ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 14-5-25 02:38:37
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Thủ tướng yêu cầu 19 tỉnh phía Nam tiếp tục giãn cách xã hội thêm 14 ngày

Báo Cà Mau Thủ tướng yêu cầu tiếp tục áp dụng biện pháp giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 thêm 14 ngày với 19 tỉnh đang thực hiện; tuyệt đối không để người dân rời nơi cư trú từ sau ngày 31/7.

Hôm nay (31/7), Thủ tướng vừa có Công điện về phòng chống dịch Covid-19.

Công điện nêu rõ, trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, thực hiện lời kêu gọi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nghị quyết ngày 28/7 của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện một số nội dung.

Không để người dân di chuyển khỏi nơi cư trú từ sau ngày 31/7

Cụ thể, Thủ tướng yêu cầu các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo thực hiện mạnh mẽ, quyết liệt, thực chất, hiệu quả các biện pháp cụ thể phòng, chống dịch theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 đã ban hành trong thời gian qua.

Thủ tướng Phạm Minh Chính.

Các địa phương đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị số 16 phải thực hiện nghiêm, nhất quán theo phương châm chỉ có thể thực hiện cao hơn, sớm hơn phù hợp theo tình hình thực tiễn tại địa phương.

Tuyên truyền rộng rãi, kiểm soát nghiêm ngặt và thực hiện ngay các biện pháp hỗ trợ cần thiết về đời sống, y tế để người dân an tâm “ai ở đâu ở đấy”.

"Tuyệt đối không để người dân di chuyển khỏi nơi cư trú từ sau ngày 31/7 tới khi hết giãn cách, trừ những người được chính quyền cho phép", Thủ tướng lưu ý.

Lãnh đạo tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm trước Thủ tướng nếu để người dân tự ý di chuyển ra khỏi địa phương mình. Đối với người dân đã rời khỏi tỉnh xuất phát đến địa bàn tỉnh khác thì các tỉnh liên quan phải tổ chức đón, đưa về địa phương đích đến bảo đảm an toàn.

Tổ chức xét nghiệm, vận chuyển bằng xe ca (có thể bố trí xe tải chở theo xe gắn máy của người dân nếu người dân di chuyển bằng xe gắn máy). Thực hiện bàn giao đầy đủ, tổ chức cách ly, giám sát y tế theo đúng quy định, không để dịch bệnh lây lan.

Bộ Công an chỉ đạo Công an tỉnh, thành phố tham mưu cho UBND tỉnh và tổ chức đưa đón người dân.

Thủ tướng yêu cầu tổ chức tốt hệ thống, mạng lưới chăm sóc, điều trị người bị nhiễm vi rút SARS-CoV-2 theo các tầng điều trị; tập trung và ưu tiên năng lực, nâng cao chất lượng điều trị, đặc biệt là đối với các bệnh nhân diễn tiến nặng, hạn chế tối đa các trường hợp tử vong.

Thủ tướng yêu cầu tiếp tục áp dụng biện pháp giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 thêm 14 ngày (kể từ ngày kết thúc giãn cách xã hội theo Công văn số 969) đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 969 ngày 17/7.

Những tỉnh sau một thời gian thực hiện giãn cách xã hội, nếu đã kiểm soát được dịch bệnh có thể nới lỏng giãn cách theo từng khu vực trong nội bộ tỉnh. Đối với khu vực liên tỉnh thì phải có thỏa thuận, thống nhất với các tỉnh liên quan và phải báo cáo Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ, Trưởng ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 trước khi quyết định.

19 địa phương đang thực hiện Chỉ thị 16 gồm: TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Cần Thơ, Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tiền Giang, Long An, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Bến Tre, Hậu Giang, An Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Cà Mau, Kiên Giang.

Không để người dân nào thiếu ăn, thiếu mặc

Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ tướng yêu cầu thực hiện nghiêm các quy định phòng chống dịch bệnh, giữ vững thành quả chống dịch, không để dịch bệnh lây lan trên địa bàn đồng thời phối hợp, hỗ trợ, chi viện phù hợp cho TP.HCM và các địa phương đang có dịch diễn biến phức tạp.

