ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 25-7-25 09:58:07
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tích cực chăm lo cho người cao tuổi

Báo Cà Mau Trong những năm qua, được sự quan tâm của các cấp, các ngành, chính quyền địa phương, các cấp Hội Người cao tuổi trên địa bàn thành phố không ngừng được xây dựng và phát triển. Theo số liệu thống kê của Ban đại diện Hội Người cao tuổi thành phố, hiện thành phố có 17 tổ chức cơ sở hội xã, phường; 125 chi hội khóm, ấp với hơn 11.000 hội viên, thu hút 80% người cao tuổi vào hội sinh hoạt.

Trong những năm qua, được sự quan tâm của các cấp, các ngành, chính quyền địa phương, các cấp Hội Người cao tuổi trên địa bàn thành phố không ngừng được xây dựng và phát triển. Theo số liệu thống kê của Ban đại diện Hội Người cao tuổi thành phố, hiện thành phố có 17 tổ chức cơ sở hội xã, phường; 125 chi hội khóm, ấp với hơn 11.000 hội viên, thu hút 80% người cao tuổi vào hội sinh hoạt.

Nhằm phát huy vai trò của người cao tuổi, ngay từ đầu các năm, Ban đại diện Hội Người cao tuổi thành phố tích cực triển khai vận động những hội viên còn năng lực, còn sức khoẻ và có kinh nghiệm tham gia vào công tác Ðảng, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể ở cơ sở xã, phường, khóm, ấp. Toàn thành phố có trên 700 cán bộ cơ sở xã, phường, khóm, ấp, trong đó đều có người cao tuổi giữ các trọng trách như: bí thư chi bộ, trưởng ban Nhân dân khóm, ấp, tổ trưởng các đoàn thể. Người cao tuổi thành phố đã và đang ra sức cống hiến trí tuệ, năng lực, góp phần xây dựng quê hương ngày thêm khởi sắc.

Phong trào tập dưỡng sinh được Hội Người cao tuổi thành phố phát động thường xuyên.

Cùng với việc phát huy vai trò của người cao tuổi, công tác chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và sức khoẻ cho người cao tuổi luôn được các cấp hội đặc biệt quan tâm. 100% người cao tuổi thuộc đối tượng hưởng trợ cấp xã hội tại cộng đồng đều được thụ hưởng chính sách, cấp thẻ bảo hiểm miễn phí cho 4.127 cụ. Hằng năm, các cấp hội tổ chức mừng thọ cho trên 1.500 cụ, tặng quà tổng trị giá trên 500 triệu đồng. Các cấp hội còn thường xuyên tổ chức thăm hỏi các cụ khi bệnh tật, khó khăn, tổ chức khám sức khoẻ, mổ mắt miễn phí, mỗi năm có trên 100 cụ được chữa các bệnh về mắt.

Ngoài ra, các hoạt động về nâng cao đời sống tinh thần cho người cao tuổi cũng được chú trọng. Nổi bật là phong trào thể dục thể thao, văn nghệ, vui chơi giải trí ngày càng phát triển mạnh, thành phố đã tổ chức được các loại hình câu lạc bộ như: thể dục dưỡng sinh, cầu lông, bóng bàn, cờ tướng, xe đạp, đi bộ, văn nghệ, thơ ca… thu hút đông đảo người cao tuổi tham gia, thường xuyên luyện tập và biểu diễn phục vụ nhân các ngày lễ, Tết.

 Trưởng Ban đại diện Hội Người cao tuổi TP Cà Mau Lê Quang Hồng cho biết: “Ðến nay, TP Cà Mau tổ chức được 63 câu lạc bộ, với trên 2.000 hội viên hoạt động thường xuyên. Các câu lạc bộ còn tổ chức giao lưu, kể cả giao lưu với các tỉnh bạn”. Ðặc biệt, trong năm 2014 Ðội Dưỡng sinh TP Cà Mau tham dự hội thi mở rộng ở tỉnh Tây Ninh, do Tổng cục Thể dục thể thao tổ chức đoạt 2 cúp giải Ba.

Trưởng Ban đại diện Hội Người cao tuổi TP Cà Mau Lê Quang Hồng trăn trở: “Vấn đề tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người cao tuổi tại xã, phường đến nay vẫn chưa thực hiện được. Luật Người cao tuổi thì quy định nhưng hướng dẫn thực hiện cụ thể thì đến nay chưa có”.

Ðể người cao tuổi thực sự được sống vui, khoẻ, sống có ích, trong thời gian tới rất cần sự quan tâm hơn nữa của các ban, ngành, đoàn thể, đặc biệt là chính quyền địa phương. Bởi có sức khoẻ các cụ mới có thể tham gia tốt các phong trào ở địa phương, nêu gương sáng về đạo đức, lối sống, phẩm chất chính trị cũng như trong lao động sản xuất, xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư, tham gia xây dựng Ðảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh, là “cây cao - bóng cả” cho con cháu noi theo./.

