ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 22-4-25 01:09:26
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Thiết thực chăm lo thân nhân người có công

Báo Cà Mau (CMO) Trong những năm qua, với sự quan tâm, chăm lo của các cấp uỷ đảng, chính quyền trong tỉnh và toàn xã hội, đời sống vật chất và tinh thần của các gia đình chính sách, người có công với cách mạng ngày càng được nâng cao.

Toàn tỉnh có hơn 110.880 người có công với cách mạng được công nhận. Trong đó, số đối tượng hưởng trợ cấp thường xuyên hàng tháng trên 16.454 người với kinh phí chi trả mỗi tháng trên 27 tỷ đồng. Qua rà soát hộ nghèo, cận nghèo năm 2022 trên địa bàn tỉnh  không còn hộ gia đình chính sách người có công thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo.

Tuy nhiên, đối với nhóm thuộc diện thân nhân chủ yếu của người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ trên địa bàn tỉnh thì hiện nay còn khoảng 359 hộ thuộc diện nghèo, cận nghèo. Theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LÐ-TB&XH), phần lớn các hộ này thiếu hụt các chỉ số của dịch vụ xã hội cơ bản về nhà ở, việc làm và các dịch vụ thông tin.

Ông Từ Hoàng Ân, Phó giám đốc Sở LÐ-TB&XH, cho biết: “Một bộ phận hộ nghèo, cận nghèo còn trông chờ, ỷ lại vào sự giúp đỡ của Nhà nước. Bên cạnh đó, một số địa phương còn lúng túng trong thực hiện nội dung hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hoá sinh kế và dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo. Việc chuyển đổi phương thức hỗ trợ người nghèo từ cho không sang hỗ trợ có điều kiện, có thời hạn, triển khai còn chậm; các chính sách giảm nghèo đã được tích hợp bước đầu nhưng vẫn còn dàn trải, thiếu tính hệ thống”.

Huyện Thới Bình được xem là một trong những điểm sáng trong việc chăm lo cho đối tượng người có công. Hiện toàn huyện có trên 14 ngàn người có công với cách mạng, trong đó hơn 2.700 người được nhận trợ cấp thường xuyên. Trong 5 năm qua, huyện đã thực hiện chi trả ưu đãi trợ cấp hàng tháng, một lần và luân phiên theo quy định trên 361 tỷ đồng cho người có công. Ðồng thời, 100% người có công, thân nhân người có công với cách mạng được hỗ trợ bảo hiểm y tế khám chữa bệnh theo chính sách hiện hành.

Ông Nguyễn Việt Thống ngụ Khóm 7, thị trấn Thới Bình, huyện Thới Bình, là thương binh 4/4. Trở về với cuộc sống đời thường, ông gặp không ít khó khăn với nhiều vết thương cứ đau âm ỉ mỗi khi trời trở lạnh. Nhưng với nghị lực bản thân, ông luôn nỗ lực lao động sản xuất, vượt qua khó khăn, mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, vật nuôi và phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Ðược hỗ trợ vốn và nhà ở, cựu chiến binh Nguyễn Việt Thống yên tâm phát triển kinh tế.

Năm 1975, sau khi xuất ngũ, bắt tay vào phát triển kinh tế, ông làm đủ nghề và tích luỹ ít vốn. Ðược hỗ trợ vay vốn chính sách 15 triệu đồng, ông Thống mua thêm đất làm kinh tế. Ðến nay, ông có hơn 1 ha đất nuôi thuỷ sản, kết hợp trồng thêm 5.000 m2 rau màu các loại. Nhờ chịu khó, siêng năng tìm hiểu các kỹ thuật về chăm sóc cây trồng, vật nuôi mà mô hình kết hợp của gia đình ông luôn phát triển và cho thu nhập ổn định từ 60-80 triệu đồng/năm.

Ông Nguyễn Việt Thống chia sẻ: “Ở đây giờ đường sá được đầu tư nâng cấp, sửa chữa đã tạo thuận lợi cho việc đi lại, trao đổi buôn bán. Thương lái tự tìm đến nhà thu mua nên đầu ra nông sản rất ổn định, đời sống kinh tế gia đình tôi đã ổn. Về đời sống tinh thần, được địa phương quan tâm, lo lắng các chế độ khi về già, cựu chiến binh như chúng tôi rất vui mừng”.

Trong căn nhà khang trang nằm bên cánh đồng lúa tại Ấp 5, xã Tân Lộc, huyện Thới Bình, ông Lý Hoàng Sơn năm nay đã ngoài 70 không giấu được niềm vui. Gia đình ông là một trong những hộ có công với cách mạng được hỗ trợ nhà ở. Có được căn nhà mới chính là ước mơ cả đời của người thương binh 4/4 này.

“Trước kia nhà cũ, mưa tạt gió lùa; nền thấp, mỗi lần nước lên là ngập, sinh hoạt vất vả lắm. Giờ có căn nhà vững chắc như thế này, tôi yên tâm lắm”, ông Sơn vui mừng chia sẻ.

