ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 12-1-25 00:46:13
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tapasa 1 hoà nhịp nông thôn mới

Báo Cà Mau (CMO) Chúng tôi đến nhà anh Thạch Văn Rươl, Trưởng ấp Tapasa 1, xã Tân Phú, huyện Thới Bình, thì trời đổ mưa. Cơn mưa mỗi lúc nặng hạt kèm theo dông lốc khiến anh Rươl nơm nớp, cứ hướng mắt về cánh đồng phía sau nhà, nơi phủ màu xanh mơn mởn của lúa đang phát triển, thở dài: “Tôi sinh ra và lớn lên ở vùng đất này, nên thấu hiểu nỗi vất vả của bà con trong thời buổi khó khăn trước đây. Mưu sinh chủ yếu là làm ruộng, nhưng lao động vất vả trên đồng mà vẫn không lo đủ miếng ăn cho đàn con nheo nhóc. Tuy nhiên, khó khăn mấy người dân cũng kham được, nhưng sợ nhất là ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh”.

Qua rồi nghèo đói

Ấp Tapasa 1 có gần 460 hộ dân, trong đó đồng bào dân tộc trên 120 hộ. Ngày trước, nơi đây là vùng đất thuần nông, bà con trồng lúa 2 vụ nhưng do thổ nhưỡng không thuận lợi nên năng suất thu hoạch không cao. Trong khi nhiều hộ dân đất ít, con đông nên cái nghèo cứ đeo đẳng. 

“Mấy mươi năm loanh quanh với cảnh nghèo túng, bà con ấp Tapasa 1 đã đồng lòng vượt khó vươn lên trong cuộc sống. Bây giờ, tuy chưa phải phát triển vượt bậc, nhưng hầu hết các gia đình đều áo ấm cơm no. Toàn ấp chỉ còn 3 hộ nghèo do bệnh tật không lao động được”, ông Thạch Hồng Chiến, Bí thư Chi bộ ấp Tapasa 1, chia sẻ.

Ðổi thay ở Tapasa 1 được khởi nguồn từ phong trào xây dựng đời sống văn hoá cơ sở vào năm 2001. Chính quyền địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền về kế hoạch hoá gia đình, xoá đói giảm nghèo… đồng thời, thực hiện những chính sách của Nhà nước về hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Ðược cho vay vốn, giống sản xuất, được hỗ trợ cất nhà tình thương, cho tiền chuộc đất… từ đó người dân, nhất là đồng bào dân tộc từng bước phấn đấu vươn lên.

Ðến năm 2010, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, được sự quan tâm chỉ đạo của Ðảng uỷ, UBND xã Tân Phú, phân công cán bộ phối hợp với các tổ chức đoàn thể về ấp vận động bà con, được Nhân dân hưởng ứng nhiệt tình, khơi dậy tinh thần vượt khó trong đồng bào dân tộc.

Song, từ năm 2010, nhiều khu vực xung quanh chuyển sang nuôi tôm, nguồn nước ngọt dần bị thẩm thấu, nếu cứ đeo bám nghề nông thì khó phát triển kinh tế hộ gia đình, nên trong ấp đã có hộ manh nha chuyển sang nuôi tôm, đến năm 2015 toàn ấp đồng loạt chuyển dịch cơ cấu sản xuất, nuôi tôm kết hợp với trồng lúa. Thời điểm nuôi tôm, bà con nuôi thêm cua, còn khi xuống giống trồng lúa thì bà con thả tôm càng xanh nuôi kết hợp. Chí thú lao động cùng với việc được xã tổ chức tập huấn, hướng dẫn tiếp cận, áp dụng khoa học - kỹ thuật trong sản xuất, không ít hộ vươn lên khá giàu.

Chuyên canh hoa màu trên đất ruộng của hộ ông Lê Văn Dũng.

Ðiển hình anh Rươl, tuy bận bịu với công việc của một trưởng ấp nhưng anh không quên trách nhiệm phát triển kinh tế gia đình. Nhà có 4 công đất sản xuất, nếu vụ mùa thuận lợi thì vẫn đảm bảo cuộc sống gia đình. Thế nhưng, anh Rươl lại mướn thêm đất của hộ dân gần nhà để tăng gia sản xuất. Hàng năm, thu nhập từ lúa, tôm, cua của gia đình anh Rươl hơn 200 triệu đồng.

