ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 18-1-25 13:51:02
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tích cực kiểm soát nguồn thực phẩm tươi sống

Báo Cà Mau Vấn đề ngộ độc thực phẩm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ cộng đồng hiện đang rất đáng báo động. Đáng chú ý, có những vụ ngộ độc tập thể lên đến hằng trăm người như ở tỉnh Khánh Hoà, Đồng Nai, Bình Dương… Trong số đó đã có những ca tử vong.

Trước tình hình trên, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Cà Mau Dư Minh Hùng chỉ đạo ngành y tế các huyện, thành phố tích cực tuyên truyền, vận động để người dân hiểu và tuân thủ nghiêm các nguyên tắc cần thiết trong công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm từ việc lựa chọn nguồn thực phẩm, khâu chế biến đến phương pháp bảo quản… nhằm đảm bảo và an toàn cho sức khoẻ của người tiêu dùng.

Nguồn thực phẩm tươi sống của các hộ tiểu thương ở chợ đầu mối phường 7, TP Cà Mau được ngành chức năng kiểm tra mỗi ngày và đóng dấu chất lượng hàng hoá.

Đối với Chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh, cần tích cực chủ động phối hợp, kết hợp với các cơ quan, đơn vị, các ngành chức năng, lực lượng y tế tại các địa phương trong tỉnh đẩy mạnh công tác kiểm dịch nguồn hàng thực phẩm, nhất là đối với các mặt hàng thực phẩm tươi sống, các loại thức ăn nhanh, các loại nước uống tự pha chế được bày bán tại các cổng trường học, bệnh viện, bến xe, tàu, khu dân cư...

Bác sĩ Nguyễn Quang Phú, Phó giám đốc phụ trách Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Cà Mau, cho biết: “Thời tiết hiện nay rất thuận lợi cho các loại nấm mốc phát triển trên thực phẩm, nếu không được kiểm dịch và bảo quản kỹ, đúng cách. Từ đó tạo cơ hội cho các loại vi khuẩn, vi rút phát triển, gây ra rất nhiều căn bệnh nguy hiểm cho người tiêu dùng, phổ biến nhất là bệnh đường ruột”.

Có thể nói, nguồn thực phẩm tươi sống hiện nay trên địa bàn tỉnh Cà Mau như các loại thịt, cá, rau, quả… được nhập về từ nhiều nguồn khác nhau, nhưng hầu hết đều không qua kiểm dịch một cách chu đáo. Tại các chợ truyền thống trên địa bàn tỉnh, nhiều tiểu thương buôn bán các loại thịt gia súc, gia cầm, cá khô, mắm… nhưng lại không được bảo quản theo đúng hướng dẫn của ngành chuyên môn. Một số hộ còn tận dụng nguồn thực phẩm được thu gom từ các nguồn trôi nổi. Trong khi đó, người tiêu dùng lại có thói quen lựa chọn hàng hoá rẻ tiền, ít quan tâm đến nguồn thực phẩm được kiểm dịch, có nhãn mác hoặc còn thời hạn sử dụng hay không. Đây được xem là nguy cơ tiềm ẩn của tình trạng ngộ độc thực phẩm trong cộng đồng.

Tình trạng buôn bán gia cầm chưa qua kiểm dịch, nguy cơ dịch bệnh trong cộng đồng là rất lớn.

Đối với người tiêu dùng, không nên dễ dãi trong việc lựa chọn thực phẩm phục vụ cho bữa ăn gia đình và cũng có thể thực hiện việc kiểm tra chất lượng thực phẩm bằng các phương pháp thông thường như: ngửi mùi, sờ nắn là cách để nhận biết thực phẩm có đạt chất lượng không hoặc có thể kiểm tra nhãn mác ghi trên bao bì (nếu là hàng đóng gói), ngày tháng sản xuất, hạn sử dụng để có thể nhận biết thực phẩm có còn hạn sử dụng không.

