ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 20-4-25 09:17:48
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Thương lắm miền Tây

Báo Cà Mau (CMO) Trong khi thế giới căng mình chống đại dịch Covid-19, Việt Nam xác định “chống dịch như chống giặc”, thì miền Tây quê tôi còn gồng mình chống thêm "giặc" hạn mặn. Nhưng, giặc gì thì cuối cùng chúng ta cũng chiến thắng!

Ở đâu sợ lũ, chớ người miền Tây mong lũ. Mấy năm nay, lũ không về, hoặc về ít, khiến cho sinh kế của người dân đảo lộn, đồng đất cũng thở dài vì không được bồi tụ thêm lớp phù sa mới. Nước ngọt không gột rửa được đồng bằng, thế nên khi trở mùa hạn thì khô khốc, nước mặn cứ nhẩn nha gặm nhấm vào sâu trong nội địa. Những vườn cây ăn trái quéo đọt, thửa ruộng nứt nẻ chân chim trắng xoá. Lúa chạy không kịp hạn mặn, trân mình cháy gié. Người dân đổi từng can nước, chắt chiu trong sinh hoạt mà vẫn khát.

Mùa hạn khắc nghiệt làm cho các con kênh khô cạn nước, đẩy cuộc sống người dân vùng ngọt Cà Mau vào cảnh khó khăn. Ảnh: Yến Nhi
Du học sinh hoàn thành 14 ngày cách ly do dịch Covid-19 tại Cà Mau. Ảnh: Hồng Nhung

“Em út” Cà Mau có lẽ thấm thía nhất trong mùa hạn mặn lịch sử năm nay. Sản xuất thiệt hại, người dân nhiều nơi không có nước sinh hoạt, ngay cả đê biển, đường giao thông cũng đổ sụp xuống lòng kênh khô cạn. Lão nông hơn 80 tuổi đời nhìn đoạn đường nhựa rớt xuống mé kênh mà ngơ ngác hỏi: “Hồi đó tới giờ tui đâu có thấy chuyện lạ đời như vầy. Trời đất bây giờ hết biết đường mà lần rồi”. Bà má đặt giàn lú 8 cái trên 20 công vuông, nhìn 1 con tôm duy nhất trong thùng mà lòng nặng trĩu.

Miền Tây năm nay còn đau đáu ngóng về những đứa con xa quê ở vùng tâm dịch bệnh Covid-19. Một người bạn quả quyết với tôi rằng, dịch ở đâu chớ Trung Quốc, Hàn Quốc thì người miền Tây mình đông lắm. Rồi thì dịch lan sang châu Âu, châu Mỹ, nghe đâu Việt kiều miền Tây cũng bộn. Một bà má gọi điện nhắc con ở tận Bắc Âu: “Nhớ đeo khẩu trang cho kỹ nghen con”. Cô con gái mếu máo: “Má ơi, bên này đeo khẩu trang ra đường là bị chọi… trứng liền”. Không biết có liên quan tới cái khẩu trang hay không, nhưng châu Âu hiện giờ là tâm chấn của dịch bệnh. Tội cho bà má miền Tây, tối ngày lầm thầm khấn vái: “Ông bà ráng độ hộ cho con cháu tôi qua kiếp nạn này”. Như chưa yên lòng, bà má già quả quyết: “Ai kỳ thì kỳ, mình đeo thì đeo, lén đeo vô cũng được con”. Và rồi, đêm đêm, những giấc ngủ bà cứ chập chờn, đứt quãng…

Chuyện khát nước ở miền Tây cũng có nhiều giai thoại cười ra nước mắt. Xứ nọ có xóm 20 nóc gia, kinh tế nói chung tạm ổn, vậy nhưng không có cách nào khoan được giếng ngầm (mà dân gian gọi là cây nước). Tức mình, có nhà thử khoan hơn 10 mũi, tiền tốn bạc chục triệu mà không được. Đội khoan giếng ngầm mà nghe nhắc tới xứ này là chạy dài. Theo lời của người trong cuộc, mũi khoan bị vướng vỉa đá ngầm nên khoan chưa tới mạch nước là gãy. Hoặc có nước thì cũng vừa chua, vừa phèn, vừa mặn, không cách nào xài được. Vậy là nhà nhà sắm dàn lu khạp để tích trữ nước mưa. Nhưng nối tiếp nhau là những mùa đại hạn. Người ta đào thêm ao để có nước sinh hoạt. Nhìn cái ao lập lờ vỏ chai thuốc trừ sâu, váng phèn vàng kẹo, ai ai cũng ái ngại. Rồi thì ao cũng khô, người ta kéo nước sông lên lóng phèn xài… đỡ. Rồi tiếng thiếu nước… đồn xa. Dân ở đây muốn dựng vợ, gả chồng cho sắp nhỏ cũng gian nan hết mức. Hễ nhắc tới xóm Rạch Lùm thiếu nước thì người ta hồi liền, bất chấp của nả, sính lễ là bao nhiêu đi chăng nữa.

