ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 20-4-25 02:54:13
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Thành kính tri ân Đức Quốc Tổ và các bậc tiền nhân

Báo Cà Mau (CMO) Từ bao đời nay, trong tâm thức của mỗi người dân Việt Nam, Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân là Tổ tiên của dân tộc Việt và mỗi người đều tự hào mang trong mình dòng máu “con Lạc - cháu Hồng”. Nhớ ơn tổ tiên là truyền thống của dân tộc, cũng là giá trị văn hoá từ ngàn xưa đã thấm nhuần, bồi đắp cho tâm hồn và trí tuệ con người Việt Nam. Hướng về cội nguồn với lòng thành kính, trưa ngày 6/4 (mùng 6 tháng 3 âm lịch), tại Đền thờ Lạc Long Quân (trong khuôn viên Khu Du lịch Quốc gia Mũi Cà Mau, huyện Ngọc Hiển), tỉnh Cà Mau trang trọng tổ chức nghi thức Lễ viếng Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân.

Dự lễ có đồng chí Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh; đồng chí Nguyễn Minh Luân, Phó chủ tịch UBND tỉnh; cùng lãnh đạo Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, lãnh đạo các huyện, TP Cà Mau, các đoàn thể và bà con Nhân dân trong tỉnh.

Nghi thức lễ viếng Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân được bắt đầu bằng 3 hồi trống khai hội.
Tiết mục múa truyền thống “Lời thề giữ nước” do các nghệ sĩ Đoàn Cải lương Hương Tràm thực hiện, trước khi bắt đầu lễ dâng hương.

Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, ông Trần Hiếu Hùng cho biết: “Hàng năm, tỉnh Cà Mau long trọng tổ chức Lễ viếng và dâng hương Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân, nhằm để các ban, ngành, đoàn thể, đơn vị và bà con trong tỉnh cùng hội tụ về đây để dâng lên lễ vật từ sản vật của địa phương, tri ân Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân, hướng về cội nguồn dân tộc”.

Đồng chí Nguyễn Tiến Hải (người đứng giữa, hàng đầu), Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh, cùng lãnh đạo UBND tỉnh, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, lãnh đạo các địa phương dâng hương, thành kính tri ân công đức Quốc Tổ và các bậc tiền nhân.
Đông đảo người dân đến dâng hương.

Trong giây phút linh thiêng tôn kính, tưởng niệm công đức Quốc Tổ, Phó Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch UBND huyện Ngọc Hiển Trần Hoàng Lạc bày tỏ: “Năm 2020, Đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân và Tượng Mẹ Âu Cơ được xây dựng hoàn thành nơi miền cực Nam Tổ quốc. Hình tượng người Mẹ cạnh Đền thờ Cha - Lạc Long Quân tại vùng đất cực Nam Tổ quốc, nơi “đất biết nở, rừng biết đi và biển sinh sôi”, là sự tri ân của lớp con cháu hôm nay với tổ tiên đã “lên rừng, xuống biển” mở mang bờ cõi. Và từ nay, Đền thờ Lạc Long Quân và Tượng Mẹ sẽ mãi là điểm tựa tinh thần cho các thế hệ con cháu người Việt luôn giữ mãi niềm tin và quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo, bảo vệ nền độc lập và sự phát triển trường tồn của dân tộc. Công trình Đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân và Tượng Mẹ được xây dựng sẽ đáp ứng nhu cầu du lịch và sinh hoạt văn hoá tâm linh của nhân dân địa phương cũng như du khách gần xa”.

Những phẩm vật của địa phương được các đoàn mang đến…
Lễ vật được kính dâng lên Đức Quốc Tổ.

Tri ân công lao trời biển của Đức Quốc Tổ và các bậc tiền nhân có công dựng nước, Trưởng Ban quản lý Khu du lịch Quốc gia Mũi Cà Mau Huỳnh Vĩnh Trường kính cẩn đọc Chúc văn: “Các thế hệ con cháu Lạc Hồng hôm nay xin nguyện tiếp nối truyền thống Tiên Rồng, không ngừng rèn luyện, cùng nhau đoàn kết vượt qua mọi khó khăn, thử thách, phấn đấu hết mình vì sự nghiệp dựng nước và giữ nước của cha ông, góp phần tâm sức, trí tuệ để xây dựng đất nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, thịnh vượng, phát triển; cầu mong Đức Quốc Tổ anh linh phù hộ cho đất nước mưa thuận gió hoà, nhân khang, vật thịnh…”.

Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Tiến Hải dâng hương Đức Quốc Tổ.
Ông Trần Hoàng Lạc, Phó bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch UBND huyện Ngọc Hiển, phát biểu tri ân Đức Quốc Tổ.
Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Tiến Hải thực hiện nghi thức đánh 3 hồi trống lễ tưởng nhớ công đức cao dày của Đức Quốc Tổ, cầu cho quốc thái dân an, muôn nhà được ấm no, thịnh vượng.
Các đại biểu viếng Tượng Mẹ.