Bài và ảnh: Hồng Thía

Cần đầu tư đồng bộ cho trung tâm phục vụ hành chính công cấp xã

Cùng với việc triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, các trung tâm phục vụ hành chính công (PVHCC) cấp xã chính thức đi vào hoạt động. Ðây là đầu mối tiếp nhận và giải quyết các thủ tục hành chính (TTHC) cho người dân và doanh nghiệp. Tuy nhiên, qua ghi nhận thực tế, nhiều trung tâm vẫn còn đang gặp khó khăn.

Tăng tốc bố trí ổn định trụ sở làm việc sau hợp nhất

Sau khi hợp nhất 2 tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau, một trong những nhiệm vụ cấp thiết được đặt lên hàng đầu là ổn định nơi làm việc cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động (CB, CCVC, NLĐ), góp phần ổn định bộ máy, không ảnh hưởng, gián đoạn việc cung cấp các dịch vụ công cho người dân.

Công an phường Bạc Liêu: Thủ tục hành chính nhanh gọn, dân tin tưởng

Từ ngày 1/7, sau khi sáp nhập và thành lập phường Bạc Liêu (tỉnh Cà Mau), Công an phường Bạc Liêu đã sử dụng trụ sở cũ của Đội Hành chính và Cảnh sát Giao thông – Công an TP Bạc Liêu để làm nơi tiếp công dân, phục vụ thực hiện các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền.

Đột phá cải cách hành chính từ nền tảng số

Nhìn lại chặng đường 5 năm (2021-2025) thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính (CCHC) Nhà nước giai đoạn 2021-2030, cho thấy những nỗ lực không ngừng của tỉnh Cà Mau trong quyết tâm xây dựng nền hành chính hiện đại, kiến tạo và phục vụ.

Trên 800 thủ tục hành chính được phân cấp, phân định thẩm quyền giải quyết

Chủ tịch UBND tỉnh vừa công bố Danh mục thủ tục hành chính (TTHC) được tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Cà Mau và Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã.

Thước đo hiệu quả của chính quyền

Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) là công cụ phản ánh tiếng nói của người dân về mức độ hiệu quả điều hành, quản lý Nhà nước, thực thi chính sách và dịch vụ công của chính quyền các cấp từ tỉnh đến xã. Năm 2024, Chỉ số PAPI của tỉnh Cà Mau xếp hạng 17 trên toàn quốc. Hiện tỉnh tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp nhằm cải thiện Chỉ số PAPI, nâng cao sự hài lòng của người dân đối với chính quyền các cấp.

Khẩn trương nâng cấp hạ tầng viễn thông cấp xã

Thực tế cho thấy, hạ tầng viễn thông, đường truyền trực tuyến ngày càng đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của cấp chính quyền cơ sở. Dù đã có sự quan tâm đầu tư, song hạ tầng viễn thông, đường truyền kết nối trực tuyến, chất lượng trang thiết bị ở các xã hiện nay tại Cà Mau chưa đồng bộ, dễ bị gián đoạn, tắc nghẽn, làm ảnh hưởng đến hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Ðể mô hình chính quyền địa phương 2 cấp chính thức vận hành vào ngày 1/7 tới, việc tháo gỡ vướng mắc này đang là ưu tiên lớn của tỉnh.

Tổ chức bộ phận một cửa cấp tỉnh, cấp xã mới

Ðể đáp ứng mô hình tổ chức bộ máy hệ thống chính trị mới, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 118/2025/NÐ-CP ngày 9/6/2025 (Nghị định 118) về thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Bộ phận Một cửa và Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Ðây được xem là một bước đi quan trọng trong lộ trình tái cấu trúc bộ máy hành chính, góp phần tạo dựng một nền hành chính phục vụ, chuyên nghiệp, hiện đại, thân thiện với người dân và doanh nghiệp.

Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số tại các đơn vị hành chính mới

Chiều 11/6, tại Hà Nội, Văn phòng Chính phủ tổ chức hội nghị trực tuyến với 53 tỉnh, thành phố về công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC) trong bối cảnh sắp xếp đơn vị hành chính và triển khai mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp. Hội nghị được kết nối đến các xã, phường, thị trấn, tạo điều kiện thuận lợi để các địa phương nắm bắt thông tin và thực hiện theo đúng chỉ đạo.

Khi lòng dân là “thước đo” công quyền

Giữa nhịp sống hiện đại, khi mọi thiết bị hầu như đều có thước đo chính xác đến từng con số, thì trong guồng máy hành chính Nhà nước có một thứ thước đo “vô hình” nhưng lại rất quan trọng, đó chính là lòng dân. Sự hài lòng của người dân không chỉ phản ánh chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, mà còn là “tấm gương” soi chiếu hiệu quả cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh. Xác định điều này, thời gian qua, cả hệ thống chính trị tỉnh đã không ngừng đẩy mạnh cải cách, cải thiện Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS).