Những năm qua, người dân vùng mặn không những có thu nhập ổn định từ nguồn lợi chính cây rừng, đảm bảo tỷ lệ trồng rừng cũng như thu hoạch đúng theo quy định của Nhà nước mà còn có thêm các khoản thu nhập nhờ áp dụng xen canh các mô hình kinh tế dưới tán rừng như tôm, cua, ốc len, sò huyết... Ngoài ra, còn có thêm nguồn thu phụ như: ba khía, nuôi dê, heo rừng,…
Những năm qua, người dân vùng mặn không những có thu nhập ổn định từ nguồn lợi chính cây rừng, đảm bảo tỷ lệ trồng rừng cũng như thu hoạch đúng theo quy định của Nhà nước mà còn có thêm các khoản thu nhập nhờ áp dụng xen canh các mô hình kinh tế dưới tán rừng như tôm, cua, ốc len, sò huyết... Ngoài ra, còn có thêm nguồn thu phụ như: ba khía, nuôi dê, heo rừng,…
Các mô hình trên được người dân áp dụng để tận dụng tối đa diện tích đất cũng như nguồn dinh dưỡng, thức ăn tự nhiên từ cây cỏ trên bờ vuông (cây đước, mắm) để nuôi dê, ốc len; tận dụng nguồn nước, phù sa dưới tán rừng nuôi sò huyết, cua, cá bống mú… cho thu nhập cao và ổn định, góp phần phát triển kinh tế gia đình. Quan trọng hơn, đây chính là nguồn sản phẩm mang giá trị đặc sản của vùng đất phù sa cuối trời Nam, là sản phẩm sạch, giàu dinh dưỡng./.
Người dân sống dưới tán rừng có thêm thu nhập từ cua ổn định và góp phần phát triển kinh tế qua từng năm. |
Ông Phan Văn Đấu, Hội Cựu chiến binh xã Hàm Rồng, huyện Năm Căn thu nhập từ sò huyết mỗi năm trên 50 triệu đồng. |
Ốc len được người dân xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển nuôi xen canh dưới tán rừng đước cho thu nhập cao. Ảnh: NHẬT HUY |
Ngoài các đối tượng trên, lịch, ba khía cũng là đối tượng góp phần tăng thu nhập cho hộ nghèo ít đất sản xuất. |
Anh Võ Văn Hồ, ấp Láng Chiếu, xã Đất Mới, huyện Năm Căn tận dụng bờ vuông tôm của nông dân trong khu vực nuôi dê, qua 2 năm, đàn dê của anh trên 50 con, cho thu nhập từ dê giống và thương phẩm mỗi năm hơn 50 triệu đồng. |
Hoàng Diệu thực hiện