ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 2-7-25 10:06:57
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tham dự chuỗi sự kiện quan trọng tại Cà Mau: Ước vọng bao đời của người dân vùng mũi đất

Báo Cà Mau Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng trong lễ động thổ khởi công biểu tượng Cột cờ Hà Nội tại Mũi Cà Mau.

Ngày 16/1, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng đoàn công tác Trung ương dự chuỗi sự kiện quan trọng tại Cà Mau: Khánh thành cầu Hoà Trung nối liền tuyến giao thông trọng yếu huyện Đầm Dơi - Cà Mau; thông xe kỹ thuật đường Hồ Chí Minh tuyến cầu Năm Căn - Đất Mũi; động thổ công trình biểu tượng Cột cờ Hà Nội tại Mũi Cà Mau và Nhà máy Điện gió Khu Du lịch Khai Long giai đoạn 1.

Khởi công đầu tháng 7/2015, cầu Hoà Trung vượt sông Gành Hào dài 1.286 m, thiết kế vĩnh cửu, đạt tốc độ thiết kế 60 km/giờ. Sau hơn sáu tháng thi công, cầu Hoà Trung hiện cơ bản hoàn thành. Đây là dự án có thời gian lập dự án và thi công ngắn nhất mà Ban Quản lý Dự án đường Hồ Chí Minh thực hiện từ trước đến nay và do các nhà thầu tự ứng vốn xây dựng.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng (thứ 10 từ phải sang) cùng các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước; lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương và tỉnh Cà Mau cắt băng thông xe kỹ thuật đường Hồ Chí Minh đoạn từ cầu Năm Căn đến Đất Mũi.     Ảnh: QUỐC RIN

Dự án đường Hồ Chí Minh đoạn Năm Căn - Đất Mũi có tổng mức đầu tư 3.932 tỷ đồng từ vốn trái phiếu Chính phủ, do Ban Quản lý Dự án đường Hồ Chí Minh quản lý, Bộ GTVT làm chủ đầu tư. Dự án đường Hồ Chí Minh đoạn từ cầu Năm Căn đến Đất Mũi dài 58,7 km, đi qua huyện Năm Căn và Ngọc Hiển. Điểm đầu dự án tại Km 2297-QL1 (thị trấn Năm Căn), điểm cuối tại Khu Du lịch Đất Mũi, xã Đất Mũi (huyện Ngọc Hiển).

Dự án đạt tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng, toàn tuyến có 22 cầu được thiết kế vĩnh cửu. Khởi công tháng 5/2009, khởi động thi công lại từ tháng 3/2014, trong điều kiện khó khăn về nguồn vốn và điều kiện thi công thực tế, nhưng Ban Quản lý Dự án đường Hồ Chí Minh đã chủ động rà soát, điều chỉnh lại các yếu tố kỹ thuật và thay đổi kết cấu móng cầu từ cọc khoan nhồi sang cọc đóng, vừa tiết kiệm chi phí thi công, không làm tăng tổng mức đầu tư, vừa đẩy nhanh tiến độ thi công. Sau gần hai năm triển khai thi công trở lại, đến nay đoạn từ cầu Năm Căn đến Đất Mũi (dài 51,3 km) đã cơ bản xong móng đường để nối thông tuyến từ thị trấn Năm Căn tới Đất Mũi.

Cùng với đó là động thổ hai dự án có ý nghĩa đặc biệt với tỉnh nhà: Công trình biểu tượng Cột cờ Hà Nội tại Mũi Cà Mau và Dự án Điện gió tại Khu Du lịch Khai Long. Theo quy hoạch, toàn bộ diện tích của khu vực xây dựng Cột cờ Hà Nội khoảng 3 ha, khuôn viên chính khoảng 7.500 m2. Kiến trúc của cột cờ bao gồm 3 tầng, đế và phần thân cột cờ mô phỏng về cơ bản cột cờ tại Thủ đô Hà Nội. Công trình đồng thời đáp ứng được công năng về trưng bày, tham quan cho du khách. Chiều cao của toàn bộ cột cờ theo dự kiến khoảng 45 m.

Dự án điện gió tại Khai Long có tổng kinh phí các giai đoạn ước tính trên 70.000 tỷ đồng với quy mô 150 trụ tua-bin, công suất thiết kế 300 MW, được xây dựng trên diện tích hơn 7.000 ha. Ngoài ra, diện tích dành để xây trạm biến áp và nhà điều hành lên tới 20 ha.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng trong ngày trọng đại của người dân mũi đất Cà Mau khi ước muốn bao đời của người dân vùng đất này nay đã thành hiện thực - thông xe đến Mũi Cà Mau.                     Ảnh: HOÀNG DIỆU

Trong thời khắc thông xe kỹ thuật, những cụ già của xứ biển Đất Mũi, Khai Long dù sức khoẻ yếu vẫn cố gắng ra đứng để vẫy chào đoàn xe trong niềm vui khôn xiết. Nhiều em nhỏ lần đầu tiên thấy xe chạy bon bon (nơi trước đây là vạt rừng đước trước mặt nhà mình), ánh mắt ngơ ngác nhưng đôi tay vẫn vẫy nhiệt liệt. Có lẽ, với các em khi ấy, niềm vui chỉ gói trọn trong hình ảnh của những đoàn xe lạ mắt, nhưng có một điều sau này lớn lên các em sẽ cảm nhận rõ ràng: Có Bác Hồ, có Đảng thì khó khăn cách nào đất nước cũng vượt qua, vùng quê nào nghèo cũng được chăm chút quan tâm. Vậy là Đất Mũi, Khai Long không còn bị chia cắt về giao thông, nhiều cô, chú sẽ thực hiện được ước ao: Đi liền một mạch ra Thủ đô để viếng Bác Hồ.

Còn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ gói gọn: “Đây là ước vọng tự bao đời của người dân Đất Mũi Cà Mau”./.

Động thổ công trình biểu tượng Cột cờ Hà Nội tại Mũi Cà Mau.         Ảnh: KHÁNH PHƯƠNG
Thông xe kỹ thuật cầu Hoà Trung.                   Ảnh: QUANG MINH
Con đường về đến Đất Mũi vừa được trải nhựa cấp phối.         Ảnh: NHẬT HUY
Người dân Đất Mũi nô nức đón chào sự kiện trọng đại này.   Ảnh: H.DIỆU
Thông xe đến Đất Mũi trong niềm hân hoan, phấn khởi không chỉ của người dân trong vùng.   Ảnh: THANH DŨNG
Công trình Nhà máy Điện gió Khai Long được khởi công xây dựng ngày 16/1.                    Ảnh: THANH QUANG
Người dân cùng tham gia sự kiện thông xe cầu Hoà Trung.  Ảnh: H.DIỆU

Phạm Nguyên thực hiện

  “Trải nghiệm để trưởng thành”

Từ ngày 24 - 27/6, Nhà Thiếu nhi tỉnh tổ chức hành trình “Trải nghiệm để trưởng thành” với sự tham gia của 50 em thiếu nhi, diễn ra tại Nhà Thiếu nhi tỉnh và Khu du lịch Nhà Mát (Bạc Liêu).

Cà Mau qua góc nhìn nhà báo - nghệ sĩ nhiếp ảnh

Chi hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh (NSNA) Việt Nam tỉnh Cà Mau hiện có 21 hội viên, trong đó có nhiều hội viên đồng thời cũng là nhà báo. Dù hiện đã nghỉ hưu hay vẫn đang công tác tại các cơ quan báo chí, trong cả quá trình dài làm nghề, các nhà báo - NSNA đã đóng góp công sức to lớn cho sự trưởng thành của phong trào nhiếp ảnh trong tỉnh và sự phát triển mạnh mẽ của báo chí địa phương.

Thầm lặng hậu kỳ

Vinh dự tác nghiệp ở Trường Sa

Điều vinh dự và thiêng liêng nhất của người làm báo có lẽ là được tác nghiệp trên quần đảo Trường Sa, Nhà giàn DK1, không chỉ dâng trào niềm tự hào về chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc, mà còn là một trải nghiệm vô cùng đặc biệt.

Nâng cao năng lực xét nghiệm

Nâng cao năng lực xét nghiệm không chỉ góp phần quan trọng cho khám và điều trị bệnh, mà còn giữ vai trò không thể tách rời trong phòng, chống dịch ở cộng đồng. Chính vì thế, thời gian qua, hoạt động xét nghiệm tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh không ngừng được đầu tư, nâng cấp, đáp ứng nhu cầu kiểm soát dịch bệnh cũng như điều trị cho người dân địa phương.

Tạo động lực phát triển từ các công trình trọng điểm

“Bên cạnh nguồn vốn đầu tư công được phân bổ hằng năm và vốn của địa phương, những năm gần đây, nguồn đầu tư Trung ương thực hiện các dự án, công trình trọng điểm trên địa bàn tỉnh Cà Mau rất lớn, được đánh giá sẽ tạo nền tảng, động lực cho tăng trưởng đột phá, nhảy vọt của kinh tế - xã hội địa phương trong tương lai gần”, ông Trần Công Khanh, Phó Giám đốc Sở Tài chính, cho biết.

Về với miền quê

Giữa dòng chảy hối hả của cuộc sống hiện đại, có một nơi vẫn giữ vẹn nguyên vẻ đẹp mộc mạc, bình dị nhưng lại mang sức hút kỳ lạ, đó chính là những miền quê của Cà Mau.

Ươm giống trồng rừng

Những năm gần đây, nhu cầu tiêu thụ lâm sản trên thị trường rất lớn, nhất là thị trường xuất khẩu. Nắm bắt cơ hội này, người dân trên đất rừng U Minh Hạ mạnh dạn phát triển nghề ươm giống keo lai, không những đáp ứng việc trồng rừng ở địa phương, mà còn xuất bán đi các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long với số lượng lớn, góp phần tạo việc làm và thu nhập cho hàng trăm lao động.

Giờ sinh hoạt dưới cờ đầu tuần ý nghĩa, vui tươi

Thời gian qua, buổi sinh hoạt dưới cờ đầu tuần ở các trường học tại Cà Mau có nhiều đổi mới, với nội dung sinh động, vui tươi, ý nghĩa, thiết thực và không còn mang nặng tính khuôn mẫu khô khan như trước đây.

“Bác Hồ với thiếu nhi”

Đó là chủ đề cuộc thi vẽ tranh nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2025) vừa được Bảo tàng tỉnh Cà Mau phối hợp với Phòng Giáo dục - Đào tạo TP Cà Mau tổ chức tại Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, Phường 1, TP Cà Mau.