ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 16-4-25 21:32:06
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tham thì thâm

Báo Cà Mau Ngày 8/11, Toà án Nhân dân tỉnh Cà Mau tổ chức phiên toà xét xử sơ thẩm vụ án hình sự về tội “Tham ô tài sản” đối với Phan Thị Thuý Phương (SN 1985, ngụ Phường 8, TP Cà Mau); về tội “Thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp” đối với Dương Mỹ Phượng (SN 1984, ngụ Phường 5, TP Cà Mau).

Theo cáo trạng. Phan Thị Thuý Phương công tác tại Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Cà Mau. Từ đầu năm 2012, Phương được phân công phụ trách thủ quỹ của đơn vị đến tháng 7/2013 thì bàn giao công việc cho người khác. Tuy nhiên, Phương không bàn giao nguồn kinh phí đã rút và thu trước đó cho thủ quỹ mới nên hoạt động tài chính ở Hội LHPN tỉnh Cà Mau có biểu hiện mất cân đối, kế toán để chứng từ tồn đọng, thanh quyết toán tài chính quá niên độ quy định… diễn ra nhiều năm liền.

Các bị cáo nghe đại diện Viện kiểm sát Nhân dân tỉnh công bố cáo trạng.

Tháng 6/2016, Uỷ ban Kiểm tra tỉnh đã thành lập Đoàn công tác tiến hành kiểm tra toàn diện đối hoạt động của Hội LHPN tỉnh. Qua đó, thấy rằng việc thu chi đối với các nguồn kinh phí của Hội LHPN trong thời Phan Thị Thuý Phương làm thủ quỹ, kế toán Dương Mỹ Phượng quản lý có dấu hiệu vi phạm hình sự, nên Uỷ ban Kiểm tra tỉnh đã chuyển hồ sơ đến Cơ quan Cảnh điều tra Công an tỉnh Cà Mau, yêu cầu điều tra xử lý theo quy định.

Quá trình điều tra đã xác định, trong thời gian làm thủ quỹ, lợi dụng sự việc quản lý tài chính không chặt chẽ của đơn vị, Phương nhiều lần thực hiện việc rút tiền mặt tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Cà Mau từ các nguồn kinh phí: Biên soạn lịch sử, Mái ấm tình thương, Ngôi nhà mơ ước, cùng với tiền thu hội phí do Hội LHPN các huyện và TP Cà Mau đăng nộp... tổng số là 264 triệu đồng. Nhưng, Phương chỉ chi tạm ứng gần 29 triệu đồng để thực hiện dự án Biên soạn lịch sử, số tiền còn lại không ghi vào sổ quỹ để theo dõi, nhập quỹ quản lý mà để ngoài sổ sách và chiếm đoạt sử dụng cá nhân.

Dương Mỹ Phượng là kế toán trưởng nhưng lại thiếu trách nhiệm trong việc quản lý các nguồn tài chính, không kiểm tra, không theo dõi nghiệp vụ kinh tế phát sinh để lập chứng từ kế toán, thiếu kiểm tra, đối chiếu quỹ tiền mặt của đơn vị theo định kỳ nên đã tạo sơ hở cho Phan Thị Thuý Phương chiếm đoạt hơn 235 triệu đồng, gây thiệt hại không nhỏ về tài chính cho Hội LHPN tỉnh.

Theo đó, Viện kiểm sát Nhân dân tỉnh Cà Mau đã áp dụng các biện pháp quản thúc bị can và quyết định truy tố Phan Thị Thuý Phương về tội “Tham ô tài sản”, quy định tại điểm c, d khoản 2 Điều 353 Bộ luật Hình sự năm 2015; Dương Mỹ Phượng về tội “Thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp”, quy định tại khoản 1 Điều 179 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Song, làm việc với cơ quan điều tra cũng như đối chất tại phiên toà sơ thẩm, Phương cho rằng mình không chiếm đoạt tiền của Hội LHPN tỉnh, các nguồn tiền Phương rút về đều đã được chi tạm ứng để thực hiện các dự án và đã thanh toán xong; trong thời gian công tác, Phương luôn thực hiện theo chỉ đạo của lãnh đạo Hội LHPN tỉnh… Mặt khác, tháng 10/2017, gia đình Phương có nộp khắc phục cho cho Hội LHPN tỉnh với số tiền 210 triệu đồng. Còn Dương Mỹ Phượng thì thừa nhận hành vi thiếu trách nhiệm của mình và tháng 12/2020, Phượng đã nộp cho Hội LHPN tỉnh hơn 52 triệu đồng để khắc phục số tiền trên các phiếu thu nguồn lãi vốn dự án do Phượng thu nhưng không bàn giao.

