ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 16-6-25 01:49:58
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Thắp ước mơ từ “Ngôi nhà mơ ước”

Báo Cà Mau Nằm ven tuyến đường từ Cà Mau đi U Minh, căn chòi của gia đình chị Trần Thị Nhịn (ấp 6, xã Nguyễn Phích) đã dột nát từ nhiều năm nay. Không đất sản xuất, hằng ngày vợ chồng chị phải đi làm mướn đong gạo ăn và lo cho 3 đứa con đang học cấp 1 (có 1 cháu bị tâm thần nhẹ). Chuyện cất lại nhà dù chỉ là cột cặm, lợp lá vẫn là điều không hề dễ đối với gia đình chị Nhịn. Và chương trình “Ngôi nhà mơ ước” đã tìm đến chị như phép màu kỳ diệu.

Nằm ven tuyến đường từ Cà Mau đi U Minh, căn chòi của gia đình chị Trần Thị Nhịn (ấp 6, xã Nguyễn Phích) đã dột nát từ nhiều năm nay. Không đất sản xuất, hằng ngày vợ chồng chị phải đi làm mướn đong gạo ăn và lo cho 3 đứa con đang học cấp 1 (có 1 cháu bị tâm thần nhẹ). Chuyện cất lại nhà dù chỉ là cột cặm, lợp lá vẫn là điều không hề dễ đối với gia đình chị Nhịn. Và chương trình “Ngôi nhà mơ ước” đã tìm đến chị như phép màu kỳ diệu.

“Ngôi nhà mơ ước” do Hội LHPN tỉnh vận động Ðài Truyền hình TP Hồ Chí Minh, Công ty Cổ phần Thép Pomina tài trợ xây dựng cho gia đình chị có trị giá 55 triệu đồng. Dọn về nhà mới hơn tháng nay nhưng mẹ con chị Nhịn vẫn còn nguyên cảm giác bồi hồi vui sướng. “Trước trời mưa cả nhà phải ngồi vì nhà dột. Không giường ngủ, không bàn học nên tụi nhỏ phải trải chiếu nằm dưới đất học bài. Còn bây giờ gia đình tôi không phải sợ nhà dột hay sập khi có mưa bão, mà 3 đứa nhỏ còn được hỗ trợ bàn học, giường ngủ. Vợ chồng tôi cố gắng làm để tụi nhỏ được học hành tốt hơn”, chị Trần Thị Nhịn chia sẻ.

Trong “Ngôi nhà mơ ước”, cháu Phan Chí Thanh (con chị Trần Thị Nhịn, ấp 6, xã Nguyễn Phích, huyện U Minh) đã có chỗ ngồi học đàng hoàng.

Với gia đình chị Nguyễn Thị Công Trần (ấp 12, xã Nguyễn Phích), nếu không có “Ngôi nhà mơ ước” thì ước mơ có được căn nhà lành lặn sẽ không bao giờ thành hiện thực. Cách đây 10 năm, chị phát hiện mình bị đau cột sống, không tiền nên chị đành để vậy. Năm 2011, bệnh trở nặng, chị được chỉ định mổ và sau đó chị mới biết mình bị ung thư cột sống. Căn nhà xiêu vẹo của chị đành để vậy, bởi làm được bao nhiêu tiền chị dành hết cho việc trị bệnh. Chồng chị, anh Nguyễn Minh Trận, mang trong mình căn bệnh sỏi thận, viêm loét đại tràng nên chỉ biết vác cây mướn cho chủ rừng gần nhà. Chị Trần chia sẻ: “Nhờ được hỗ trợ “Ngôi nhà mơ ước” chứ nếu không mùa mưa này cả nhà chẳng biết ở chỗ nào. Tôi mong có tiền uống thuốc, có tiền cho chồng trị bệnh để tiếp tục lo cho 2 con đi học đến nơi đến chốn”.

