào (ấp Lưu Hoa Thanh, xã Tân Thuận, huyện Ðầm Dơi), bà con diêm dân đang tất bật vào vụ thu hoạch. Dù phải bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, có năm được mùa mất giá, được giá mất mùa, diêm dân vẫn gắn bó, miệt mài với cái nghề lắm nhọc nhằn này và hy vọng về thương hiệu cho hạt muối Cà Mau.

Anh Dương Thanh Hải là thế hệ tiếp nối nghề làm muối gần 40 năm của gia đình. Năm 2020, anh quyết định đầu tư sản xuất muối trải bạt trên diện tích 3.500 m2. Thấy hiệu quả, năng suất cũng như chất lượng được nâng lên, nên năm nay anh mở rộng diện tích muối trải bạt lên 5.500 m2. Tuy nhiên, điều kiện thời tiết từ đầu vụ đến nay không mấy thuận lợi. Nắng ít, mưa và gió nhiều từ đầu vụ, khiến không chỉ năng suất muối giảm, mà còn ảnh hưởng đến nghề khai thác biển của ngư dân, kéo theo giá muối giảm, chỉ còn 30.000-35.000 đồng/giạ, trong khi giá muối năm trước từ 40.000-50.000 đồng/giạ.

Do ảnh hưởng của thời tiết và sản lượng khai thác biển thấp nên năng suất, giá cả muối đầu vụ đến nay giảm mạnh.

Anh Hải cho biết: “Qua 2 vụ làm muối trải bạt cho thấy năng suất và chất lượng cao hơn hẳn so với cách làm muối truyền thống trên nền đất. Tôi bắt đầu thu hoạch hơn 1 tháng nay, được hơn 2.000 giạ muối, nhưng mới bán được hơn 500 giạ, giá muối giảm thấp, chi phí điện, dầu, nhân công lại cao. Do ảnh hưởng của thời tiết nên năng suất muối cũng giảm khoảng 30% so với thời điểm này năm trước. Hy vọng từ nay đến cuối vụ, nắng nhiều hơn thì năng suất muối sẽ cao hơn”.

Những năm gần đây, diêm dân đầu tư trải bạt trong làm muối, nâng cao năng suất và chất lượng cho hạt muối Tân Thuận.

Trong năm 2020, HTX sản xuất muối đầu tiên tại xã Tân Thuận được thành lập với 8 thành viên trong tổng số 64 hộ làm muối. Từ khi thành lập HTX đến nay, thành viên được hỗ trợ về giá điện và tìm đầu ra khi muối tồn đọng.

Anh Huỳnh Văn Lai, Chủ tịch HTX Muối Tân Thuận, bộc bạch: “Hiện nay, khó khăn lớn nhất là việc thương lái vận chuyển muối từ các tỉnh khác vào đây bán với giá rẻ hơn 1/3 so với giá muối tại đây. Vì nghề khai thác biển và những nghề chế biến khác không đòi hỏi muối chất lượng cao nên nhiều mối đã chuyển sang mua muối của họ. Mà chi phí tàu, ghe, nhân công vận chuyển muối đi bán lại cao, lãi chỉ còn trên dưới 10.000 đồng/giạ. Vì vậy, diêm dân nơi đây rất cần chính sách hỗ trợ đảm bảo giá cả, đầu ra ổn định cũng như kho trữ muối để có thể tiếp tục duy trì và giữ vững giá trị hạt muối Cà Mau”.

Niềm hy vọng đến với bà con diêm dân khi muối trắng Tân Thuận, Ðầm Dơi đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ. Ðây không chỉ là công cụ pháp lý quan trọng giúp bảo vệ danh tiếng của sản phẩm, mà còn góp phần nâng cao giá trị hạt muối để đời sống diêm dân từng bước nâng lên.

Hiện đang bước vào chính vụ thu hoạch, bà con diêm dân tất bật với công việc ngoài ruộng muối.