Cùng xây nông thôn mới

Từ khi ấp có tuyến đường giao thông nông thôn đấu nối về xã, việc đi lại thuận tiện, người dân giao lưu văn hoá, tiếp cận thông tin xã hội và thay đổi tư duy, nhất là đồng bào dân tộc không còn tư tưởng trông chờ mà tự thân vận động để vươn lên.

Hộ ông Trần Văn Hiểu, gia đình đông anh em nhưng ít đất, nên khi ông Hiểu có gia đình riêng chỉ được cha mẹ cho một phần đất cất nhà ở tạm bợ, cuộc sống rất khó khăn. Từ nhiều năm nay gia đình ông đi lao động ngoài tỉnh, có đồng lương ổn định. Tích góp, ông Hiểu vừa xây dựng lại căn nhà của mình kiên cố hơn với trị giá hàng trăm triệu đồng.

Hay hộ ông Lý Phúc, tuy kinh tế gia đình thuộc dạng khá giả, nhưng ngoài việc giúp cha trong hoạt động sản xuất, coi sóc nuôi ba ba… 2 con của ông Phúc vẫn đi lao động trong địa bàn xã thời gian nhàn rỗi, tự tạo ra đồng tiền tiêu xài để giảm gánh nặng kinh tế cho gia đình.

“Bây giờ điều kiện phát triển kinh tế rất đa dạng. Hộ không đất hoặc có ít đất sản xuất thì có thể đi lao động ngoài tỉnh. Còn những hộ tại địa phương thì ngoài trồng lúa, nuôi tôm, có hộ còn phát triển thêm mô hình vật nuôi thích hợp, đồng thời không bỏ hoang hoá đất đai mà tận dụng bờ liếp để trồng màu… phát triển kinh tế gia đình. Những ngôi nhà bán kiên cố dần được thay thế bằng căn nhà khang trang hơn với chi phí đầu tư xây dựng hàng trăm triệu đồng. Từ đó, bộ mặt nông thôn ở Tapasa 1 cũng sáng sủa hơn”, anh Rươl bộc bạch.

Người dân ấp Tapasa 1 tận dụng bờ liếp trồng bí rợ.

Theo ông Chiến, Tapasa 1 giờ đây đang thay đổi từng ngày. Chuyển biến tích cực ở vùng đất khó khăn này là nhờ sự phối hợp nhịp nhàng giữa sự quan tâm, chủ trương đúng đắn của Ðảng, chính sách hỗ trợ kịp thời của Nhà nước, cùng ý chí quyết tâm của người dân trong việc giảm nghèo… Ðời sống vật chất, tinh thần được nâng lên thì người dân mới tích cực tham gia các phong trào ở địa phương và chung tay đổi mới nông thôn.

“Tuy nhiên, Tapasa 1 được chia cắt bởi kênh 40, nhưng phía bờ Tây (có khoảng 50 hộ dân sinh sống thưa thớt) hiện chưa có đường giao thông, lộ đất luôn sình lầy, trơn trượt mà cầu bắc ngang kênh chỉ có 1 cây, nên những hộ ở xa cầu, muốn qua bờ Ðông (đi chợ, con cái đi học…) nhanh chóng đã tự làm bè (được kết bằng những tấm xốp cũ và lót ván phía trên) rồi lần dây qua kênh. Việc này rất nguy hiểm đối với trẻ nhỏ, người già khi đi trên bè qua kênh trong lúc mưa dông, ban đêm...”, ông Chiến băn khoăn.


Ông Trần Duy Hảo, Phó chủ tịch UBND xã Tân Phú, cho biết: Xã Tân Phú có trên 4.100 hộ dân, trong đó đồng bào dân tộc Khmer có khoảng 210 hộ, sinh sống ở 2 ấp Ðầu Nai và Tapasa 1. Những năm qua, thụ hưởng các chính sách của Nhà nước đối với đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống người dân từng bước nâng lên, góp phần cùng chính quyền địa phương xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới. Tuy nhiên, hiện tại Ðầu Nai và Tapasa 1 vẫn là 2 ấp đặc biệt khó khăn giai đoạn 2021-2025, được xã quan tâm triển khai thực hiện các chính sách an sinh xã hội, đặc biệt là Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2030.


