ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 9-1-25 18:01:46
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Thách thức về hạ tầng các xã nông thôn mới

Báo Cà Mau (CMO) Hơn 7 năm thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, diện mạo vùng nông thôn Thới Bình đã có nhiều thay đổi, tạo động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội ở địa phương phát triển.

Tuy nhiên, trong quá trình duy trì và phát triển hạ tầng nông thôn tại các xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (Trí Lực, Trí Phải, Biển Bạch Đông, Tân Bằng và xã Tân Lộc) đang có những khó khăn, thách thức mới.

Cầu Chửng Võng, ấp Nguyễn Huế, xã Tân Bằng sạt lở nghiêm trọng phần móng, lan can cầu chắp vá tạm bợ, rất dễ xảy ra tai nạn giao thông.

Huyện Thới Bình có 11 xã và 1 thị trấn, với 104 ấp, khóm, trong đó có hơn 32.000 hộ dân, nhưng có hơn 80% dân số sống ở địa bàn nông thôn. Khi triển khai xây dựng nông thôn mới, toàn huyện có khoảng 400 km lộ giao thông nông thôn bằng bê-tông, hơn 90% hộ dân được đảm bảo an toàn khi sử dụng điện.

Bằng việc huy động sức dân, vốn Trung ương, tỉnh và ngân sách huyện, đến nay, huyện có 11/11 xã có đường ô-tô đến trung tâm xã, 100% ấp được bê-tông hoá đường giao thông liên ấp, liên xã theo tiêu chí nông thôn mới.

Nhưng do ảnh hưởng của thời tiết, điều kiện tự nhiên nhiều kinh, rạch và công tác phòng chống sạt lở ở một số địa phương còn hạn chế nên việc sụp, lún, sạt lở cầu, lộ nông thông, điện chia hơi đã và đang diễn ra từng ngày tại các xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Ông Huỳnh Văn Lập, người dân Ấp 6, xã Trí Phải, cho biết, hơn 3 năm được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, đến nay, tuyến đường Ấp 6 vẫn chưa được nâng cấp, mặc dù đây là tuyến đường lưu thông chính từ ngã tư Tapasa, xã Tân Phú nối liền xã Trí Phải đến Quốc lộ 63 đi huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang. Lộ bê-tông đã xuống cấp nghiêm trọng, xuất hiện nhiều ổ voi, ổ gà dễ gây tai nạn giao thông.

Ông Lê Văn Tình, người dân ấp Nguyễn Huế, xã Tân Bằng, xót xa: "Cây cầu rạch Chửng Võng xuống cấp từ lâu, rất nhiều người té ngã. Nghiêm trọng nhất là hồi Tết Mậu Tuất năm 2018 vừa rồi có hai mẹ con đi trên cây cầu bị té, con gái chết tại chỗ, người mẹ gãy xương đòn phải nằm bệnh viện, người dân địa phương thấy vậy đã góp tiền làm lại mặt cầu, dùng cừ tràm làm lan can phòng khi người đi đường té ngã".

Hiện nay, cây cầu này đã bị sạt lở hơn nửa phần móng cầu và là con đường chính nhiều người qua lại. Nhưng từ trên nhìn xuống thì người đi đường không hay, không nhìn thấy và không biết sập đổ lúc nào.

Bà Lê Thị Giàu, ấp Sông Cái, xã Biển Bạch Đông, cho biết, Kinh 500 tại địa bàn ấp chỉ có 3 cây số, địa phương chỉ làm được 1 cây số lộ bê-tông, từ kinh số 6 đến kinh số 7 và kéo điện kiểu da beo, trong khi nhà nhà người dân sinh sống từ kinh số 7 đến kinh số 9 (cách 2 cây số). Đây là tuyến mà người dân ở xã Biển Bạch Đông phải sống trong cảnh thiếu đường, không điện sinh hoạt, hàng chục hộ dân nơi đây sử dụng điện chia hơi.

Có những hộ chia hơi của người dân từ Ấp 20, xã Nguyễn Phích, huyện U Minh kéo sang. Riêng gia đình bà Giàu, chia hơi người dân tuyến sông Trẹm với giá điện cao (500.000 đồng/tháng). Đây là thiệt thòi lớn cho người dân nơi đây.

Nhiều người dân băn khoăn, phải chăng tiêu chí cơ sở hạ tầng đạt được tại các xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới chủ yếu là các tuyến đường chính, nơi tập trung đông dân cư?

Xây dựng nông thôn mới là chương trình lớn, nhiều nội dung, bao quát tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội vùng nông thôn, nhưng cấp trực tiếp thực hiện là cấp xã. Năm 2018, huyện Thới Bình tiếp tục đầu tư hạ tầng tại 4 xã điểm xây dựng nông thôn mới với những chủ trương, giải pháp hợp  lý theo quy hoạch phát triển của từng vùng, từng khu dân cư. Bên cạnh đó, còn tranh thủ nguồn vốn của trên và huy động trong nhân dân từng bước hoàn thiện hệ thống cầu, lộ giao thông nông thôn nối liền các xã, các ấp, từng bước nâng cao chất lượng các tiêu chí, đảm bảo giữ vững và phát triển nông thôn mới bền vững./.