Bà chủ bán ghe hàng ở Cà Mau nhìn chiếc ghe nằm trên lòng sình khô của con kênh mà kêu trời: “Kiểu này chắc chết đói”. Những chiếc ghe hàng, kiếp thương hồ lênh đênh trên những nhánh sông xa, dòng kênh nhỏ của miền Tây cũng bị xoá nhoà trước hạn mặn. Lòng kênh kiệt cạn nước. Ghe, xuồng, vỏ lãi thất thủ. Lộ giao thông sụp lở, xe cộ thất thủ. Ôi người vùng ngọt ở bán đảo này sẽ chống chọi thế nào trong quãng thời gian còn lại của mùa hạn năm nay. Và còn bao nhiêu mùa hạn khốc liệt chờ đợi nữa…

Đường về miền Tây, nhất là phía Nam sông Hậu, nói như lời của cố nhà báo Trần Thanh Phương (ông quê ở Đường Cày, Phú Tân, Cà Mau) đã từng đau đáu “Đường về nhà mình xa quá má ơi”. Từ trung tâm kinh tế trọng điểm phía Nam của đất nước - TP Hồ Chí Minh về tới Cà Mau đi xe trầy trật 8 tiếng đồng hồ mới tới. Vậy nên những tỉnh ở chót xa, kêu gọi đầu tư với biết bao mời gọi tiềm năng, có nhiều người đến, nhưng mấy ai gật đầu ở lại. Tây Nam Bộ vời vợi ngóng trông những huyết mạch lớn để vươn mình cất cánh. Chỉ có cất cánh mới thoát khỏi mối nguy nước biển ngày càng dâng mà đất thì ngày càng sụp lún. Chỉ có cất cánh mới thoát khỏi cảnh “đi trước về sau”.

Và rồi, trong khó khăn, con người miền Tây vẫn nguyên vẹn niềm tin với đất đồng bằng, bản lĩnh của những người nối tiếp khát vọng của thế hệ tiền nhân đi mở cõi. Giặc dịch bệnh không sợ. Giặc hạn mặn không sợ. Cốt cách của những người từng vượt qua cảnh “cọp tha, sấu bắt”, thử thách chỉ tôi rèn thêm bản lĩnh thích ứng và nội lực phi thường của người dân quê tôi. Lúa vẫn thắng lớn. Nông sản vẫn dồi dào. Nước mặn thì chế tạo ra máy lọc nước mặn để tưới tắm cây cối. Cả hệ thống chính trị và toàn xã hội góp nước để giải toả cơn khát cho đồng bào. Dịch bệnh thì kiên cường chống dịch theo ý chí và chỉ đạo chung của cả nước. Không hề có sự hoảng loạn, sợ hãi. Nói như người miền Tây: “Ai sao tui dị. Mình khổ thì người ta cũng khổ. Thôi thì mỗi người ráng một chút cho qua”.

Ở miền Tây, nói như lời Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc là “không một ai bị bỏ lại phía sau”. Thương lắm miền Tây! Trong khó khăn vẫn thuỷ chung, son sắt. Giặc gì rồi thì, cuối cùng chúng ta cũng sẽ thắng mà thôi! Miền Tây đã nói với chúng tôi như thế./.

Phạm Quốc Rin

Liên kết hữu ích

Ðầu tư hạ tầng phòng, chống thiên tai

Di dời, sơ tán dân là một trong những phương án ứng phó khi xảy ra thiên tai, nhất là đối với loại hình bão và áp thấp nhiệt đới (ATNÐ). Tuy nhiên, hiện nay số lượng công trình kết hợp tránh trú thiên tai cộng đồng tại một số khu vực chưa đảm bảo, xuống cấp, nhất là tại các khu vực dân cư sống rải rác.

