ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 1-7-25 07:15:21
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Thanh toán không dùng tiền mặt - Lợi ích thiết thực cho ngành giáo dục

Báo Cà Mau Ðược sự thống nhất của UBND tỉnh, Sở GD&ÐT đã triển khai chính thức Hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt trong toàn ngành từ đầu học kỳ 2 năm học 2023-2024.

Khi triển khai thanh toán không dùng tiền mặt, các trường học cũng như ngành giáo dục đã gặp phải một số thách thức nhất định. Một trong những khó khăn lớn nhất là việc thay đổi thói quen thanh toán của phụ huynh. Ðối với một số phụ huynh ở khu vực nông thôn hoặc vùng sâu, vùng xa, việc tiếp cận các dịch vụ ngân hàng và công nghệ số còn hạn chế, dẫn đến tâm lý e ngại khi chuyển từ hình thức tiền mặt sang thanh toán điện tử. Ngoài ra, có một số lãnh đạo quản lý và cán bộ phụ trách kế toán còn ngại thay đổi do trình độ công nghệ thông tin (CNTT) còn hạn chế.

Cô Trần Thị Bé Ba, Hiệu trưởng Trường THCS Võ Thị Sáu (Phường 6, TP Cà Mau), cho biết: “Một vài phụ huynh hiểu lầm việc chỉ có thể chuyển khoản học phí qua tài khoản Ngân hàng VietinBank nên ai không sử dụng ngân hàng này thì phải đến trường đóng trực tiếp. Tuy nhiên, điều này là không chính xác và dẫn đến tranh cãi không đáng có. Vì nhà trường vẫn khuyến khích phụ huynh đóng qua tài khoản nào cũng được. Phụ huynh có app VietinBank đóng qua đây sẽ tiện, còn nếu không có app đó thì có thể đóng qua phần mềm ASC của Sở GD&ÐT”.

“Vài phụ huynh quen dùng tiền mặt và không có thói quen chuyển khoản thanh toán nên không có cài các phần mềm. Thêm nữa, khi phần mềm cài xong cũng bị một vài trục trặc mã quét khiến phụ huynh chuyển khoản nhiều lần không được nên hơi khó chịu. Ðiều này cũng dễ hiểu và cảm thông được, các thầy cô của trường cũng từ từ hướng dẫn và giải thích, đều nhận được sự đồng tình của phụ huynh", thầy Nguyễn Văn Êm, Phó hiệu trưởng Trường THCS Tân Thành (TP Cà Mau), chia sẻ.

Giáo viên sử dụng cả điện thoại và máy tính để hỗ trợ phụ huynh cách thức thanh toán không dùng tiền mặt.

Giáo viên sử dụng cả điện thoại và máy tính để hỗ trợ phụ huynh cách thức thanh toán không dùng tiền mặt.

Thầy Ninh Ngọc Vinh, Phó hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Du (TP Cà Mau) cho biết: “Nhà trường và các giáo viên hết lòng hỗ trợ phụ huynh việc đóng học phí bằng cách chuyển khoản, cài app. Nhiều phụ huynh sử dụng thành thạo và đơn giản hoá lẫn tiết kiệm thời gian trong khâu này. Tuy nhiên, vài phụ huynh chưa thành thạo vẫn có thể gửi tiền mặt và nhờ thầy cô chuyển khoản hộ. Trong các group Zalo của phụ huynh các lớp đều có lên danh sách phụ huynh muốn chuyển khoản hộ để thầy cô kịp thời hỗ trợ".

Ðể khắc phục, Sở GD&ÐT đã tăng cường chỉ đạo và định hướng rõ ràng theo kế hoạch của UBND tỉnh, nhấn mạnh vai trò của hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt trong chuyển đổi số giáo dục. Sở GD&ÐT đã phối hợp với Công ty CP Giải pháp Giáo dục ASC tổ chức nhiều buổi tập huấn trực tiếp tại cơ sở, giúp cán bộ kế toán và CNTT của các đơn vị, trường học nắm vững quy trình và đã thành lập một bộ phận hỗ trợ kỹ thuật riêng cho hệ thống này để có thể hỗ trợ kịp thời cho các trường. Ðồng thời, xây dựng cẩm nang hướng dẫn sử dụng gửi cho phụ huynh nhằm hỗ trợ, hướng dẫn thực hiện các thao tác trên hệ thống phần mềm đảm bảo nhanh chóng, chính xác.

Ngoài ra, Sở GD&ÐT còn phối hợp với các ngân hàng, hỗ trợ mở tài khoản cho phụ huynh ở vùng sâu, vùng xa, đồng thời tăng cường truyền thông để phụ huynh hiểu rõ hơn về lợi ích của việc thanh toán không dùng tiền mặt để phụ huynh an tâm và sẵn sàng sử dụng hình thức thanh toán mới này.

