ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 16-4-25 21:40:38
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tết này bà con sẽ vui hơn

Báo Cà Mau Năm 2023, 19/21 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện Ngọc Hiển đạt và vượt kế hoạch, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Thuỷ sản đóng vai trò chủ lực, góp phần tăng trưởng kinh tế, tạo nhiều việc làm mang lại thu nhập, nâng cao đời sống Nhân dân.

Toàn huyện có 36.000 ha đất nuôi trồng thuỷ sản dưới tán rừng, trong đó có 23.730 ha được thế giới chứng nhận nuôi tôm hữu cơ, năng suất đạt bình quân khoảng 230 kg/ha/năm. Tổng sản lượng khai thác, nuôi trồng thuỷ sản ước khoảng 73 ngàn tấn, có gần 24 ngàn tấn tôm. Sản lượng sản xuất giống thuỷ sản đạt 12,43 tỷ con.

Khai thác biển cuối năm được mùa, được giá, ngư dân ven biển phấn khởi, lao động có thêm việc làm.

Công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng được quan tâm, diện tích có rừng tập trung hiện nay gần 37.000 ha. Tài nguyên rừng được khai thác hợp lý hơn, hiệu quả nâng lên, đời sống người dân làm nghề rừng được cải thiện đáng kể.

Tổng thu ngân sách trên địa bàn năm 2023 ước đạt 29 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người đạt 59 triệu đồng. Huyện giảm được 1,3% hộ nghèo, 1,56% hộ cận nghèo, hiện hộ nghèo còn 3,01%.

Diện mạo nông thôn huyện Ngọc Hiển ngày càng khởi sắc hơn.

Với lợi thế 3 mặt giáp biển, bờ biển dài 98 km, huyện thu hút được 12 dự án điện gió, đã có 4 dự án được đầu tư với công suất 650 MW, nguồn vốn đăng ký 14.600 tỷ đồng. Hiện đã vận hành thương mại 2 dự án với công suất 95 MW. Ðây là một trong những tiền đề quan trọng để huyện tập trung phát triển năng lượng điện gió, góp phần tạo ra nguồn năng lượng sạch, mở hướng phát triển mới cho du lịch và kinh tế biển của huyện.

Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM ngày càng đi vào chiều sâu, tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức, hành động của cả hệ thống chính trị, của người dân, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn huyện nhà.

Lĩnh vực văn hoá - xã hội tiếp tục chuyển biến tích cực. Toàn huyện có 28 trường học trực thuộc huyện, 2 trường THPT trực thuộc Sở Giáo dục và Ðào tạo được đầu tư xây dựng cơ bản; có 25/28 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1; 3 trường đã đề nghị công nhận đạt chuẩn quốc gia mức độ 2. Ðội ngũ thầy cô giáo ngày càng được chuẩn hoá ở các cấp học, bậc học... Công tác giải quyết chế độ, chính sách, lao động, việc làm, an sinh xã hội, chăm sóc sức khoẻ Nhân dân ngày càng được nâng cao. Thiết chế văn hoá, thể thao được quan tâm xây dựng, các hoạt động văn nghệ, thể dục, thể thao diễn ra sôi nổi. Từ phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” đã góp phần tích cực vào việc xây dựng đô thị văn minh, diện mạo NTM.

“Năm 2023, đời sống người dân phát triển hơn. Những ngày cuối năm, tình hình khai thác biển cũng ổn định, đạt sản lượng cao hơn các năm trước. Năm nay bà con sẽ đón Tết sung túc hơn”, ông Trần Thành Công, xã Ðất Mũi, nhận định.

Nhiều mô hình nuôi thuỷ sản đạt hiệu quả. (Ảnh chụp mô hình nuôi sò huyết của nông dân xã Viên An Ðông).

Ông Trần Hoàng Lạc, Chủ tịch UBND huyện, thông tin: “Năm 2024 và những năm tiếp theo, huyện sẽ tập trung phát huy các thế mạnh của địa phương, quan tâm đến nuôi tôm hữu cơ, tôm 2 giai đoạn để được thế giới chứng nhận. Phát triển ngành hàng cua, tôm, đũa đước trở thành ngành hàng chủ lực, tạo thương hiệu riêng của Ngọc Hiển. Về lĩnh vực du lịch, huyện sẽ tập trung quy hoạch, mời gọi đầu tư để Ngọc Hiển trở thành điểm đến lý tưởng cho du khách. Về kinh tế biển, ven biển, huyện quan tâm đến cụm đảo Hòn Khoai, nếu được đầu tư thành cụm cảng nước sâu sẽ là động lực quan trọng, mang về ngoại tệ rất lớn cho tỉnh nhà. Song song đó, tiếp tục thu hút phát triển năng lượng xanh, năng lượng tái tạo, năng lượng điện gió, góp phần thúc đẩy kinh tế huyện Ngọc Hiển phát triển nhanh và bền vững”./.

