ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 20-4-25 09:35:35
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tạo điều kiện vận chuyển hàng hoá

Báo Cà Mau (CMO) Thời gian qua, tỉnh Cà Mau đã triển khai nhiều biện pháp kiểm soát chặt chẽ đối với người và phương tiện ra, vào địa bàn tỉnh, vừa đảm bảo phòng chống dịch, vừa tạo điều kiện để người dân và doanh nghiệp (DN) có thể hoạt động kinh doanh thuận lợi, trong đó có việc tiếp tục tạo điều kiện ưu tiên đối với các loại hình kinh doanh vận tải hàng hoá thiết yếu trong thời điểm dịch bệnh.

Theo đó, Công văn 3655 của Chủ tịch UBND tỉnh nêu rõ: Các DN, cơ sở sản xuất, kinh doanh, hợp tác xã, hộ kinh doanh vận tải hàng hoá trong và ngoài tỉnh Cà Mau phải đăng ký với Sở Giao thông vận tải tỉnh Cà Mau trước khi vận chuyển hàng hoá ra, vào địa bàn tỉnh. Tất cả người, phương tiện vận chuyển hàng hoá phải có giấy xét nghiệm SARS-CoV-2 với kết quả âm tính (trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày có kết quả).

Thực hiện chỉ đạo, Sở Giao thông vận tải tỉnh phối hợp với các sở, ngành có liên quan, các địa phương trên địa bàn tỉnh sắp xếp triển khai phương án thực hiện vận chuyển hàng hoá, trong đó giao trách nhiệm cho từng đơn vị khảo sát, chọn địa điểm cụ thể, đủ điều kiện để thành lập các bến lên, xuống hàng hoá tập trung.  

Giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Cà Mau Hồ Hoàn Tất cho biết: “Hiện nay, tại địa bàn các huyện có hơn chục bến được thành lập. Riêng TP Cà Mau có 3 bến được thành lập tại chợ Phường 7, Bến xếp dỡ Phường 1 và Bến xe khách Cà Mau - Kiên Giang. Ðây là các điểm lên xuống hàng hoá dành cho các DN vận tải chuyển hàng hoá vào địa bàn tỉnh, cần phân phối nhiều nơi nhưng không có điểm lên, xuống hàng hoá tập trung, cố định. Sẽ bố trí các khu cách ly tạm thời tại khu vực bến cho các đối tượng là người đi cùng phương tiện, lái xe, phụ xe nhằm đảm bảo họ không tiếp xúc với người khác trong quá trình chờ lên, xuống hàng hoá. Sở chủ động trang bị ghế nằm, quạt để phục vụ người cách ly tạm thời tại các điểm này. Ðồng thời, phối hợp với ngành y tế tiếp tục tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra tại các địa điểm này, cũng như các điểm của các DN đã có điểm lên, xuống hàng hoá cố định tại cơ sở, tạo điều kiện để các đối tượng là người theo xe, lái xe, phụ xe được test nhanh, xét nghiệm SARS-CoV-2, tiếp tục hành trình”.

Hiện tại, các dịch vụ test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 được bố trí rải đều khắp địa bàn tỉnh, với 13 điểm. Trong đó, 2 điểm tại chốt kiểm dịch trên Quốc lộ 1; Quản lộ Phụng Hiệp và 11 điểm tại các cơ sở y tế các huyện, thành phố. Riêng đối với điểm tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, triển khai cả 2 dịch vụ test nhanh và xét nghiệm PCR cho người dân có nhu cầu.

Bệnh viện Medic Cà Mau là 1 trong 13 điểm có dịch vụ test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 trên địa bàn tỉnh.

Theo Bác sĩ Ðặng Hải Ðăng, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau: “Hiện nay, trung bình một ngày tại các điểm test nhanh trên địa bàn TP Cà Mau thực hiện trả kết quả cho vài chục trường hợp là đối tượng tài xế, phụ xế, người theo xe có nhu cầu. Hiện Sở Y tế phối hợp với các ngành có liên quan tạo điều kiện thuận lợi cho DN trong quá trình vận chuyển hàng hoá, các DN phải tuân thủ tốt quy định về xét nghiệm SARS-CoV-2, bởi test nhanh trong thời điểm này đang là biện pháp hết sức hữu ích đối với tài xế, phụ xế và người đi theo phương tiện vận chuyển hàng hoá”.

Nhiều tài xế đồng tình đối với quy định này. Tài xế Ðỗ Văn Cần (xã Ðông Hải, tỉnh Bạc Liêu) chia sẻ: “Tôi hoàn toàn thống nhất, ủng hộ chính quyền về khai báo y tế theo quy định cũng như việc test nhanh, vì sẽ đảm bảo sức khoẻ cho mình và cho người khác”.

Nhưng cũng có tài xế cho rằng: “Giá test nhanh 238.000 đồng, chỉ có hiệu lực 3 ngày, đi chuyến lên, chuyến về một ngày chỉ có hơn trăm ngàn đồng mà chi phí test kiểu vậy rất khó. Nhưng tình hình khó khăn chung, phải chịu thôi”, tài xế Lê Thanh Mẫn, Phường 8, TP Cà Mau, trình bày.