Ngoài thịt, trứng, cá…, các loại thực phẩm từ rau, củ, quả cũng là hàng hoá dễ bị hư hỏng (dập nát, thay đổi màu…), có dấu hiệu bị phân huỷ hoặc phơi nhiễm từ các loại thuốc bảo vệ thực vật, các chất bảo quản. Do đó, nếu việc kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm của ngành chức năng chưa được thực hiện tích cực và thường xuyên; sự lựa chọn của người tiêu dùng không cẩn thận có thể sẽ gây ngộ độc thực phẩm, ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng.

Theo bác sĩ Huỳnh Thanh Sử, Trưởng khoa Sức khỏe môi trường, Y tế trường học và Bệnh nghề nghiệp thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Cà Mau: “Người tiêu dùng nên tiến hành các bước quan trọng trước khi sử dụng thực phẩm như: rửa thật kỹ tất cả các loại thực phẩm, dùng khăn khô lau sạch (nếu là hoa quả); bảo quản trong tủ lạnh, nhất là đối với các loại sản phẩm đã đóng gói sẵn. Cần tránh để hoa quả, rau tươi, thức ăn chín… gần với nơi để thịt sống, thịt gia cầm hoặc thuỷ, hải sản”.

Các chuyên gia về dịch tễ học khuyến cáo, thực phẩm an toàn là những loại thực phẩm được quản lý và phải được chế biến đúng cách. Vì vậy, giải pháp an toàn và tốt nhất cho sức khoẻ đối với người tiêu dùng là phải giữ cho thực phẩm không bị mất giá trị về dinh dưỡng mà vẫn đảm bảo được bữa ăn đủ chất cho gia đình. Vì sức khoẻ của bản thân, gia đình và cộng đồng, mọi người hãy là nhà tiêu dùng thông thái./.

Phương Vũ

 

Thiết bị giá Từ công nghệ mớicửa hàng yến sào uy tíncửa hàng yến sào uy tínPhân Phối giá yến tinh chế DXNEST Nguyên Chất, Giá Tốt total war pre workout nên cho bé uống kẽm lúc nào tốt nhất Hạt mèo Thức ăn Whiskas yến sào Lifenest sữa hỗ trợ tăng cân cho bé 4 tuổi HIUP

Tìm hiểu “hội chứng màn hình xanh”

Ngày nay, công nghệ đã và đang trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại, nhưng mặt trái của nó cũng dần lộ diện với những vấn đề tâm lý ngày càng phổ biến trong giới trẻ. Một trong số đó là “hội chứng màn hình xanh”, đây không phải là một khái niệm chính thức trong y khoa, nhưng nó đang được dùng để mô tả những hệ luỵ về sức khoẻ tâm lý và thể chất khi thời gian sử dụng các thiết bị điện tử vượt quá giới hạn.

Ra quân kiểm tra an toàn thực phẩm dịp tết

Để đảm bảo an toàn thực phẩm trước, trong và sau Tết Nguyên đán, sáng nay (9/1), Đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm ra quân kiểm tra một số cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn TP Cà Mau.

Họp đoàn kiểm tra liên ngành an toàn vệ sinh thực phẩm

Để bảo đảm an toàn thực phẩm, hạn chế tối đa các vụ ngộ độc thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và mùa lễ hội xuân 2025, sáng nay (8/1), Đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm tổ chức họp triển khai công tác kiểm tra đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trước, trong và sau Tết Nguyên đán.

Can thiệp sớm trẻ chậm nói

"Hiện nay, tình trạng trẻ chậm nói khá phổ biến, do bẩm sinh, hoặc môi trường xung quanh. Các dấu hiệu thường khó nhận diện, do phụ huynh chưa nắm rõ các giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ. Các bé được đưa đến đây khám chủ yếu bị rối loạn ngôn ngữ, khó giao tiếp bằng ngôn ngữ, hạn chế khả năng tiếp thu...", Bác sĩ Ninh Thị Minh Hải, Phòng Âm ngữ trị liệu, Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau, thông tin.