 

Thảo Mơ thực hiện

 

Nhộn nhịp mùa cấy

Hiện nay, trên cánh đồng một số xã thuộc các huyện: U Minh, Thới Bình, Cái Nước nhộn nhịp vào mùa cấy lúa trên đất nuôi tôm. Từ hiệu quả mang lại sau nhiều năm thực hiện mô hình, cùng với giá lúa, giá tôm tăng trở lại, giúp bà con có thêm động lực khi bắt tay thực hiện vụ mùa mới.

Lò bánh tất bật mùa Trung thu

Còn khoảng một tuần là đến tết Trung thu, thời điểm này các lò bánh trong tỉnh, nhiều nhất là ở Phường 4, TP Cà Mau, đang tất bật sản xuất bánh phục vụ cao điểm thị trường tiêu dùng tết Trung thu năm nay.

Chợ trên sông

Đó là các ghe, xuồng, vỏ lãi chở các mặt hàng nhu yếu phẩm, gia dụng, thực phẩm, rau củ quả, cũng có khi là hàng thủ công, hoa kiểng, dao rèn... cứ xuôi theo con nước lớn, ròng qua từng kênh, rạch.

Bình dị mà thân thương!

Nông thôn Cà Mau đang trong tiến trình đổi mới, song vẫn giữ được nét đẹp hồn quê. Khung cảnh thiên nhiên yên bình và những sinh hoạt thường nhật, bình dị, giản đơn như việc vui đùa của trẻ nhỏ, khoảnh khắc lao động của người quê gắn với bếp xưa, nghề cũ...

Rực rỡ cờ, hoa mừng Quốc khánh

Hoà cùng không khí cả nước mừng kỷ niệm 79 năm Quốc khánh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945-2/9/2024), phố phường Cà Mau như khoác áo mới. Các tuyến đường nội ô TP Cà Mau được trang hoàng cờ hoa, pano và tranh cổ động đầy màu sắc.

Sắc màu vùng trấp

Hệ sinh thái đa dạng, cùng với quá trình chuyển đổi mạnh mẽ của sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu đã hình thành nên những vùng trấp với bức tranh thiên nhiên luôn biến đổi theo mùa, hài hoà, mang nét đặc trưng vùng đất.

Phum, sóc khởi sắc

Trên địa bàn tỉnh Cà Mau, cùng với người Kinh chiếm đa số, có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số cùng sinh sống, trong đó đông nhất là đồng bào dân tộc Khmer với 9.699 hộ, khoảng 41.212 người.

Nghề đan ráp lú

Những năm gần đây, nghề đan ráp lú phát triển mạnh trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Tận dụng thời gian rảnh rỗi, ở tại nhà, người dân vẫn có nguồn thu từ nghề này. Nhu cầu sử dụng sản phẩm lú ngày càng lớn trên thị trường, nên đời sống bà con khá ổn định.

Những dòng sông huyền thoại

Vùng đất Cà Mau địa bàn sông ngòi chằng chịt. Những con sông đã đi cùng năm tháng, gắn bó bền chặt với lịch sử vùng đất cuối trời Tổ quốc. Ðặc biệt, nhiều con sông in đậm chiến công oai hùng của quân và dân Cà Mau trong 2 cuộc kháng chiến, chống thực dân và đế quốc xâm lược, cùng dân tộc.

Ðổi thay kênh xáng Minh Hà

Kênh xáng Minh Hà dài khoảng 30 km, thuộc 2 huyện: Trần Văn Thời và U Minh. Kênh bắt nguồn từ sông Ông Ðốc (đoạn Tắc Thủ) đổ ra cửa Sào Lưới. Tên con kênh được đặt từ sự kết nghĩa giữa 2 tỉnh Minh Hải (nay là 2 tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu) và tỉnh Hà Nam Ninh (nay là Ninh Bình và Nam Ðịnh).