Tuyến lộ giao thông nông thôn bờ Đông sông Trẹm, từ thị trấn Thới Bình đến xã Tân Bằng, chiều dài gần 15 km. Tuyến kinh Bốn Thước thuộc địa bàn Ấp 6, xã Trí Phải, từ Quốc lộ 63 đến ngã tư Tapasa, xã Tân Phú gần 5 km, bị sụp lún, nhiều “ổ voi, ổ gà”, gây khó cho người tham gia giao thông.
Trên tuyến có 5 cây cầu đã xuống cấp nghiêm trọng, dễ gây tai nạn giao thông (cầu Chửng Võng, cầu kinh Một Rưỡi, cầu Số 3 Chùa thuộc địa bàn xã Biển Bạch Đông và Tân Bằng…
Hiện nay, đang vào mùa mưa và các tuyến đường này tiếp tục bị sạt lở nghiêm trọng hơn. Ông Nguyễn Văn Lợi, người dân ấp Nguyễn Huế, xã Tân Bằng, bờ Đông sông Trẹm, nói: "Cầu, lộ hư hỏng, xuống cấp, chúng tôi chỉ đóng góp chút ít xi-măng, cát để khắc phục cầu hư, lộ bể để người dân qua lại, chứ đóng góp để sửa chữa thì người dân địa phương không có khả năng, mọi nguồn kinh phí nâng cấp, sửa chữa cầu, lộ giao thông trên các tuyến đường này chỉ trông chờ vào sự quan tâm của chính quyền các cấp, các ngành.

H.Măng - P.Phú

Can thiệp sớm trẻ chậm nói

"Hiện nay, tình trạng trẻ chậm nói khá phổ biến, do bẩm sinh, hoặc môi trường xung quanh. Các dấu hiệu thường khó nhận diện, do phụ huynh chưa nắm rõ các giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ. Các bé được đưa đến đây khám chủ yếu bị rối loạn ngôn ngữ, khó giao tiếp bằng ngôn ngữ, hạn chế khả năng tiếp thu...", Bác sĩ Ninh Thị Minh Hải, Phòng Âm ngữ trị liệu, Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau, thông tin.

Tuổi trẻ xung kích trong phong trào lớn

Chương trình xoá nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh đã và đang được triển khai quyết liệt, bên cạnh sự nỗ lực của các cấp, các ngành, lực lượng đoàn viên, thanh niên (ÐVTN) đã phát huy vai trò xung kích của mình khi tích cực tham gia thực hiện xoá nhà tạm, nhà dột nát cùng toàn tỉnh. Ðây cũng chính là 1 trong 3 nhiệm vụ trọng tâm được Tỉnh đoàn xác định cho năm 2025.

Giải pháp tiết kiệm từ vật liệu... "hết thời"

Trong thời kỳ giá vật liệu xây dựng (VLXD) ngày càng leo thang, việc chọn lựa VLXD phù hợp với túi tiền đang trở thành bài toán khó đối với nhiều gia đình. Giữa làn sóng của những vật liệu hiện đại, đắt đỏ như gạch men cao cấp, đá granite hay gỗ công nghiệp nhập khẩu, nhiều người bắt đầu chuyển hướng sang các loại vật liệu “hết thời”, đó là những sản phẩm từng phổ biến nhưng hiện không còn được ưa chuộng vì mẫu mã lỗi thời. Ðây được xem là lời giải hiệu quả cho bài toán tiết kiệm chi phí xây dựng.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học

Nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập và quản lý giáo dục, Trường THCS thị trấn Trần Văn Thời, huyện Trần Văn Thời, chú trọng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT).

Hạnh phúc an cư

“Ðẩy nhanh tiến độ xây dựng để bà con có nhà mới đón Tết an vui; rà soát tất cả đối tượng được hỗ trợ xem hộ nào có thể triển khai xây dựng nhà được ngay thì tiến hành nhanh, nhưng phải đi đôi với chất lượng, hiệu quả; phát huy cao nhất tinh thần, trách nhiệm, hoàn thành chương trình xoá nhà tạm, nhà dột nát trong tháng 8/2025...”. Ðây là chỉ đạo kỳ quyết của đồng chí Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HÐND tỉnh Cà Mau.

Lan toả ý thức bảo vệ môi trường

Ô nhiễm chất thải nhựa đã trở thành một trong ba thách thức toàn cầu lớn nhất về môi trường hiện nay. Chống rác thải nhựa là cuộc chiến dài hơi và không hề đơn giản. Trước hết, mỗi người dân cần nâng cao ý thức, trách nhiệm với môi trường sống, loại bỏ rác thải nhựa từ những thói quen thường nhật.

Tấm lòng phụ nữ nông thôn

Xuất phát từ tấm lòng thiện nguyện, mong muốn sẻ chia với những hoàn cảnh khó khăn tại địa phương, một số phụ nữ ấp Tắc Biển, xã Viên An Ðông, huyện Ngọc Hiển, đã tự nguyện thành lập tổ phụ nữ từ thiện để nấu ăn, cấp phát gạo, nhu yếu phẩm..., giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, hộ nghèo, cận nghèo tại địa phương.

Sẽ kiểm tra 95 cơ sở kinh doanh hàng hoá dịp Tết

Nhằm đảm bảo ổn định thị trường, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân lợi dụng nhu cầu tiêu dùng tăng cao vào dịp tết gây bất ổn thị trường, sáng nay (7/1), lực lượng quản lý thị trường tỉnh tổ chức kiểm tra chuyên đề thị trường dịp trước, trong và sau Tết Ất Tỵ 2025.

Khánh thành công trình thanh niên “Thắp sáng đường biên”

Sáng nay (7/1), Tỉnh đoàn Cà Mau tổ chức khánh thành công trình thanh niên “Thắp sáng đường biên” tại xã Khánh Thuận, huyện U Minh. 

Bố trí nguồn lực hợp lý để giảm nghèo bền vững

Với chuẩn nghèo ngày càng cao thì công tác giảm nghèo đòi hỏi phải tăng cường các giải pháp tương ứng, phù hợp với thực tiễn. Huyện Năm Căn đã huy động tốt các nguồn lực xã hội, triển khai kịp thời các chính sách ưu đãi, giúp cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống của hộ nghèo, cận nghèo.