Công đức Đức Quốc Tổ được lưu truyền từ đời này qua đời khác, là biểu tượng của anh hùng dựng nước, mở mang bờ cõi, khởi dựng cơ đồ và đặt nền móng cho dân tộc Việt Nam để con cháu đời sau nỗ lực dựng xây non sông ngày một phồn vinh, thịnh vượng. Với tấm lòng thành kính tri ân công đức Tổ tiên, các đơn vị: huyện Ngọc Hiển, huyện Thới Bình, TP Cà Mau cùng các địa phương trong thị trấn Rạch Gốc, các xã Đất Mũi, Tam Giang Tây, Tân Ân, Tân Ân Tây, Viên An, Viên An Đông dâng lễ vật, dâng hương tri ân Đức Quốc Tổ và các bậc tiền nhân.

Dịp này, Trung tâm Văn hoá, Truyền thông và Thể thao huyện Ngọc Hiển tổ chức hội thao với những trò chơi dân gian, thu hút đông đảo đoàn viên thanh niên trong huyện tham gia. Ảnh: Ông Đoàn Thanh Chính, Giám đốc trung tâm, trao thưởng cho các vận động viên đoạt giải.

Lễ tri ân Quốc Tổ có ý nghĩa giáo dục cho các thế hệ hôm nay và mai sau về truyền thống tốt đẹp “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc, về lòng hiếu đạo, sự biết ơn những người có công sinh thành, dưỡng dục chúng ta./.

 

Huỳnh Lâm

 

Thị trấn cuối trời Nam

Thị trấn Rạch Gốc là trung tâm kinh tế, văn hoá, chính trị của huyện Ngọc Hiển; là thị trấn ven biển cực Nam Tổ quốc, vị trí cửa ngõ hành lang giao thông thuỷ quốc gia nối thẳng ra biển Ðông, nơi có dự án Cảng biển Hòn Khoai - cảng biển nước sâu lớn nhất khu vực.

Nước ngọt nơi đảo xa

Là đảo tiền tiêu nơi vùng biển Tây Nam Tổ quốc, Hòn Chuối thường hứng chịu thời tiết quanh năm khắc nghiệt do mưa bão và khô hạn. Nếu như đảo Hòn Khoai có nguồn nước ngọt dồi dào từ suối, sử dụng quanh năm thì ở Hòn Chuối nước khan hiếm.

Thành hình cao tốc Cà Mau

Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam trục dọc phía Ðông, đoạn Cần Thơ - Hậu Giang và đoạn Hậu Giang - Cà Mau đang bước vào thời điểm tăng tốc, quyết tâm đưa công trình vận hành vào cuối năm nay.

Góc xanh công sở

Trong nhịp sống hiện đại, việc xây dựng văn hoá công sở không chỉ thể hiện qua thái độ làm việc mà còn ở cách tạo dựng môi trường xanh, sạch, đẹp. Nhiều cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh đưa không gian xanh lên bàn làm việc, bố trí góc xanh thư giãn, tạo điểm nhấn thân thiện nơi công sở.

Nâng tầm giá trị hạt muối Việt Nam

Đó là chủ đề Festival Nghề muối Việt Nam - Bạc Liêu năm 2025 - Hành trình 100 năm Nghề muối - Đời người, diễn ra từ ngày 6-8/3, do UBND tỉnh Bạc Liêu phối hợp Bộ Nông nghiệp và Môi trường tổ chức.

Trù phú làng nghề

Toàn tỉnh Cà Mau có gần 40 làng nghề tiểu thủ công nghiệp được công nhận và nhiều làng nghề thực hiện mô hình gắn với phát triển du lịch như: chuối khô, tôm khô, khô cá bổi, dưa bồn bồn, trồng bí đỏ, đan mê bồ truyền thống, làm bánh phồng tôm, muối ba khía, nuôi thuỷ sản...

Ngôi nhà yêu thương của bệnh nhân nghèo

Trên địa bàn tỉnh hiện có rất nhiều phòng thuốc đông y phước thiện tại các chùa Phật giáo, phòng thuốc phước thiện tư nhân. Những năm qua, với phương châm “Sống tốt đời, đẹp đạo”, tất cả cùng đồng tâm, hiệp trí, trên tinh thần hướng thiện hành đạo, hốt thuốc nam từ thiện cứu người, đem công sức, tài vật làm công quả giúp người, giúp đời.

Thiêng liêng biển đảo phương Nam

Trong suốt chiều dài của cuộc chiến tranh vệ quốc, vùng biển và hải đảo phía Nam chịu nhiều đau thương, mất mát, để rồi trở thành chốn linh thiêng để nhắc nhớ về một thời quá khứ hào hùng trong đấu tranh giải phóng dân tộc, quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh.

Thiêng liêng bàn thờ Bác ngày Xuân

Lập bàn thờ Bác ngày Xuân về, Tết đến đã trở thành một nếp quen truyền thống tốt đẹp trong các cơ quan, cộng đồng dân cư ở Cà Mau.

Ngọt ngào cốm Tân Thành

Những ngày cận Tết, các hộ làm cốm ở phường Tân Thành, TP Cà Mau, luôn đỏ lửa phục vụ nhu cầu thị trường. Tuy chỉ còn hơn 8 hộ gắn bó với nghề truyền thống, nhưng mỗi hộ đều duy trì sản xuất với công thức làm cốm thơm, giòn, độc đáo, góp thêm hương vị cho ngày Tết.