Ghi nhận diễn biến tại phiên toà, xem xét các chứng cứ có trong hồ sơ vụ án và cân nhắc các tình tiết quy định pháp luật theo hướng có lợi cho bị cáo trong thời gian nghị án. Chiều cùng ngày, Hội đồng xét xử sơ thẩm đã quyết định xử phạt Phan Thị Thuý Phương 7 năm tù; Dương Mỹ Phượng 6 tháng cải tạo không giam giữ.

Mỹ Pha

 

Những chính sách nhân văn hỗ trợ người dân sau dịch Covid-19

Đại dịch Covid-19 ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và mọi mặt đời sống của người dân trên cả nước nói chung và người dân trên địa bàn tỉnh Cà Mau nói riêng, kinh tế bị tác động, người lao động và người sử dụng lao động gặp nhiều khó khăn.

Ðưa pháp luật đến với mọi nhà

Thời buổi công nghệ thông tin bùng nổ, bên cạnh các phương tiện truyền thông chính thống, mạng xã hội đang là phương tiện truyền thông nhanh nhất và được đông đảo người dân sử dụng. Tận dụng thế mạnh này, từ đầu năm 2024, Sở Tư pháp đã xây dựng và triển khai mô hình "Nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) thông qua mô hình “Zalo PBGDPL” trên địa bàn tỉnh, kết nối lực lượng tư pháp với quần chúng Nhân dân". Cách làm này nhằm đưa pháp luật đến với người dân tận ngõ, tận nhà, thực sự mang lại hiệu quả cao.

5 hình thức sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 03/2025/NĐ-CP quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất.

Ủy ban nhân dân cấp xã được chứng thực các văn bản do nước ngoài cấp

Chính phủ ban hành Nghị định số 07/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định trong lĩnh vực hộ tịch, quốc tịch, chứng thực.

Phối hợp nhịp nhàng trong quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm 

Quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) là một vấn đề phức tạp, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp, các cơ quan được giao chức năng nhiệm vụ quản lý nhà nước về ATTP.

Chính sách phát triển lĩnh vực xuất bản

Hoạt động xuất bản thuộc lĩnh vực văn hoá, tư tưởng phục vụ các nhiệm vụ chính trị của đất nước, của địa phương. Vì vậy, Nhà nước đã đề ra các chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ trong lĩnh vực xuất bản, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà xuất bản hoạt động và đáp ứng nhu cầu của xã hội.

Còn nhiều vướng mắc trong quản lý bán hàng trên mạng

Theo quy định pháp luật đối với người kinh doanh thực phẩm online, có một số điểm đặc biệt phải theo các quy định tại: Khoản 1, Điều 22 Luật an toàn thực phẩm: Ngành thực phẩm online thường phải tuân thủ các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm để đảm bảo sản phẩm được giao là an toàn cho người tiêu dùng.

Cần quan tâm hơn đến việc bảo quản nông sản sau thu hoạch, chế biến

Bảo quản và chế biến nông sản là một bước quan trọng nhằm tiến tới mục tiêu đa dạng sản phẩm, nâng cao giá trị nông sản và sức cạnh tranh. Do đó, việc nâng cao năng lực sơ chế, chế biến, bảo quản các sản phẩm nông lâm thuỷ sản theo các quy định đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường,…thời gian qua được các nhà máy xí nghiệp và các đơn vị sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh đặc biệt quan tâm.

Tăng cường công tác bảo vệ an toàn thực phẩm

Từ đầu năm đến nay, Đội thanh tra chuyên ngành nông nghiệp phối hợp với các ngành chức năng thanh kiểm tra phát hiện 201 vụ vi phạm trong các lĩnh vực kiểm soát giết mổ và kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; an toàn thực phẩm thuỷ sản và chống đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu thuỷ sản, kinh doanh mua bán vật tư nông nghiệp, thuốc, thuỷ sản…, tịch thu tang vật và xử lý thu nộp ngân sách gần 3 tỷ đồng.

"Siết chặt tay" quản lý hoạt động thương mại điện tử

Thương mại điện tử (TMĐT) đã và đang trở thành xu hướng tất yếu trong hoạt động kinh doanh mua bán trong thời đại công nghệ số. Tuy nhiên, để quản lý chặt chẻ hoạt động này trên môi trường điện tử đòi hòi sự phối hợp, chung tay của nhiều ngành, đơn vị, để góp phần tạo môi trường kinh doanh bình đẳng trên môi trường mạng.