ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 21-7-25 16:36:11
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Thí điểm ki-ốt y tế thông minh

Báo Cà Mau Xác định chuyển đổi số (CÐS) trong lĩnh vực y tế là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm tải thủ tục hành chính và mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người dân; thực hiện chủ trương của Bộ Y tế và UBND tỉnh về đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong khám chữa bệnh (KCB), ngành y tế tỉnh đã phối hợp các đơn vị triển khai thí điểm hệ thống ki-ốt y tế thông minh, mang lại kết quả đáng phấn khởi.

Ông Trần Quang Khoá, Phó giám đốc Ðiều hành Sở Y tế, đánh giá: “Thực hiện CÐS và Ðề án 06 trong ngành y tế là vấn đề hết sức quan trọng và thiết thực, bởi người hưởng lợi trực tiếp chính là người bệnh. Do đó, thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Y tế đã triển khai lắp đặt ki-ốt y tế thông minh phục vụ người dân đến KCB, vừa tạo thuận lợi cho người dân tiếp cận dịch vụ y tế một cách dễ dàng, vừa số hoá quy trình khám bệnh, dễ dàng trong công tác quản lý của ngành”.

Theo đó, ngành y tế đã phối hợp với một số ngân hàng triển khai miễn phí giải pháp ki-ốt y tế KCB tại 7 cơ sở y tế, với 11 ki-ốt được đăng ký (gồm 3 bệnh viện tuyến tỉnh và 4 bệnh viện, trung tâm y tế huyện, thành phố). Trong đó, có 5 đơn vị đã đưa vào hoạt động chính thức, gồm: Bệnh viện Ða khoa tỉnh, Bệnh viện Ða khoa huyện Cái Nước, Bệnh viện Ða khoa TP Cà Mau, Bệnh viện Ða khoa huyện Trần Văn Thời và Trung tâm Y tế huyện Thới Bình.

Qua khảo sát, ông Trần Quý Tường (hàng đầu, bìa phải), Chủ tịch Hội Tin học y tế Việt Nam, đánh giá cao hệ thống ki-ốt y tế thông minh đặt tại Bệnh viện Ða khoa tỉnh Cà Mau.

Qua khảo sát, ông Trần Quý Tường (hàng đầu, bìa phải), Chủ tịch Hội Tin học y tế Việt Nam, đánh giá cao hệ thống ki-ốt y tế thông minh đặt tại Bệnh viện Ða khoa tỉnh Cà Mau.

Ðây được xem là một trong những giải pháp số, giúp người bệnh tự đăng ký khám, lấy số thứ tự, tra cứu thông tin và thanh toán viện phí một cách nhanh chóng, giảm tải đáng kể áp lực cho bộ phận tiếp nhận; đồng thời cải thiện quy trình tiếp nhận và KCB. Người bệnh không cần xếp hàng chờ đợi lâu tại quầy đăng ký, giảm thời gian chờ đợi trung bình từ 30-45 phút xuống chỉ còn 10-15 phút.

Ðặc biệt, hệ thống tích hợp với các phương thức thanh toán điện tử, như thẻ ngân hàng, ví điện tử và mã QR, giúp việc thanh toán của người bệnh trở nên thuận tiện và minh bạch. Nhờ tự động hoá các bước đăng ký và thanh toán, tỷ lệ sai sót do nhập liệu thủ công đã giảm đáng kể. Ki-ốt y tế thông minh còn liên thông với phần mềm HIS (hệ thống quản lý bệnh viện), đảm bảo dữ liệu của bệnh nhân được cập nhật đồng bộ, chính xác và bảo mật.

Hiện nay ki-ốt y tế thông minh đã được triển khai tại 7 cơ sở y tế với 11 ki-ốt được đăng ký, trong đó có 5 đơn vị đã đưa vào hoạt động chính thức.

Hiện nay ki-ốt y tế thông minh đã được triển khai tại 7 cơ sở y tế với 11 ki-ốt được đăng ký, trong đó có 5 đơn vị đã đưa vào hoạt động chính thức.