"Phát huy truyền thống "Ðền ơn đáp nghĩa” cũng như chăm lo tốt nhất đối với người có công và thân nhân của họ, tỉnh tập trung thực hiện công tác giảm nghèo nói chung và giảm nghèo đối với các hộ là thân nhân của người có công, thân nhân liệt sĩ nói riêng, như ưu đãi trong việc dạy nghề, truyền nghề, tạo việc làm. Ðặc biệt, huy động nguồn lực xã hội, mạnh thường quân cũng như nguồn lực của các chương trình mục tiêu quốc gia để hỗ trợ cải thiện tiêu chí thiếu hụt về nhà ở, việc làm và tiếp cận các dịch vụ xã hội”, ông Từ Hoàng Ân cho biết thêm./.

 

Hữu Nghĩa - Bé Cưng

 

Trang sử Cà Mau thời kháng chiến năm 1973

Sau Hiệp định Paris năm 1973, về mặt đấu tranh công khai, Ban Liên hợp quân sự 4 bên khu vực 4 (Quân khu 9), do đồng chí Hoàng Hà làm Trưởng ban, đồng chí Phạm Văn Liêm làm Phó ban, Tổ liên hợp Cà Mau do đồng chí Tống Kỳ Hiệp và đồng chí Trịnh Thành Kế phụ trách đã đấu tranh chống lại sự vi phạm Hiệp định của địch trong khu vực. Ta buộc địch công nhận vùng tự do của ta ở Cà Mau và đã thực hiện việc trao trả tù binh ở Kinh Ba, xã Quách Phẩm, huyện Ngọc Hiển (Tư Kháng), Ðầm Dơi ngày nay.

Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII

Chiều 12/4, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII đã bế mạc. Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu bế mạc Hội nghị. Báo Cà Mau trân trọng giới thiệu phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Thông cáo báo chí về ngày làm việc thứ hai Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 11 khóa XIII

Sáng 11/4, Trung ương làm việc tại hội trường. Đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Bộ Chính trị điều hành phiên họp.

Mong muốn đồng bào Khmer tiếp tục đoàn kết, tích cực thi đua yêu nước

Chiều 11/4, lãnh đạo tỉnh tiếp tục tổ chức các đoàn đến thăm, chúc Tết Chôl Chnăm Thmây tại các điểm chùa và đơn vị có viên chức, người lao động là người dân tộc Khmer đang công tác.

Khai mạc Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Sáng 10/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị. Chủ tịch nước Lương Cường điều hành Phiên khai mạc.

Phát huy trách nhiệm học tập suốt đời

Trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, mọi thứ thay đổi nhanh chóng, để kịp thời cập nhật và thích ứng với sự chuyển đổi nhanh của xã hội, đòi hỏi mọi cá nhân luôn trong trạng thái sẵn sàng học tập nâng cao năng lực, kỹ năng, hướng đến thực hiện tốt nhất sứ mệnh của mình. Ðối với cán bộ, đảng viên, để phục vụ Nhân dân ngày càng tốt hơn trong kỷ nguyên vươn mình của đất nước, học tập suốt đời trở thành nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên.

Từ bưng biền ra chợ

…Tình hình chiến sự khắp nơi vọng về, càng làm cho nắng tháng Tư nóng thêm. Ngày 10/3/1975, ta đánh chiếm Buôn Mê Thuột; ngày 29/3/1975, Ðà Nẵng được giải phóng; 31/3 tới Bình Ðịnh, cơ quan Dân y với mật danh là Mười Dân đang đứng chân ở Vườn Tre, cách ngã ba Cái Ðuốc - kinh Ông Ðơn không xa, ai nấy đều náo nức, cảm thấy mình ở quá xa mặt trận.

VƯƠN MÌNH TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ

Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "Vươn mình trong hội nhập quốc tế". Báo Cà Mau trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.

Cuộc thi chính luận sẽ thành công rực rỡ hơn nữa

Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên. Năm nay, cuộc thi nhận được sự quan tâm chỉ đạo đặc biệt của Thường trực Tỉnh uỷ, khi tổ chức Hội nghị phát động cuộc thi bằng hình thức trực tiếp và trực tuyến đến 101 điểm cầu trong toàn tỉnh. Ông Nguyễn Ðức Hiển, Phó bí thư Thường trực Tỉnh uỷ làm Trưởng ban Chỉ đạo cuộc thi.

“Giềng mối” cho công tác dân tộc, tôn giáo

Thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn bộ máy tổ chức, Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Cà Mau được thành lập trên cơ sở tổ chức lại Ban Dân tộc tỉnh và tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy tham mưu quản lý Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo từ Sở Nội vụ; chính thức đi vào hoạt động từ đầu tháng 3/2025. Lần đầu tiên, một “giềng mối” cấp sở đã chính thức, chính danh đảm nhận nhiệm vụ quản lý Nhà nước ở 2 lĩnh vực quan trọng là dân tộc và tôn giáo ở cấp địa phương.