 

Chí Hiểu

 

Xổ số miền trung thứ 2 trực tiếp Xổ số miền trung thứ 2 trực tiếpCông ty quà tặng tết Grand Cru - Wine & Gift

Từng bước hoàn chỉnh hạ tầng thiết yếu trên tuyến kênh Lung Lá

Trước những hạn chế về hạ tầng thiết yếu trên tuyến kênh Lung Lá, thuộc địa bàn Khóm 5, phường Tân Xuyên, ngành chức năng thành phố cà Mau đã có những rà soát và định hướng trong thời gian tới nhằm đảm bảo ổn định đời sống người dân nơi đây.

Ðổi thay vùng đất anh hùng

Nguyễn Phích là 1 trong 31 xã được Chính phủ công nhận là xã An toàn khu của Trung ương trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Ðây là cái nôi giàu truyền thống cách mạng, trong chiến tranh người dân không chỉ chung sức, đồng lòng nuôi chứa cán bộ cấp cao của Ðảng và Nhà nước mà còn anh dũng đứng lên đấu tranh để giành lấy độc lập, tự do cho quê hương, đất nước. Hoà bình lập lại, Nhân dân địa phương tiếp tục phát huy truyền thống anh hùng, tích cực ra sức phát triển kinh tế, chung tay cùng địa phương xây dựng quê hương ngày thêm giàu đẹp.

Hiện đại đô thị Sông Ðốc

Thị trấn Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời được biết đến là trung tâm kinh tế biển sầm uất nhất của tỉnh Cà Mau. Với vị trí đặc thù, nơi đây không chỉ là bến cảng tấp nập mà còn dần chuyển mình thành đô thị biển hiện đại. Sông Ðốc không ngừng phát triển về kinh tế, hạ tầng và đời sống người dân.

Mô hình cũ, hiệu quả mới

Xác định đảm bảo vệ sinh môi trường là một trong những tiêu chí quan trọng trong xây dựng nông thôn mới (NTM), thời gian qua, huyện Phú Tân đã chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể, các xã, thị trấn tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và Nhân dân xây dựng lò đốt rác quy mô nhỏ, đây được xem là giải pháp phù hợp với điều kiện ở các địa phương. Hội Nông dân xã Phú Mỹ là một trong những đơn vị triển khai thực hiện tốt phong trào này.

Bắc mới những nhịp cầu

Qua thời gian thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Hàm Rồng giữ vững 18/19 tiêu chí NTM và đạt 14/19 tiêu chí NTM nâng cao. Những năm qua, bên cạnh nguồn lực đầu tư của Nhà nước, địa phương tranh thủ các nguồn hỗ trợ của nhiều tổ chức, cá nhân để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, trong đó có xây dựng cầu nông thôn giúp người dân đi lại thuận tiện, dễ dàng hơn.

Kinh Hội - Nơi hội tụ dòng chảy lịch sử và văn hoá

Ðầu thế kỷ XX, phía hạ lưu ngã ba Tắc Thủ, theo dòng sông Ông Ðốc, nơi rừng Khánh Bình bạt ngàn xuất hiện một địa danh đặc biệt: Kinh Hội. Ðây không chỉ là con kênh đào phục vụ giao thông, sản xuất, mà còn là nơi ghi dấu hành trình khai hoang, lập nghiệp và truyền đời văn hoá của bao thế hệ người dân Cà Mau.

Trí Lực và Trí Phải tiến tới nông thôn mới nâng cao

Giai đoạn 2021-2025, huyện Thới Bình phấn đấu có 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao là Trí Lực và Trí Phải. Ðến nay, 2 xã cơ bản hoàn thành các tiêu chí theo quy định.

Ðoàn kết xây dựng đời sống văn hoá

Những năm qua, việc triển khai thực hiện phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” trên địa bàn huyện Thới Bình nói chung, thị trấn Thới Bình nói riêng được sự hưởng ứng tích cực từ các tầng lớp Nhân dân.

Gỡ khó để đảm bảo tiến độ về đích

Thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), với quyết tâm cao, sự nỗ lực, cả hệ thống chính trị và Nhân dân, Cà Mau đã đạt kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, địa phương cũng đang gặp khó trong thực hiện 2 tiêu chí, số 18 và 19, ảnh hưởng đến tiến độ công nhận xã NTM và NTM nâng cao.

Nỗ lực hoàn thiện tiêu chí y tế

Y tế là 1 trong 3 tiêu chí xã Khánh An tập trung triển khai thực hiện quyết liệt, quyết tâm hoàn thiện trong năm 2025 để đưa xã về đích nông thôn mới (NTM) nâng cao. Trong đó, chỉ tiêu về hộ dân tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) được xã quan tâm hàng đầu, kết hợp với tuyên truyền, vận động người dân tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện, đạt chỉ tiêu đề ra.