Tại Bệnh viện Ða khoa Cái Nước, đơn vị đã phối hợp với Ngân hàng HDBank Chi nhánh Cà Mau và VNPT Cà Mau ký hợp đồng lắp đặt 1 ki-ốt y tế thông minh tại Khoa Khám bệnh, chính thức sử dụng từ giữa tháng 11/2024. Bác sĩ Châu Quốc Lượng, Phó giám đốc Bệnh viện, cho biết: “Giai đoạn đầu, bệnh viện phân công Khoa Khám bệnh tiếp nhận và trực tiếp quản lý sử dụng ki-ốt y tế, phối hợp Phòng Ðiều dưỡng và Công tác xã hội bố trí 2 nhân viên hỗ trợ, hướng dẫn người bệnh sử dụng ứng dụng ki-ốt y tế thông minh khi đến KCB. Ðến nay, mọi hoạt động về kỹ thuật đã dần ổn định, kết nối thông suốt, khắc phục các hạn chế phát sinh trong quá trình sử dụng ứng dụng”.

"Sau thời gian triển khai, người dân hài lòng hơn khi đến KCB không phải mất nhiều thời gian chờ đợi như trước, cũng như dễ dàng theo dõi lịch sử KCB và thanh toán chi phí điều trị thông qua các công cụ số hoá, được trải nghiệm về các tiện ích số. Hơn hết, đối với bệnh viện, đã tối ưu hoá nhân lực, giảm áp lực công việc cho nhân viên y tế; nâng cao tính chuyên nghiệp, minh bạch trong quy trình tiếp nhận và thanh toán; hạn chế tình trạng ùn tắc tại các quầy đăng ký và thu viện phí", Bác sĩ Châu Quốc Lượng chia sẻ.

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả ban đầu, cũng ghi nhận còn một số hạn chế nhất định. Trong đó, do mới triển khai nên một số người bệnh chưa có thói quen sử dụng ki-ốt y tế thông minh; nhiều trường hợp người bệnh chưa có căn cước công dân (CCCD), người bệnh chưa cài ứng dụng VNeID, chưa khai báo định danh mức độ 2 hoặc đã khai báo nhưng không nhớ mật khẩu truy cập; người già, trẻ em không có điện thoại thông minh, hoặc không biết sử dụng điện thoại thông minh.

Ngoài ra, chức năng sử dụng của ki-ốt y tế thông minh còn hạn chế, chỉ đăng ký khám bệnh và bắt số thứ tự, một số thông tin sau khi quét CCCD phải chuyển sang nhập tay. Một số người bệnh có thông tin cá nhân trên thẻ CCCD không khớp với thông tin trên thẻ BHYT. Nhóm đối tượng người thân của lực lượng vũ trang không thể liên thông dữ liệu qua VNeID do thông tin bảo mật của ngành. Chưa triển khai được giấy chuyển tuyến, giấy hẹn tái khám tích hợp trên ứng dụng VNeID, do Bộ Y tế chưa cấp tài khoản.

Thành công bước đầu của ki-ốt y tế thông minh tại các đơn vị đã khẳng định hiệu quả của công nghệ thông tin trong nâng cao chất lượng KCB. Ông Trần Quang Khoá nhấn mạnh: “Triển khai ki-ốt y tế thông minh là một bước tiến quan trọng trong việc thực hiện Ðề án 06 của Chính phủ về phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử. Trong đó, người bệnh có thể sử dụng CCCD gắn chip để đăng ký KCB, thay thế cho sổ khám bệnh truyền thống. Về kết nối liên thông dữ liệu, hệ thống tích hợp với cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm y tế, giúp quá trình kiểm tra thông tin bảo hiểm trở nên nhanh chóng và chính xác. Qua đó, thúc đẩy CÐS y tế, góp phần hiện đại hoá hệ thống KCB, hướng đến mô hình bệnh viện số trong tương lai”./.