Ông Lê Hoàng Dự, Phó giám đốc Sở GD&ÐT, cho biết, hệ thống thanh toán mà Sở đang triển khai hỗ trợ nhiều phương thức thanh toán linh hoạt, phổ biến như: thanh toán qua ứng dụng di động, cổng thanh toán tích hợp của nhà trường, quét mã QR... Trong đó, hình thức đơn giản nhất là trường học sẽ xuất phiếu thanh toán có mã QR. Phụ huynh chỉ cần có ứng dụng ngân hàng hoặc ví điện tử, và có thể dễ dàng quét mã để thực hiện thanh toán. Ngoài ra, phụ huynh cũng có thể nhờ người thân hỗ trợ quét mã thanh toán.

Ðể phòng ngừa các trường hợp nhầm lẫn, Sở GD&ÐT đã triển khai các tài liệu hướng dẫn và video minh hoạ ngắn gọn, chi tiết, phổ biến rộng rãi qua trang thông tin của trường và các nhóm liên lạc phụ huynh. Ðiều này nhằm giúp phụ huynh có thể tự tin thực hiện đúng thao tác ngay từ đầu.

"Trường hợp nhầm lẫn trong việc chuyển khoản tại Trường THCS Võ Thị Sáu là do một số hạn chế trong công tác triển khai và truyền thông tại trường. Sở đã phối hợp với Phòng GD&ÐT TP Cà Mau chỉ đạo khắc phục ngay, phối hợp với Công ty ASC hướng dẫn các đơn vị, trường học tăng cường công tác hướng dẫn và truyền thông, nhằm tránh xảy ra các tình huống tương tự”, ông Lê Hoàng Dự thông tin.

Các giáo viên còn hỗ trợ phụ huynh chuyển khoản nếu họ chưa dùng thành thạo các phần mềm.

Trước khi triển khai hệ thống thanh toán cho Sở GD&ÐT Cà Mau, Công ty ASC đã triển khai thành công hệ thống này ở nhiều tỉnh và trường đại học, đã được Sở thẩm định về năng lực triển khai. Tuy nhiên, trong quá trình chuyển dữ liệu về Trung tâm Dữ liệu tỉnh, một số ngân hàng chưa kịp điều chỉnh cấu hình IP mới, gây ra một số lỗi thanh toán. Ngoài ra, trong giai đoạn cao điểm, các cổng thanh toán ngân hàng cũng gặp phải tình trạng quá tải, khiến giao dịch bị chậm trễ. Sở GD&ÐT đã yêu cầu các ngân hàng phối hợp cùng Công ty ASC để khắc phục ngay những sự cố này, đồng thời đề xuất Sở Thông tin và Truyền thông nâng cấp hệ thống máy chủ để đảm bảo hệ thống hoạt động được ổn định.

Ông Lê Hoàng Dự cho biết thêm: “Ðể hoàn thiện hệ thống và đảm bảo triển khai đồng bộ trong toàn ngành giáo dục, Sở sẽ tăng cường chỉ đạo để đảm bảo tất cả các trường triển khai hệ thống thanh toán. Khen thưởng những đơn vị thực hiện tốt, phê bình các đơn vị chậm trễ trong việc triển khai thực hiện. Chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền về lợi ích của thanh toán không dùng tiền mặt trên các kênh truyền thông như Cổng thông tin điện tử, Facebook, Zalo để nâng cao nhận thức trong cộng đồng.

Bên cạnh đó, Sở sẽ chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị, trường học thành lập các Tổ chuyển đổi số trường học để phối hợp với các ngân hàng đẩy mạnh công tác hướng dẫn, hỗ trợ tại những địa phương có tỷ lệ thanh toán còn thấp, giúp phụ huynh và học sinh mở tài khoản sử dụng hệ thống thanh toán đạt hiệu quả. Hằng năm, Sở sẽ tổng hợp, đánh giá kết quả triển khai để rút kinh nghiệm và điều chỉnh kế hoạch cho các năm tiếp theo, nhằm đảm bảo hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt được triển khai hiệu quả, mang lại lợi ích thiết thực cho toàn ngành giáo dục”./.

 

Lam Khánh

 

Đẩy nhanh chuyển đổi số, bảo đảm liên thông, đồng bộ toàn hệ thống chính trị

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW ngày 19/6/2025 của Ban Chỉ đạo Trung ương về thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, diễn ra sáng 23/6, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trần Cẩm Tú nhấn mạnh: “Khối lượng công việc lớn, thời gian ngắn, đòi hỏi toàn hệ thống chính trị phải quyết tâm, đồng lòng triển khai hiệu quả Kế hoạch 02”.

Tiếp nối truyền thống

Kỷ niệm 100 năm báo chí cách mạng Việt Nam là dịp mỗi người làm báo soi rọi chính mình và ý thức hơn nữa trách nhiệm với nghề báo vinh quang. Tự hào tiếp nối truyền thống vẻ vang của báo chí Cà Mau được các thế hệ đi trước gầy dựng, các phóng viên, nhà báo trẻ của Báo và Ðài Phát thanh - Truyền hình (PT-TH) Cà Mau đã và đang giữ vững “bút sắc - lòng trong - tâm sáng”, thực hành tinh thần phụng sự và góp phần kết nối, lan toả những giá trị tốt đẹp trong cộng đồng.