Bên cạnh tuyến lưu thông đường bộ, hiện tuyến đường thuỷ vào địa bàn tỉnh cũng đang gặp phải nhiều vấn đề nan giải. Theo ông Hồ Hoàn Tất: “Phương án đối với tuyến giao thông này là người trên các phương tiện sẽ được cách ly tạm thời ngay tại phương tiện và sẽ được kiểm soát chặt, đồng thời làm các dịch vụ test nhanh khi qua các trạm kiểm soát”.

Cùng với sự vào cuộc quyết liệt, cũng như những phương án giải quyết rất thiết thực của các ngành chức năng trên địa bàn tỉnh, các DN vận tải cần chủ động trong công tác phối hợp, với tinh thần trách nhiệm cao, vừa đảm bảo công tác phòng chống dịch, vừa chủ động trong sản xuất kinh doanh, cũng như vận chuyển nhu yếu phẩm thiết yếu phục vụ người dân trên địa bàn, từng bước chung tay cùng cả nước đẩy lùi dịch bệnh trong thời gian sớm nhất./.

 

Lê Chí

 

Duy trì kiểm tra tốc độ các tuyến trọng điểm

Ngay sau khi thực hiện chủ trương tinh gọn bộ máy của ngành công an (bỏ công an cấp huyện), công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông (ATGT) đứng trước yêu cầu mới. Theo đó, chủ công trong công tác này, lực lượng làm nhiệm vụ Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh, đã có những điều chỉnh phù hợp, nhằm không làm gián đoạn và ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý Nhà nước về lĩnh vực giao thông đường bộ.

Thảo luận Chương trình truyền thông về an toàn giao thông tại Cà Mau

Sáng 1/4, Ban An toàn giao thông (ATGT) tỉnh Cà Mau có buổi làm việc với đại diện Báo Pháp luật Việt Nam về việc phối hợp tổ chức Chương trình  truyền thông về ATGT tại tỉnh Cà Mau.

Tai nạn giao thông làm 2 người tử vong

Chiều nay (31/3), Trung tá Nguyễn Thanh Thủ, Trưởng công an xã Hoà Mỹ (huyện Cái Nước) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, làm 2 người chết tại chỗ (trong đó có người nghi đang mang thai).

Thay đổi tích cực trong văn hoá giao thông

Nghị định 168/2024/NÐ-CP ngày 26/12/2024 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông (ATGT) trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe (gọi tắt là Nghị định 168) đi vào cuộc sống, đã tạo nhiều chuyển biến tích cực trong nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông.

Sẽ xử lý mạnh lỗi vi phạm

Ông Nguyễn Thanh Bằng, Chánh Văn phòng Ban An toàn giao thông (ATGT) tỉnh, thông tin, để đạt mục tiêu giảm từ 5-10% tai nạn giao thông (TNGT) trong năm 2025, mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các cơ quan hữu quan phải nâng cao trách nhiệm trong đảm bảo trật tự, ATGT theo phân quyền, đồng thời tập trung xử lý 2 lỗi vi phạm: nồng độ cồn và tải trọng.

Va chạm giao thông, 1 người tử vong

Sau va chạm giao thông giữa xe ô tô con và xe đạp xảy ra vào hôm nay (25/2) tại Nhà Phấn (ấp Sở Tại, xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước) đã làm chết 1 người.

Tiềm ẩn tai nạn dưới dốc cầu

Với đặc thù địa phương có hệ thống kênh rạch chằng chịt nên trên địa bàn tỉnh có hàng trăm cây cầu lớn, nhỏ nối liền các tuyến giao thông. Tuy nhiên, tại nhiều cây cầu như: cầu Huỳnh Thúc Kháng (Phường 7, TP Cà Mau); cầu Lương Thế Trân (xã Lương Thế Trân), cầu Cái Rắn (xã Phú Hưng), cầu Rau Dừa (xã Hưng Mỹ), huyện Cái Nước; cầu Nông Trường, xã Khánh An, huyện U Minh... do thiếu biển báo, vòng xuyến không rõ ràng, cộng với ý thức chấp hành luật giao thông của một bộ phận người dân hạn chế, khiến khu vực các dốc cầu này tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông.

Hành trình an toàn, kiến tạo tương lai

Theo Ban An toàn giao thông (ATGT) tỉnh Cà Mau, tai nạn giao thông (TNGT) thời gian qua được kiềm chế, năm 2024 kéo giảm cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương so với cùng kỳ năm 2023. Tuy nhiên, tính bền vững chưa cao, nhiều lỗi vi phạm mang tính chủ quan, tiềm ẩn nguy cơ gây TNGT vẫn còn khá cao. Năm 2025, chủ đề công tác đảm bảo ATGT tại Cà Mau là "Hành trình an toàn, kiến tạo tương lai".

Tái diễn chợ tự phát trên quốc lộ

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Cà Mau vẫn tồn tại nhiều chợ tự phát, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.

Đã tìm thấy nạn nhân mất tích sau va chạm giao thông thuỷ

Bằng nhiều phương thức, kết hợp các lực lượng và Nhân dân, nhưng do điều kiện sông sâu, nước chảy xiết, mãi đến khoảng 8 giờ 45 phút sáng nay (14/2), nạn nhân bị mất tích trong vụ va chạm làm chìm xuồng xảy ra vào sáng hôm qua (13/2) trên địa bàn xã Đất Mới (huyện Năm Căn) mới được tìm thấy.