 

Hồng Nhung

 

Không để “mù công nghệ” giữa kỷ nguyên AI

Trước làn sóng trí tuệ nhân tạo (AI) đang phát triển mạnh mẽ, hơn lúc nào hết, mỗi cán bộ, công chức, viên chức cần tiên phong “xoá mù AI”. Không chỉ dừng ở nhận thức mà phải nhanh chóng triển khai các giải pháp AI, khai thác hiệu quả dữ liệu lớn nhằm nâng cao chất lượng phục vụ người dân, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển.

Bệnh án điện tử: Giảm tải cho y tế, tăng tiện ích cho người dân

Chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế là xu hướng tất yếu, nhất là trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 phát triển mạnh mẽ. Nhằm hiện đại hóa công tác khám chữa bệnh, Bệnh viện Quân dân y Bạc Liêu (tỉnh Cà Mau) đã triển khai bệnh án điện tử – bước đi quan trọng trong tiến trình số hóa toàn diện hoạt động y tế.

Triển khai VNPT iLIS phục vụ mô hình chính quyền hai cấp

Sáng 8/7, Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Cà Mau phối hợp với VNPT tỉnh tổ chức hội nghị tập huấn triển khai hệ thống thông tin đất đai VNPT iLIS đối với mô hình chính quyền hai cấp trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Cơ chế, chính sách hợp tác công tư trong lĩnh vực phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Chính phủ ban hành Nghị định 180/2025/NĐ-CP ngày 1/7/2025 về cơ chế, chính sách hợp tác công tư trong lĩnh vực phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Người làm công tác chuyên trách về chuyển đổi số được hỗ trợ 5 triệu đồng/tháng

Người làm công tác chuyên trách về chuyển đổi số được hỗ trợ 5 triệu đồng/tháng

Báo chí trước kỷ nguyên số

Trong bối cảnh mọi hoạt động xã hội đang dịch chuyển mạnh mẽ lên môi trường số, báo chí phải đổi mới và chuyển mình thích ứng để thực hiện sứ mệnh trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Hợp đồng điện tử - Giải pháp tất yếu trong kỷ nguyên số

Trong bối cảnh hiện nay, chuyển đổi số đang trở thành xu thế tất yếu, tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực đời sống xã hội, đặc biệt là trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Việc ứng dụng công nghệ số, trong đó có các nền tảng hợp đồng điện tử, giúp doanh nghiệp (DN) nâng cao hiệu quả quản lý, tiết kiệm chi phí, rút ngắn thời gian giao dịch, đặc biệt là đảm bảo tính pháp lý, minh bạch trong hoạt động thương mại.

Gỡ khó về hoá đơn điện tử cho hộ kinh doanh

Ðã hơn nửa tháng kể từ ngày triển khai thực hiện Nghị định 70/2025/NÐ-CP (Nghị định 70) ngày 20/3/2025 của Chính phủ sửa đổi Nghị định 123/2020/NÐ-CP về áp dụng hoá đơn điện tử (HÐÐT) đối với hộ kinh doanh; bên cạnh sự đồng thuận, không ít hộ kinh doanh còn gặp khó khăn khi thực hiện quy định này.

Đẩy nhanh chuyển đổi số, bảo đảm liên thông, đồng bộ toàn hệ thống chính trị

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW ngày 19/6/2025 của Ban Chỉ đạo Trung ương về thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, diễn ra sáng 23/6, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trần Cẩm Tú nhấn mạnh: “Khối lượng công việc lớn, thời gian ngắn, đòi hỏi toàn hệ thống chính trị phải quyết tâm, đồng lòng triển khai hiệu quả Kế hoạch 02”.

Tiếp nối truyền thống

Kỷ niệm 100 năm báo chí cách mạng Việt Nam là dịp mỗi người làm báo soi rọi chính mình và ý thức hơn nữa trách nhiệm với nghề báo vinh quang. Tự hào tiếp nối truyền thống vẻ vang của báo chí Cà Mau được các thế hệ đi trước gầy dựng, các phóng viên, nhà báo trẻ của Báo và Ðài Phát thanh - Truyền hình (PT-TH) Cà Mau đã và đang giữ vững “bút sắc - lòng trong - tâm sáng”, thực hành tinh thần phụng sự và góp phần kết nối, lan toả những giá trị tốt đẹp trong cộng đồng.