CTV Chuyển đổi số

“Nhờ chuyển đổi số, CTV đã đưa thông tin đến khán giả một cách nhanh nhất, theo con đường ngắn nhất. Ðồng thời, thông qua tương tác hai chiều trên các nền tảng mạng xã hội, chuyển đổi số cũng làm cho người làm báo và công chúng xích lại gần nhau, hiểu nhau nhiều hơn”. Ðánh giá về hiệu quả chuyển đổi số trong công tác thông tin tuyên truyền thời gian qua, Nhà báo Phạm Thanh Phong, Giám đốc Ðài Phát thanh - Truyền hình Cà Mau (CTV), đã nhấn mạnh như vậy.

Báo Cà Mau với “dòng chảy” báo chí đa phương tiện, đa nền tảng

Trong kỷ nguyên số hiện nay, sự phát triển vượt bậc của công nghệ đã định hình lại thói quen tiếp cận thông tin của công chúng. Báo chí Việt Nam nói chung và Báo Cà Mau nói riêng đang chứng kiến một cuộc cách mạng sâu sắc về phương thức truyền tải thông tin trên không gian mạng. Xu hướng sản xuất sản phẩm báo chí đa phương tiện, đa nền tảng đã trở thành tất yếu khách quan. Ðể duy trì sự phát triển bền vững và thu hút độc giả trong môi trường cạnh tranh thông tin khốc liệt với các nền tảng mạng xã hội, Báo Cà Mau không thể đứng ngoài cuộc chuyển đổi mạnh mẽ này.

Toà soạn hội tụ xu hướng phát triển của báo chí hiện đại

Mạng Internet ra đời và phát triển khiến “môi trường sinh thái” của các phương tiện báo chí truyền thông thay đổi mạnh mẽ. Ðặc biệt, với sự phát triển của truyền thông xã hội đã khiến “con đường” siêu cao tốc bao quanh trái đất bằng hình ảnh, âm thanh và dữ liệu hội tụ với nhau. Trong bối cảnh đó, báo chí truyền thông phải tìm cách để thích ứng với môi trường truyền thông mới. Do vậy, việc xây dựng các toà soạn hội tụ đang trở thành xu thế tất yếu của các cơ quan báo chí.

Báo Cà Mau trong kỷ nguyên báo chí số

Trong kỷ nguyên số, báo chí đang chứng kiến sự chuyển mình mạnh mẽ chưa từng có. Truyền thông truyền thống dần nhường chỗ cho báo chí đa phương tiện, đa nền tảng, dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo và các hình thức tương tác số hoá. Báo Cà Mau - Cơ quan ngôn luận của Ðảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Cà Mau không nằm ngoài tiến trình ấy. Ðể tồn tại và phát triển trong môi trường báo chí số, Báo Cà Mau cần có những định hướng và giải pháp chiến lược toàn diện, vừa giữ vững vai trò tuyên truyền, vừa đáp ứng nhu cầu tiếp nhận thông tin ngày càng nhanh, linh hoạt và đa chiều của công chúng hiện đại.

Phát thanh - truyền hình - Cơ hội và thách thức trong kỷ nguyên báo chí số

Sự phát triển của công nghệ và sự thay đổi trong thói quen tiếp nhận thông tin của khán giả đã mở ra nhiều cánh cửa mới cho các đài phát thanh - truyền hình, bao gồm khả năng tiếp cận khán giả rộng lớn hơn, tạo ra các nguồn doanh thu mới và tăng cường tương tác với người xem. Tuy nhiên, ngành cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các nền tảng truyền thông kỹ thuật số, sự suy giảm doanh thu quảng cáo truyền thống và nhu cầu thích ứng liên tục với những tiến bộ công nghệ.

Lãnh đạo thích ứng với làn sóng trí tuệ nhân tạo (AI)

Đó là nội dung được quan tâm tại toạ đàm “Lãnh đạo thích ứng với làn sóng AI” được chuyên gia công nghệ hàng đầu - ông Hoàng Nam Tiến, Phó Chủ tịch Hội đồng trường, Trường Đại học FPT, truyền tải vào chiều 18/6 cho hơn 1.000 cán bộ, công chức, viên chức bằng hình thức trực tuyến và trực tiếp trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Phát động phong trào “Bình dân học vụ số”

Chiều nay (18/6), UBND tỉnh Cà Mau tổ chức Lễ phát động phong trào “Bình dân học vụ số” và ra mắt nền tảng Bình dân học vụ số tỉnh Cà Mau theo hình thức trực tiếp và trực tuyến 3 cấp (tỉnh, huyện, xã). Đây là một dấu mốc có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu bước tiến mới trong công cuộc xây dựng xã hội học tập số.

Cấp bách số hoá tài liệu lưu trữ

Ðể đôn đốc việc thực hiện số hoá tài liệu lưu trữ và tiếp tục tăng cường quản lý công tác văn thư, lưu trữ ở địa phương, Chủ tịch UBND tỉnh đã chỉ đạo thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh; chủ tịch UBND các huyện, TP Cà Mau và chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn khẩn trương chỉ đạo, quán triệt và nghiêm túc triển khai thực hiện đầy đủ các nội dung theo công văn của Bộ Nội vụ về việc tăng cường quản lý công tác văn thư, lưu trữ trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.