Ðồng hành can thiệp sớm trẻ có vấn đề phát triển

Ở nước ngoài, các gia đình có trẻ gặp vấn đề về phát triển rất quan tâm và nhiệt tình tham gia các nhóm hỗ trợ để thay đổi năng lượng của bản thân, muốn được cung cấp năng lượng tích cực cũng như những kiến thức hữu ích nhằm giúp trẻ nhỏ điều trị bệnh, hoà nhập với cộng đồng tốt hơn. Tuy nhiên, với văn hoá Á Ðông như ở Việt Nam nói chung và các tỉnh xa xôi như Cà Mau nói riêng, vấn đề này khá nhạy cảm, khiến các bậc phụ huynh khó thể mở lòng chia sẻ. Nếu cha mẹ không vững vàng thì việc điều trị bệnh cho trẻ cũng gặp nhiều khó khăn. Vì thế, Tổ chức phi lợi nhuận "Sống cùng tự kỷ" đã kết hợp với Tổ chức phi lợi nhuận "Y học cộng đồng" tổ chức nhóm tương trợ phụ huynh, dành cho gia đình của trẻ có vấn đề về phát triển.

Hướng tới phát triển các khoa chuyên sâu ở bệnh viện tuyến tỉnh

Tại hội nghị tổng kết công tác y tế năm 2024 và phương hướng nhiệm vụ năm 2025, vào chiều 3/1/2025, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân khẳng định, tỉnh sẽ tạo mọi điều kiện để phát triển các khoa chuyên sâu ở bệnh viện tuyến tỉnh.

Đảm bảo cung cầu, ổn định thị trường dịp cuối năm

Theo đánh giá chung của ngành chuyên môn, mặc dù bối cảnh tình hình chính trị thế giới có nhiều bất ổn, tuy nhiên, trong năm 2024 kinh tế nước ta tiếp tục phục hồi và có bước tăng trưởng khả quan. Theo đó, tại tỉnh Cà Mau, tình hình cung, cầu các mặt hàng thiết yếu trong dịp cuối năm 2024 cũng được đảm bảo, nguồn hàng hoá dồi dào, đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân, không xảy ra tình trạng sốt giá.

Chủ động tầm soát lao trong cộng đồng

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Việt Nam là quốc gia đứng thứ 11 về số người mắc bệnh lao. Sau 2 năm Chương trình Phòng, chống lao quốc gia gián đoạn vì dịch Covid-19, số lượng người bệnh trong cộng đồng đang có xu hướng tăng cao. Phòng, chống lao từ thế bị động sang chủ động chính là giải pháp cấp thiết mà ngành y tế Cà Mau nỗ lực thực hiện để đẩy lùi bệnh lao ra khỏi cộng đồng.

Bệnh phát ban dạng sởi tăng đột biến

Những ngày gần đây, số ca mắc bệnh phát ban dạng sởi trên địa bàn huyện Cái Nước tăng đột biến, mỗi ngày đều có trẻ nhập viện điều trị nội trú, tiềm ẩn nguy cơ cao bùng phát bệnh trong cộng đồng và trường học. Trước tình hình bệnh diễn biến phức tạp, người dân cần nâng cao ý thức phòng bệnh cho trẻ.

Phục hồi chức năng - Tăng niềm tin

Trong xu thế phát triển của phục hồi chức năng (PHCN) hiện đại, việc vận hành mô hình PHCN đa chuyên ngành đang được nhiều cơ sở y tế cả nước áp dụng, bao gồm các chuyên ngành: vật lý trị liệu, hoạt động trị liệu, ngôn ngữ trị liệu và tâm lý trị liệu. Năm 2024, Bệnh viện Y Dược cổ truyền - Phục hồi chức năng tỉnh Cà Mau đã áp dụng rộng rãi mô hình này.