Cháu Nguyễn Thị Hồng Khương (con gái lớn chị Trần) đang học lớp 8, hằng ngày, sau giờ tan lớp, Khương chăm sóc mẹ, dạy em trai là Nguyễn Trọng Tình (lớp 5) học. Ðể đến trường, Khương phải lội bộ hơn 2 km ra đầu kinh đón xe buýt, còn Tình thì đi bộ hơn 4 km mới đến trường. Dù cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng trong mắt các em luôn ánh lên niềm lạc quan.    

“Ngôi nhà mơ ước” đã thắp lên niềm tin, niềm hy vọng cho những mảnh đời bất hạnh, khó khăn trong cuộc sống. “Có nhà ở ổn định, con ước mơ cha mẹ mạnh khoẻ và chị em con được học hành đến nơi đến chốn để sau này có thể phụ giúp cha mẹ”, cháu Nguyễn Thị Hồng Khương chia sẻ./.

Bài và ảnh: Phương Lài - Thuý An

Khi lòng dân là “thước đo” công quyền

Giữa nhịp sống hiện đại, khi mọi thiết bị hầu như đều có thước đo chính xác đến từng con số, thì trong guồng máy hành chính Nhà nước có một thứ thước đo “vô hình” nhưng lại rất quan trọng, đó chính là lòng dân. Sự hài lòng của người dân không chỉ phản ánh chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, mà còn là “tấm gương” soi chiếu hiệu quả cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh. Xác định điều này, thời gian qua, cả hệ thống chính trị tỉnh đã không ngừng đẩy mạnh cải cách, cải thiện Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS).

Tinh gọn để phát triển

Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, huyện Năm Căn đang triển khai đề án sáp nhập các đơn vị hành chính trên địa bàn. Theo đó, từ 7 xã và 1 thị trấn hiện tại, huyện sẽ tổ chức lại thành 3 đơn vị hành chính cấp xã.

Sẵn sàng cho bước chuyển đổi lớn

Thực hiện chủ trương lớn của Trung ương về tinh gọn bộ máy, từ ngày 1/7 tới đây, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp sẽ chính thức đi vào hoạt động. Huyện U Minh là một trong những địa phương đi đầu trong công tác chuẩn bị. Hiện các xã trung tâm đã hoàn tất các bước chuẩn bị cần thiết, sẵn sàng cho ngày chuyển đổi mang tính lịch sử.

Tiến đến chính quyền chuyên nghiệp, vì dân

Trong nỗ lực nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh, cải thiện chất lượng phục vụ và tăng cường niềm tin của người dân, Cà Mau quyết liệt triển khai đồng bộ các giải pháp cải cách hành chính (CCHC) với quyết tâm xây dựng một nền hành chính hiện đại, minh bạch và hướng đến phục vụ. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự tiên phong của người đứng đầu các cấp, các cơ quan, Cà Mau đang dần định hình hình ảnh một chính quyền năng động, chuyên nghiệp và gần dân.

Ðưa Cà Mau vào nhóm thứ hạng cao về PAR INDEX

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực Ðồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.

“Cú bứt phá” ngoạn mục

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.

Cải cách hành chính gắn với chuyển đổi số

Xã Tân Hưng Tây là một trong những đơn vị được đánh giá cao về nỗ lực cải cách hành chính (CCHC) gắn với chuyển đổi số (CÐS) ở huyện Phú Tân. Thời gian qua, công tác này của xã đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận, tạo sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp.

Cà Mau xếp thứ hạng 28 về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI)

Đó là kết quả vừa được Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam công bố vào ngày 6/5.

Tạo thuận lợi cho người dân làm TTHC

Thời gian qua, công tác cải cách hành chính (CCHC) được UBND huyện, Chủ tịch UBND huyện Phú Tân quan tâm, chỉ đạo quyết liệt, kịp thời, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư, hoạt động.

Ðẩy mạnh cải cách hành chính song hành sắp xếp bộ máy

Phát huy kết quả đạt được đã qua trong công tác CCHC, bước sang năm 2025, Cà Mau tiếp tục đẩy mạnh đổi mới thể chế, sắp xếp bộ máy tinh gọn gắn với xây dựng và phát triển Chính quyền điện tử, Chính quyền số, hướng đến kiến tạo một nền hành chính hiện đại, thân thiện và tận tâm phục vụ Nhân dân.