Phòng, chống thiên tai - Phòng vẫn là chính

Là tỉnh ven biển, thường xuyên phải chịu tác động của nhiều loại hình thiên tai từ bão, dông lốc, hạn hán, cho đến sạt lở bờ biển và sạt lở đất... Cà Mau xác định, chủ động phòng ngừa là yếu tố cốt lõi để giảm thiểu tổn thất về người, tài sản của Nhân dân và Nhà nước trên địa bàn tỉnh.

Khó khăn trong khắc phục sạt lở, sụt lún

Như quy luật bất thành văn, ngay khi mùa mưa chưa kết thúc, các địa phương vùng ngọt hoá đã tất bật với những phương án, kế hoạch, kịch bản cho mùa khô hạn. Tính riêng mùa khô 2023-2024, dù địa phương chủ động chuẩn bị, song thiệt hại do thiên tai là khó tránh khỏi, đến nay, nhiều nơi vẫn chưa thể khắc phục được hậu quả.

Hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi kiểm soát xâm nhập mặn

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia, xâm nhập mặn ở Cà Mau nói riêng, đồng bằng sông Cửu Long nói chung sẽ tiếp tục tăng cao trong tháng 3, tháng 4 tới, ở mức cao hơn trung bình nhiều năm, xấp xỉ và thấp hơn năm 2024, thấp hơn các năm 2016 và 2020.

Tăng cường truyền thông, nâng cao nhận thức cộng đồng trong phòng chống thiên tai

Đó là ý kiến chỉ đạo của Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử tại hội nghị tổng kết công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 vào sáng 19/3.

Ðồng bộ giải pháp thích ứng

Hạn, mặn không phải là loại hình thiên tai mới trên địa bàn tỉnh, tuy nhiên diễn biến rất khó lường. Ðể giải quyết bài toán hạn, mặn vào mùa khô, cần có sự kết hợp từ giải pháp công trình cho đến phi công trình. Ðây cũng là hướng đi mà tỉnh đã và đang triển khai quyết liệt.

Sạt lở bờ kè kênh xáng Lương Thế Trân

Bờ kè kênh xáng Lương Thế Trân, đoạn thuộc địa bàn xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau, có chiều dài hơn 3 km, đi qua 4 ấp: Tân Hưng, Bà Ðiều, Lung Dừa và Ông Muộn, xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau. Hiện tại, gần 2 km bờ kè, thuộc ấp Tân Hưng và Ông Muộn, đoạn tiếp giáp với xã Lợi An, huyện Trần Văn Thời, hướng về trung tâm TP Cà Mau, đã xuống cấp. Ðoạn này, phần bị sụt lún, sạt lở, phần bị bong tróc, hư hỏng nặng, tạo thành nhiều ổ gà, gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

Bảo vệ rừng mùa khô - Phòng vẫn là chính

Hiện nay đã bước vào cao điểm mùa khô, công tác quản lý, bảo vệ rừng, bảo vệ hệ sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học trong lâm phần đang được các chủ rừng triển khai, sẵn sàng. Công tác phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) với phương châm “phòng là chính, chủ động phát hiện và chữa cháy khẩn trương, kịp thời, triệt để”.

Không để bị động trước hạn mặn

Trong khoảng thời gian từ tháng 2-4/2025 được dự báo là thời kỳ đỉnh điểm của hạn hán, xâm nhập mặn. Theo đó, để giảm thấp nhất thiệt hại do ảnh hưởng hạn mặn đến sản xuất và đời sống của người dân, nhiều giải pháp ứng phó đã và đang được các ngành chức năng cũng như người dân trên địa bàn tỉnh khẩn trương thực hiện.

Bảo vệ khu rừng hậu cần quân đội

Rút kinh nghiệm từ mùa khô năm trước, năm nay, đơn vị quản lý khu đất rừng thuộc Cục Hậu cần - Kỹ thuật (Quân khu 9), tại ấp Cơi 6B, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, chuẩn bị khá sớm phương án phòng cháy, chữa cháy rừng.