 

Mỹ Pha

 

Can thiệp sớm trẻ chậm nói

"Hiện nay, tình trạng trẻ chậm nói khá phổ biến, do bẩm sinh, hoặc môi trường xung quanh. Các dấu hiệu thường khó nhận diện, do phụ huynh chưa nắm rõ các giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ. Các bé được đưa đến đây khám chủ yếu bị rối loạn ngôn ngữ, khó giao tiếp bằng ngôn ngữ, hạn chế khả năng tiếp thu...", Bác sĩ Ninh Thị Minh Hải, Phòng Âm ngữ trị liệu, Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau, thông tin.

Tuổi trẻ xung kích trong phong trào lớn

Chương trình xoá nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh đã và đang được triển khai quyết liệt, bên cạnh sự nỗ lực của các cấp, các ngành, lực lượng đoàn viên, thanh niên (ÐVTN) đã phát huy vai trò xung kích của mình khi tích cực tham gia thực hiện xoá nhà tạm, nhà dột nát cùng toàn tỉnh. Ðây cũng chính là 1 trong 3 nhiệm vụ trọng tâm được Tỉnh đoàn xác định cho năm 2025.

Giải pháp tiết kiệm từ vật liệu... "hết thời"

Trong thời kỳ giá vật liệu xây dựng (VLXD) ngày càng leo thang, việc chọn lựa VLXD phù hợp với túi tiền đang trở thành bài toán khó đối với nhiều gia đình. Giữa làn sóng của những vật liệu hiện đại, đắt đỏ như gạch men cao cấp, đá granite hay gỗ công nghiệp nhập khẩu, nhiều người bắt đầu chuyển hướng sang các loại vật liệu “hết thời”, đó là những sản phẩm từng phổ biến nhưng hiện không còn được ưa chuộng vì mẫu mã lỗi thời. Ðây được xem là lời giải hiệu quả cho bài toán tiết kiệm chi phí xây dựng.

Niềm vui an cư

Mùa xuân mang theo niềm vui, hy vọng cho mọi người, mọi nhà. Ðối với những hộ khó khăn vừa được hỗ trợ nhà ở, đất ở thì niềm vui, niềm tin về cuộc sống no ấm như được nhân lên gấp bội.

47 sinh viên đạt danh hiệu "Sinh viên 5 tốt"

Chiều ngày 8/1, Hội Sinh viên Việt Nam tỉnh Cà Mau tổ chức mít tinh kỷ niệm 75 năm ngày truyền thống học sinh, sinh viên và Hội Sinh viên Việt Nam, tuyên dương “Học sinh 3 tốt” cấp tỉnh, “Sinh viên 5 tốt” các cấp, năm học 2023-2024.

Họp đoàn kiểm tra liên ngành an toàn vệ sinh thực phẩm

Để bảo đảm an toàn thực phẩm, hạn chế tối đa các vụ ngộ độc thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và mùa lễ hội xuân 2025, sáng nay (8/1), Đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm tổ chức họp triển khai công tác kiểm tra đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trước, trong và sau Tết Nguyên đán.

Trung tâm Giải quyết TTHC tỉnh làm việc cả ngày thứ Bảy

Qua ghi nhận tình hình thực tế, tại Trung tâm Giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) tỉnh đang xảy ra tình trạng quá tải vào một số giờ cao điểm trong việc tiếp nhận, giải quyết thủ tục cấp Căn cước công dân và cấp định danh điện tử mức độ 2 cho người dân.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học

Nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập và quản lý giáo dục, Trường THCS thị trấn Trần Văn Thời, huyện Trần Văn Thời, chú trọng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT).

Hạnh phúc an cư

“Ðẩy nhanh tiến độ xây dựng để bà con có nhà mới đón Tết an vui; rà soát tất cả đối tượng được hỗ trợ xem hộ nào có thể triển khai xây dựng nhà được ngay thì tiến hành nhanh, nhưng phải đi đôi với chất lượng, hiệu quả; phát huy cao nhất tinh thần, trách nhiệm, hoàn thành chương trình xoá nhà tạm, nhà dột nát trong tháng 8/2025...”. Ðây là chỉ đạo kỳ quyết của đồng chí Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HÐND tỉnh Cà Mau.

Lan toả ý thức bảo vệ môi trường

Ô nhiễm chất thải nhựa đã trở thành một trong ba thách thức toàn cầu lớn nhất về môi trường hiện nay. Chống rác thải nhựa là cuộc chiến dài hơi và không hề đơn giản. Trước hết, mỗi người dân cần nâng cao ý thức, trách nhiệm với môi trường sống, loại bỏ rác thải nhựa từ những thói quen thường nhật.