Vận động, kêu gọi, kiểm soát người dân ở TP.HCM, các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An và các địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội không được rời địa bàn, tiếp tục ở lại theo tinh thần giãn cách “ai ở đâu, ở đấy”.

Tổ chức hỗ trợ cung cấp ngay, đủ lương thực, thực phẩm cho tất cả những người lao động nghèo, mất thu nhập, không còn dự trữ. Không để người dân nào thiếu ăn, thiếu mặc. Tổ chức hỗ trợ y tế cần thiết cho mọi người dân. Hỗ trợ người dân tỉnh mình đang ở TP.HCM và các tỉnh đang có dịch diễn biến phức tạp, có số lượng ca mắc lớn.

Tổ chức tiêm vắc xin nhanh, đúng đối tượng, an toàn, hiệu quả, không để vắc xin hết hạn; tuyệt đối không để xảy ra tình trạng xin cho, lựa chọn vắc xin, lợi dụng chức trách để tiêm cho người không đúng đối tượng và các tiêu cực khác trong việc tiêm vắc xin. Xử lý nghiêm, kịp thời theo pháp luật các trường hợp vi phạm. Người đứng đầu các cấp chính quyền chịu trách nhiệm trực tiếp về công tác phòng chống dịch bệnh, trong đó có việc tiêm vắc xin.

Đồng thời, tăng cường huy động đội ngũ cán bộ y tế (nhất là lực lượng hồi sức cấp cứu) không phân biệt công, tư tham gia công tác phòng, chống dịch trên địa bàn. Có biện pháp phù hợp để nâng cao chất lượng, số lượng bác sỹ, điều dưỡng viên, kỹ thuật viên. Sẵn sàng chi viện cho các địa phương dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, có số lượng ca mắc lớn như TP.HCM và một số địa phương phía Nam theo sự điều phối của Bộ Y tế.

Chú trọng chăm lo động viên tinh thần, đảm bảo phương tiện phòng hộ, hỗ trợ vật chất đối với lực lượng y tế và các lực lượng trực tiếp chống dịch. Có phương án sử dụng hợp lý lực lượng y tế, những nơi không nhất thiết cần nhân viên y tế thì hướng dẫn các lực lượng khác và nhân dân thực hiện.

Cùng với đó xây dựng kế hoạch và thực hiện mua sắm vật tư, thiết bị y tế; phương án đảm bảo sản xuất đời sống, an sinh xã hội, trật tự xã hội theo các kịch bản dịch bệnh; sẵn sàng cho tình huống dịch diễn biến xấu. Tuyệt đối không để tiêu cực trong mua sắm.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế, Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn, chỉ đạo công khai, minh bạch, kịp thời mọi thông tin về phòng, chống dịch để nhân dân biết, ủng hộ và tích cực tham gia, thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch.

Bộ Công an chỉ đạo xử lý nghiêm các trường hợp đưa thông tin sai sự thật ảnh hưởng tiêu cực tới phòng chống dịch bệnh.

Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan thúc đẩy nhanh, hiệu quả theo quy trình rút gọn về hành chính việc sản xuất, cung ứng vắc xin, thuốc phục vụ phòng, chống dịch Covid-19; rà soát, đề xuất bổ sung chế độ, chính sách phù hợp đối với đội ngũ cán bộ y tế và các lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch./.

 

Theo vietnamnet.vn

 

100 nữ đoàn viên công đoàn được khám sức khoẻ miễn phí

Từ ngày 7-8/5, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Cà Mau phối hợp với Phòng khám Đa khoa Thành Lợi tổ chức chương trình khám sức khoẻ cho 100 nữ đoàn viên, lao động nữ có hoàn cảnh khó khăn, nhân Tháng Công nhân năm 2025.

