ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 22-11-24 01:36:45
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Thủ tướng: Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền để tránh việc nhỏ cũng xin trung ương quyết

Báo Cà Mau Cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền để tránh chuyện bất cứ việc gì cấp dưới cũng lên xin cấp trên, vấn đề nhỏ cũng phải trình cấp trung ương quyết.

Thủ tướng chủ trì phiên họp chuyên đề pháp luật - Ảnh: VGP

Đó là yêu cầu được Thủ tướng Phạm Minh Chính đưa ra khi khai mạc phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật sáng 23-9.

Đây là phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật thứ hai trong tháng 9 và là phiên họp thứ mười trong năm 2024. Phiên họp xem xét, cho ý kiến đối với 4 nội dung: Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế; Dự án Luật Dữ liệu; Đề nghị xây dựng Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân; Đề nghị xây dựng Luật Luật sư (sửa đổi).

Đẩy mạnh phân cấp phân quyền

Phát biểu khai mạc, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ rõ xây dựng, hoàn thiện thể chế, pháp luật là 1 trong 3 đột phá chiến lược, thể chế vừa là nguồn lực, động lực cho sự phát triển.

Tại Hội nghị Trung ương 10, trung ương đã thảo luận, yêu cầu phải đẩy mạnh hơn nữa, đột phá mạnh mẽ hơn trong xây dựng và hoàn thiện thể chế. Một trong những nguyên nhân khiến một bộ phận cán bộ còn đùn đẩy, sợ trách nhiệm, sợ sai chính là do thể chế. 

Do đó phải tháo gỡ về thể chế để cán bộ, công chức dám nghĩ, dám làm, không sợ sai. Trung ương cũng nhất trí tăng cường con người, cơ sở vật chất, chế độ đãi ngộ những người tham gia làm thể chế.

Thủ tướng nêu rõ tinh thần trong Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII là đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân; tránh việc bất cứ việc gì cấp dưới cũng lên "xin" cấp trên mà phải căn cứ vào quy định; không thể bất cứ vấn đề gì dù nhỏ cũng phải trình lên cấp trung ương quyết.

Trong phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 10, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nêu rõ, tinh thần là "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm". 

Trung ương, Quốc hội, Chính phủ chỉ ban hành cơ chế, định hướng, thiết kế công cụ giám sát, kiểm tra. Các bộ trưởng, các trưởng ngành chỉ làm vấn đề chiến lược, quy hoạch, định hướng chương trình, đường lối phát triển quan trọng cho đất nước, không nên sa vào những vấn đề cụ thể, dễ tạo môi trường "xin - cho", tránh nảy sinh tiêu cực. 

Ngân sách trung ương chỉ đầu tư các chương trình dự án liên vùng, quốc gia, quốc tế. Các chương trình, dự án cấp tỉnh do tỉnh, thành phố quyết định đầu tư. Phải đẩy mạnh cải cách hành chính ngay trong xây dựng pháp luật, thể hiện ngay trong các quy định của luật, thông tư, nghị định.

Thủ tướng Phạm Minh Chính - Ảnh: VGP

Một số nghị định đã giao vẫn chưa xong

Bày tỏ không hài lòng về một số nghị định đã giao một số bộ, ngành phải hoàn thành sớm mà đến nay chưa xong, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ trưởng, trưởng ngành phải nêu cao tinh thần vì nước, vì dân, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.

Đánh giá thủ tục hành chính nội bộ vẫn còn rườm rà, Thủ tướng yêu cầu việc lấy ý kiến của các thành viên Chính phủ nếu quá thời hạn không có phản hồi thì phải coi như là đồng ý. "Một trong những nguyên tắc lãnh đạo của Đảng là thiểu số phục tùng đa số", Thủ tướng lưu ý. 

Cùng với đó phải cải cách triệt để, giảm tối đa thủ tục hành chính, chi phí tuân thủ của người dân, doanh nghiệp. Tránh tình trạng càng ban hành luật lại càng khó làm. Việc xây dựng pháp luật để tăng cường quản lý, gắn với kiến tạo môi trường, không gian phát triển, không phải thắt chặt, bó hẹp. Khi sửa đổi luật thì phải mạnh dạn, vướng ở đâu tháo ở đó...

Thủ tướng nêu ví dụ và đề nghị lãnh đạo Bộ Xây dựng xem xét mô hình phát triển nhà ở xã hội đang được triển khai tích cực ở một số địa phương để nhân rộng ra; lưu ý trong các phong trào thi đua như "Xóa nhà tạm, nhà dột nát" thì cũng cần đổi mới theo hình thức "chìa khóa trao tay" mới đẩy nhanh được.

Theo đó, người đứng đầu Chính phủ yêu cầu nêu cao tinh thần trách nhiệm, tập trung dân chủ, kỷ luật, kỷ cương hành chính; nếu ai sợ trách nhiệm thì "đứng sang một bên"; các bộ, ngành khi trả lời phải cụ thể, không chung chung, phân công phải rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời gian thực hiện, rõ hiệu quả, rõ sản phẩm, trước mắt phục vụ tốt kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XV.

 

Theo tuoitre.vn

 

Quốc hội họp đợt 2 Kỳ họp thứ 8, thông qua 18 luật và 10 dự thảo nghị quyết

Sau 1 tuần nghỉ giữa kỳ họp (để các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan hữu quan có thời gian tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo luật, dự thảo nghị quyết), sáng 20/11, Quốc hội bước vào đợt 2 Kỳ họp thứ 8 với nội dung trọng tâm là biểu quyết thông qua 18 dự án luật và 10 dự thảo nghị quyết.

Việt Nam tham gia sáng lập Liên minh toàn cầu chống đói nghèo

Trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh G20, Việt Nam đã tham gia sáng lập Liên minh toàn cầu chống đói nghèo và Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đề xuất ba bảo đảm chiến lược cho công cuộc xóa bỏ đói nghèo trên toàn cầu.

Đầu tư 12.728 tỷ đồng nâng cấp, mở rộng tuyến đường đoạn TP Cà Mau - Đất Mũi

Đường Hồ Chí Minh đoạn từ TP Cà Mau đến Mũi Cà Mau (trong đó đoạn TP. Cà Mau đến thị trấn Năm Căn đi trùng Quốc lộ 1) nằm trong quy hoạch phát triển mạng lưới đường bộ cao tốc với kế hoạch triển khai trước năm 2030.

Thư chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam

Tôn sư trọng đạo là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024), thay mặt lãnh đạo UBND tỉnh, và với tình cảm cá nhân, tôi thân ái gửi đến quý thầy giáo, cô giáo, công chức, viên chức, người lao động ngành giáo dục trong tỉnh lời thăm hỏi ân cần và lời chúc mừng tốt đẹp nhất!

Ghi nhận ý kiến cử tri trước kỳ họp thứ 17, HĐND tỉnh Cà Mau khoá X

Ngày 19/11, HĐND tỉnh thành lập nhiều tổ đại biểu tổ chức tiếp xúc cử tri ở các địa phương trong tỉnh, nhằm ghi nhận những ý kiến, đề xuất và nguyện vọng của bà con, trình lên kỳ họp thứ 17, HĐND tỉnh Cà Mau khoá X sắp tới.

Khởi công xây dựng Di tích Chiến thắng Đầm Dơi - Cái Nước - Chà Là

Sáng nay (19/11), tại xã Trần Phán (huyện Đầm Dơi), tỉnh Cà Mau tổ chức lễ khởi công Dự án xây dựng Di tích lịch sử Chiến thắng Đầm Dơi - Cái Nước - Chà Là. Đây là một trong 7 công trình được Ban Thường vụ Tỉnh uỷ chọn chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2025-2030.

Khai mạc Hội chợ Thương mại - Tiêu dùng ở thị trấn Sông Đốc

Tối 18/11, Sở Công thương phối hợp với UBND huyện Trần Văn Thời và Công ty TNHH Xuất nhập khẩu và Xúc tiến thương mại Phan Gia tổ chức Hội chợ Thương mại – Tiêu dùng nhân kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc (1954-2024),  tại bờ Bắc Sông Đốc, Khóm 9, thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời.

Ông Dư Minh Hùng giữ chức vụ Giám đốc sở Giao thông vận tải tỉnh Cà Mau

Ngày 18/11, UBND tỉnh Cà Mau tổ chức Hội nghị triển khai quyết định công tác cán bộ tại Sở Giao thông vận tải tỉnh. Đến dự hội nghị có Phó bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Thành Ngại; Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân cùng lãnh đạo sở, lãnh đạo các phòng, ban trực thuộc Sở Giao thông vận tải.

Xoá nhà tạm, nhà dột nát: Hỗ trợ 60 triệu đồng/hộ khi xây mới và 30 triệu đồng/hộ khi sửa chữa

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 523/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xoá nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước.

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sáng 18/11, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức gặp mặt các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và trao Huân chương Lao động hạng Ba, tặng Trường đại học Kinh tế. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo. Báo Cà Mau Online trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt.