ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 25-9-24 16:45:27
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Thú vị bộ môn phương pháp hoạt động tạo hình

Báo Cà Mau (CMO) Giáo dục thẩm mỹ là một trong những nội dung quan trọng trong đào tạo sinh viên mầm non trước khi ra trường.

Ở những năm cuối chuyên ngành, sinh viên được tiếp thu những kiến thức thực tiễn thông qua bộ môn Phương pháp hoạt động tạo hình, đây được xem là phần học lý thú bởi sinh viên trực tiếp thực hiện những chuyên đề thực hành thủ công mỹ nghệ liên quan đến nghề nghiệp.

Đổi mới phương pháp

Thầy Lý Phước Như, giảng viên trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau, cho biết: “Hiện nay, do áp dụng cách dạy lấy người học làm trung tâm nên phải đổi mới phương pháp giảng dạy. Cụ thể, trong chương trình học dành hơn 80% thời gian lên lớp cho sinh viên thực hành. Đặc biệt, ở bộ môn này, người học phải nắm được 4 kỹ năng chính, đó là vẽ, nặn, xé dán và thực nghiệm sư phạm”.

Theo đó, nội dung sẽ lần lượt chia thành từng chủ đề nhỏ, nhiệm vụ của sinh viên phải nắm bắt và gợi, kích thích tư duy, tính sáng tạo của trẻ thông qua các hình tượng và biểu tượng có sẵn. Tạo cơ hội cho trẻ được thể hiện cảm xúc, hứng thú tìm hiểu cuộc sống xung quanh, từ đó tạo ra sản phẩm từ chính đôi tay của mình. Mỗi sản phẩm là một công trình sáng tạo cá nhân, không trẻ nào giống trẻ nào.

Đặc biệt, ở cuối học phần, giáo viên hướng dẫn chuyên đề Thực nghiệm sư phạm. Đáp ứng nhu cầu giảng dạy theo hệ chương trình mới, đòi hỏi giáo viên mầm non không chỉ biết dạy trẻ, trông trẻ biết vẽ, hát, thủ công... mà còn phải biết soạn giáo án điện tử trong quá trình lên lớp, khi làm đồ dùng cũng phải sáng tạo phong phú, hấp dẫn từ nội dung đến chất liệu sản phẩm, mô hình hơn trước, làm chủ màu sắc nổi bật lên độ đậm nhạt của đường vẽ bức tranh... Nói chung là phải cải cách phù hợp với đời sống xã hội đương đại, bắt kịp trào lưu.

Sinh viên trong giờ thực hành chuyên đề vẽ bộ môn phương pháp hoạt động tạo hình.

Thầy Như chia sẻ: “So với các ngành học khác, sinh viên ngành sư phạm mầm non chịu áp lực cao hơn trong chương trình học, đòi hỏi các em phải tích hợp được nhiều phẩm chất, nội dung các chuyên đề liên quan, kết nối với nhau cho nên phải thành thạo, biết tạo mối liên kết để áp dụng triệt để vào chương trình học”.

Tạo “gu” thẩm mỹ cho người học

Em Nguyễn Yến Thư, sinh viên năm 3, ngành Sư phạm mầm non, chia sẻ: “Ở tất cả các học phần, em thích nhất là vẽ. Bản thân có thế mạnh trong việc phối màu nên các phần học đối với em khá nhẹ nhàng. Trẻ mầm non rất thích màu sắc, chính vì vậy, ở mỗi sản phẩm, nội dung giảng dạy, giáo viên phải tạo ra được các mô hình nhiều màu sắc, kích thích ánh nhìn, giác quan của trẻ để trẻ có sự say mê, thích thú, từ đó tiếp thu nhanh và nhớ lâu hơn”.

Tác phẩm của sinh viên.

Em Lê Thảo Uyên, sinh viên ngành Giáo dục mầm non, cho rằng: “Một giáo viên mầm non cần nhất là phải có lòng yêu nghề và yêu mến trẻ, biết lắng nghe và nhẫn nại vì đây là bước đầu tiên trẻ tiếp xúc với một môi trường giáo dục đầu đời còn nhiều bỡ ngỡ, phải làm cho trẻ có cảm giác thân thuộc, muốn đến trường, muốn được đi học. Ngoài ra, bản thân những bạn không có năng khiếu về thủ công vẫn có thể theo nghề, vì ngày nay chương trình giáo dục đã đổi mới, các phần giảng dạy đã có phần mềm hỗ trợ, điều cần làm là phải kích thích, khơi gợi tính sáng tạo cho trẻ, đây mới là điều cần thiết về sau cho trẻ, giúp trẻ nhận thức được mọi sự vật, hiện tượng xung quanh”.

Ở mỗi phạm vi, lĩnh vực tính sáng tạo, “gu” thẩm mỹ là không giới hạn. Ở trường mầm non, hoạt động tạo hình giữ vị trí quan trọng trong các hoạt động nhằm góp phần giáo dục thẩm mỹ và hình thành nhân cách cho trẻ. Người giáo viên mầm non cần có những phương pháp phù hợp với từng độ tuổi, điều kiện của trường, lớp để có một giờ học đạt kết quả cao, tăng khả năng nhận thức của trẻ, góp phần đưa sự nghiệp giáo dục của trường, của ngành ngày càng phát triển./.

Tình Nhi

50 học sinh, sinh viên tại Cà Mau nhận học bổng The Corea Peace3000

Sáng 22/9, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị phối hợp với đại diện Tổ chức The Corea Peace3000 tại Cà Mau tổ chức triển khai “Chương trình học bổng - The Corea Peace3000”.

Trường Đại học Bình Dương Phân hiệu Cà Mau: Đào tạo hơn 2 ngàn sinh viên

Năm học 2023-2024 đánh dấu chặng đường 27 năm Trường Đại học Bình Dương hình thành và phát triển. Riêng tại Phân hiệu Cà Mau đến nay đã tuyển sinh và đào tạo được 11 khoá học.

Cô bé Trạng nguyên tiếng Anh

Tại Festival Trạng nguyên tiếng Anh toàn quốc năm 2024, do Báo Thiếu Niên Tiền Phong và Nhi Ðồng tổ chức, tại Ðại học Hàng hải Việt Nam, TP Hải Phòng, tỉnh Cà Mau có duy nhất một em đạt danh hiệu "Trạng nguyên tiếng Anh". Ðó là em Vũ Bảo Ngọc, học sinh lớp 4A, Trường Tiểu học Lê Quý Ðôn (Phường 9, TP Cà Mau).

Trao giải Đại sứ văn hoá đọc năm 2024 cho 34 học sinh

Cuộc thi Đại sứ Văn hoá đọc năm 2024 phát động từ ngày 1/5-10/6/2024, dành cho học sinh của các trường Tiểu học, THCS, THPT và các loại hình giáo dục khác trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Ổn định trường lớp năm học mới

Năm học 2024-2025, huyện Năm Căn có 30 trường học do huyện quản lý, trong đó, mầm non - mẫu giáo 9 trường, tiểu học 11 trường và THCS 9 trường, với tổng số trên 10.500 học sinh, được biên chế thành 337 lớp.

Ðường đò đến trường

Huyện Ngọc Hiển, mảnh đất cực Nam Tổ quốc, là huyện vùng sâu, vùng xa của tỉnh Cà Mau. Năm học mới 2024-2025, toàn huyện có trên 11 ngàn học sinh theo học ở 27 trường, với 10 điểm lẻ trên địa bàn.

Quy định mức thu học phí từ năm học 2024-2025

Nghị quyết số 05/2024/NQ-HĐND ngày 11/7/2024 của HĐND tỉnh Cà Mau quy định mức thu học phí từ năm học 2024-2025 bằng mức thu học phí năm học 2021-2022 đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập và giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Đảm bảo nguyên tắc tổng số tháng thu học phí không vượt quá 9 tháng/năm học.

Sáp nhập Trường THCS Hiệp Bình và Trường THPT Tân Đức, huyện Đầm Dơi

Ngày 11/9, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cà Mau công bố Quyết định của UBND tỉnh Cà Mau về việc sáp nhập Trường THCS Hiệp Bình và Trường THPT Tân Đức (huyện Đầm Dơi) thành Trường THCS và THPT Tân Đức.

Ứng dụng công nghệ thông tin, nâng chất lượng dạy học

Xác định việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong trường học là hết sức cần thiết và là xu thế tất yếu, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên Trường THPT Thái Thanh Hoà, huyện Ðầm Dơi, đã có nhiều cố gắng trong ứng dụng CNTT vào việc dạy học, công tác quản trị nhà trường.

Phấn đấu 100% học sinh, sinh viên tham gia BHYT

Năm học 2023-2024, tỉnh Cà Mau có 99,31% học sinh, sinh viên (HSSV) tham gia bảo hiểm y tế (BHYT). Nhằm phấn đấu 100% HSSV tham gia BHYT năm học 2024-2025, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh đang tích cực phối hợp với chính quyền địa phương, các trường học trong tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền cho phụ huynh, học sinh, để đảm bảo tất cả HSSV, bất kể điều kiện kinh tế hay hoàn cảnh gia đình, đều có cơ hội nhận được sự chăm sóc y tế cần thiết.