Giúp trẻ mắc sởi nhanh phục hồi

Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra, thường gặp ở trẻ nhỏ với biểu hiện sốt cao, mệt mỏi, chán ăn. Trong quá trình điều trị và phục hồi sau sởi, dinh dưỡng đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Chế độ ăn uống đầy đủ và hợp lý không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, mà còn góp phần bù đắp lượng dinh dưỡng đã mất, hỗ trợ cơ thể nhanh chóng phục hồi và hạn chế các biến chứng nguy hiểm.

Thi đua vì sức khoẻ Nhân dân

Thực hiện Nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025 và các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội do HÐND, UBND tỉnh, Bộ Y tế giao hằng năm, ngành y tế Cà Mau xác định công tác thi đua, khen thưởng là một trong những giải pháp quan trọng, nhằm khơi dậy tinh thần trách nhiệm, phát huy sức mạnh đoàn kết, khuyến khích đổi mới, sáng tạo, cống hiến của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động. Qua đó, từng bước nâng cao chất lượng chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ Nhân dân, đáp ứng yêu cầu phát triển trong tình hình mới.

Tận lực chăm sóc sức khoẻ Nhân dân

Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà, cũng như ngành y cả nước, hệ thống y tế Cà Mau qua từng năm đã có những bước phát triển nổi bật. Nhiều cơ sở y tế tại địa phương đã làm chủ những kỹ thuật chuyên sâu; y tế cơ sở, y tế cộng đồng không ngừng được chú trọng đầu tư, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ Nhân dân, đáp ứng nhu cầu tiếp cận dịch vụ y yế ngày càng cao của người dân.

Không để bệnh dại bùng phát diện rộng

Thông tin từ UBND xã Ðất Mới, huyện Năm Căn, vào ngày 7/4, trên địa bàn ấp Ông Chừng xảy ra trường hợp bị chó cắn và cho kết quả dương tính với bệnh dại. Hiện nay, ngành chức năng huyện tập trung triển khai thực hiện các bước phòng, chống dịch theo quy định, không để bệnh dại bùng phát trên diện rộng.

Bệnh viện Đa khoa Cà Mau tổ chức hiến máu tình nguyện

Sáng nay (17/4), Công đoàn, Đoàn cơ sở Bệnh viện Đa khoa Cà Mau phối hợp với Bệnh viện huyết học - truyền máu TP Cần Thơ, Ban chỉ đạo vận động Hiến máu tình nguyện tỉnh Cà Mau tổ chức Ngày hội hiến máu tình nguyện.

Phát động Tháng Hành động vì an toàn thực phẩm 2025       

Sáng 15/4, tại thị trấn Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân, Ban chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Cà Mau tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2025. Đây là đơn vị chỉ đạo điểm của tỉnh Cà Mau.

Tập huấn phát hiện sớm bệnh mắt sụp mi, lé ở trẻ em

Ngày 11 và 12/4, tại Bệnh viện Mắt – Da liễu Cà Mau, 40 bác sĩ chuyên khoa Mắt và kỹ thuật viên khúc xạ từ các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện và thành phố tham gia khóa tập huấn chuyên sâu về khám sàng lọc, phát hiện sớm các bệnh lý mắt thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là sụp mi và lé.

Nâng chất hoạt động y tế dự phòng

Hiện nay, Trung tâm Y tế huyện Năm Căn được cấp trên đầu tư xây dựng và đưa vào hoạt động tại trụ sở mới; cơ sở vật chất 8/8 trạm y tế xã, thị trấn khang trang, với tổng số 38 giường bệnh; duy trì 100% trạm y tế có bác sĩ, hộ sinh hoặc y sĩ sản - nhi; 100% ấp, khóm có nhân viên y tế hoạt động; 100% xã, thị trấn đạt tiêu chí quốc gia về y tế; trạm y tế từng bước hoạt động theo nguyên lý y học gia đình.

Bệnh viện Đa khoa Cà Mau đạt yêu cầu thẩm định bệnh án điện tử

Chiều 30/3, đoàn công tác Hội Tin học y tế Việt Nam thẩm định do ông Trần Quý Tường, Chủ tịch Hội, dẫn đầu đến thẩm định điều kiện đảm bảo triển khai Bệnh án điện tử (EMR) tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau.