ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 18-1-25 17:12:23
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Thanh toán số vùng nông thôn

Báo Cà Mau Thời gian qua, huyện Ngọc Hiển đã kịp thời ban hành nhiều chương trình, kế hoạch để triển khai thực hiện về chuyển đổi số. Theo đó, về thanh toán không dùng tiền mặt, huyện lấy số lượng và giá trị giao dịch thanh toán số là thước đo hiệu quả của hoạt động này.

Ông Trần Hoàng Lạc, Chủ tịch UBND huyện Ngọc Hiển, đánh giá: “Việc thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt đã được các đơn vị, địa phương quyết liệt chỉ đạo, triển khai bằng nhiều hình thức. Huyện chỉ đạo thực hiện song song 2 nhiệm vụ, vừa tổ chức hướng dẫn người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ, vừa đẩy mạnh công tác tuyên truyền thông qua hệ thống truyền thanh, tờ rơi và tuyên truyền trực tiếp. Các tổ công nghệ số cộng đồng ấp, khóm, các đơn vị cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử đã hỗ trợ, hướng dẫn, triển khai đến người dân, doanh nghiệp, hộ kinh doanh sử dụng các gói dịch vụ thông qua hình thức quét mã QR, chuyển khoản... Từ đó nhận thức và sự tham gia của người dân, doanh nghiệp tích cực hơn, quyết tâm hơn và hiệu quả hơn”.

Xác định được điều kiện đặc thù của huyện về giao thông đi lại vẫn còn gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng không nhỏ đến việc giao thương hàng hoá và sinh hoạt của người dân, huyện đã chỉ đạo cơ quan chuyên môn phối hợp với các đơn vị liên quan và các tổ công nghệ số cộng đồng chia thành nhiều tổ để xuống địa bàn dân cư trực tiếp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp. Trong đó, chú trọng phát triển các sản phẩm, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt phù hợp với hành vi tiêu dùng ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, tạo điều kiện cho tất cả người dân được tiếp cận, sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt và cả đối với những đối tượng chưa có tài khoản ngân hàng, trên cơ sở sử dụng mạng lưới sẵn có của bưu điện, các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.

Ðồng thời, tận dụng hạ tầng, dữ liệu, mạng lưới viễn thông, giảm các chi phí xã hội để phát triển, mở rộng kênh thanh toán không dùng tiền mặt trên thiết bị di động ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa gắn với việc triển khai dùng tài khoản viễn thông (Mobile Money) thanh toán cho các hàng hoá, dịch vụ có giá trị nhỏ; thanh toán tiền điện, nước, cước viễn thông, thanh toán phí dịch vụ công trực tuyến, thanh toán chi phí khám chữa bệnh, đóng học phí tại các điểm trường trên địa bàn huyện.

Chợ 4.0 thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển dần tạo thói quen thanh toán số cho tiểu thương và người tiêu dùng.

Nhờ triển khai các giải pháp đồng bộ, đến nay, trên địa bàn huyện, 90% cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được lắp đặt mã QR thanh toán không dùng tiền mặt và được hướng dẫn sử dụng thường xuyên.

Thị trấn Rạch Gốc là đơn vị điển hình trong thực hiện dịch vụ này, hiện đã có khoảng 80% người dân trên địa bàn thị trấn được hướng dẫn cài đặt thanh toán không dùng tiền mặt; trên 50% hộ sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp thực hiện thường xuyên hình thức này.

Bà Tiết Mỹ Khanh, Phó chủ tịch UBND thị trấn Rạch Gốc, phấn khởi: “Thời gian qua, thị trấn đã xây dựng các kế hoạch để triển khai chuyển đổi số trên địa bàn. Ðặc biệt, phối hợp các nhà mạng, ngân hàng tổ chức nhiều đợt tuyên truyền, vận động người dân thực hiện. Trong đó, thành lập các tổ hướng dẫn người dân cài đặt, sử dụng, tạo nhận thức, thói quen thanh toán không dùng tiền mặt. Qua thời gian triển khai hiện, ý thức người dân được nâng lên rất nhiều, đặc biệt đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh lớn, khu vực chợ đã thực hiện cơ bản thường xuyên”.

Theo đó, mô hình Chợ 4.0 được triển khai, đã tạo thói quen cho tiểu thương và cả người dân đến chợ. Là tiểu thương buôn bán mấy chục năm tại chợ Rạch Gốc, anh Lê Nguyễn Vũ chia sẻ: “Từ khi triển khai thanh toán chuyển khoản rất tiện lợi. Sau 2-3 tuần đầu tiên là người dân đến chợ đã bắt đầu sử dụng và quen đến bây giờ. Công nhân, viên chức, thậm chí có những em học sinh ba mẹ kêu đi mua đồ cũng chuyển khoản, dù số tiền chỉ 30-50 ngàn đồng. Chỉ số ít người bán bán nhỏ lẻ mới xài tiền mặt”.

Anh Lê Nguyễn Vũ, tiểu thương chợ Rạch Gốc, cho biết, hiện nay thanh thoán bằng cách chuyển khoản đã trở thành thói quen tiêu dùng của nhiều người dân.

Theo bà Tiết Mỹ Khanh, để đạt được kết quả đó, công tác phối hợp tuyên truyền, vận động Nhân dân được triển khai đồng bộ, chặt chẽ ngay từ đầu. Người dân dần nhận thức sự tiện lợi của việc thanh toán không dùng tiền mặt nên nhiệt tình hưởng ứng.

Thời gian tới, huyện Ngọc Hiển sẽ tiếp tục tập trung chỉ đạo quyết liệt nhiệm vụ chuyển đổi số trên địa bàn, hướng trọng tậm vào các đối tượng là người dân, doanh nghiệp trong việc sử dụng các dịch vụ thanh toán số, từ đó tạo thói quen tiêu dùng hiện đại cho khách hàng, đặc biệt là khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Ðồng thời, nâng cao hiểu biết tài chính, ý thức của khách hàng; định hướng khách hàng sử dụng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng mới, giúp khách hàng nhận biết được các rủi ro có thể gặp phải khi thanh toán không dùng tiền mặt để họ chủ động phòng ngừa, cũng như khai thác được các tiện ích do phương thức thanh toán không dùng tiền mặt mang lại.

Ngoài ra, "các cơ quan quản lý cần xây dựng hành lang pháp lý về bảo vệ dữ liệu, bảo vệ quyền riêng tư dữ liệu khách hàng nhằm tạo dựng môi trường thanh toán không dùng tiền mặt an ninh, an toàn bảo vệ khách hàng, thúc đẩy lòng tin của công chúng khi thực hiện giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt. Qua đó, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng trong kỷ nguyên số", ông Trần Hoàng Lạc đề nghị./.

 

Hồng Nhung - Trầm Nghĩ

 

Hướng đến Kho bạc số

Cùng với toàn hệ thống, Kho bạc Nhà nước (KBNN) tỉnh Cà Mau đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) nhằm hình thành nền tảng Kho bạc số, góp phần xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số. Ðó là những kết quả đáng ghi nhận của KBNN tỉnh trong công tác cải cách hành chính (CCHC), hiện đại hoá đơn vị thời gian qua.

"Bác sĩ nông học” trong lòng bàn tay

Hiện nay, trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành công cụ đắc lực trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là nông nghiệp. Việc ứng dụng công nghệ AI vào chẩn đoán sâu bệnh và quản lý dinh dưỡng cây trồng không chỉ giúp giảm thiểu thiệt hại mà còn nâng cao hiệu quả canh tác cho nông dân. Trong bối cảnh đó, ứng dụng “2NÔNG” của Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) nổi lên như một giải pháp tiên phong đầy hứa hẹn.

Chuyển biến từ ứng dụng công nghệ

Việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) được Ban Giám hiệu, toàn thể giáo viên, nhân viên Trường THCS xã Hàng Vịnh (huyện Năm Căn) rất quan tâm, nhờ đó tạo sự chuyển biến, kết quả to lớn cả trong nhận thức, lề lối và kết quả làm việc.

Ðoàn, Hội phát triển trên nền tảng công nghệ số

Ðể hội viên, thanh niên (TN) có trách nhiệm trong thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) đề ra, các cấp hội trong tỉnh đã có nhiều đổi mới trong cách nghĩ, cách làm, cũng như đề xuất các giải pháp hay để nâng cao chất lượng công tác Ðoàn, Hội. Theo đó, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số (CÐS) là giải pháp được quan tâm thực hiện.

Xây dựng thị trường tiêu dùng hiện đại

Thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) là hình thức sử dụng các ứng dụng công nghệ số như Internet Banking, VNPay, quét mã QR... thay vì dùng tiền mặt như cách truyền thống. Hiện nay, TTKDTM là xu hướng tất yếu thúc đẩy phát triển kinh tế, hướng đến xây dựng thị trường tiêu dùng văn minh, hiện đại.

Tăng tốc hoàn thiện bệnh án điện tử

Bắt đầu khởi động xây dựng thí điểm bệnh án điện tử (BAÐT) từ năm 2022 đối với 2 bệnh viện lớn của tỉnh là Bệnh viện Ða khoa tỉnh và Bệnh viện Sản - Nhi, đến nay, BAÐT đang bước vào giai đoạn hoàn thiện và dự kiến 2 bệnh viện này trình Bộ Y tế thống nhất triển khai thực hiện chính thức vào cuối năm 2024, đầu năm 2025, góp phần vào số hoá lĩnh vực y tế, thúc đẩy chuyển đổi số của địa phương.

Thanh toán không dùng tiền mặt - Lợi ích thiết thực cho ngành giáo dục

Ðược sự thống nhất của UBND tỉnh, Sở GD&ÐT đã triển khai chính thức Hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt trong toàn ngành từ đầu học kỳ 2 năm học 2023-2024.

Cần hỗ trợ thêm cho tổ công nghệ số

Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, được phê duyệt tại Quyết định số 749/QÐ-TTg ngày 3/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ, đã xác định quan điểm sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, hành động đồng bộ ở các cấp và sự tham gia của toàn dân là yếu tố bảo đảm sự thành công của chuyển đổi số (CÐS).

Ðồng hành cùng phụ nữ kinh doanh thời 4.0

Ứng dụng tối đa thành tựu chuyển đổi số vào quá trình khởi sự kinh doanh, đồng thời tạo ra một kênh sinh hoạt, mua bán chung cho phụ nữ trên môi trường mạng đang là một trong những cách làm hay được Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) TP Cà Mau triển khai và nhân rộng.

Mang lợi ích cho người dân

Xác định chuyển đổi số (CÐS) là xu thế tất yếu, là nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu, thời gian qua, TP Cà Mau đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu triển khai quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp đột phá thúc đẩy chuyển đổi số trên cả 3 trụ cột là chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.