ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 19-5-25 16:00:14
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tích cực tích hợp Sổ sức khoẻ điện tử

Báo Cà Mau TP Cà Mau đang tích cực triển khai thực hiện Chiến dịch “Tích hợp Sổ sức khoẻ điện tử trên ứng dụng VNeID” với phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà” để hướng dẫn, hỗ trợ người dân thực hiện tích hợp Sổ sức khoẻ điện tử (SSKÐT) trên ứng dụng VNeID, để hưởng những lợi ích thiết thực từ chuyển đổi số mang lại.

Văn phòng UBND thành phố thông tin, sau 4 tuần triển khai chiến dịch (tính đến ngày 27/3), các cơ quan, đơn vị và UBND xã, phường đã hướng dẫn, cài đặt SSKÐT trên VNeID được 22.185 người dân thường trú từ đủ 14 tuổi trở lên, đạt 34,48% kế hoạch.

Theo thống kê (tính đến tháng 1/2025), TP Cà Mau có 214.482 người dân thường trú từ đủ 14 tuổi trở lên. Ðể đạt mục tiêu tối thiểu 30% (64.345 người) trong số đó thực hiện tích hợp SSKÐT trên ứng dụng VNeID, từ nay đến 24/4 các đơn vị xã, phường cần phát huy tối đa vai trò của Tổ Công nghệ số cộng đồng, các đoàn thể trong phối hợp thực hiện Chiến dịch.

Tổ Công nghệ số cộng đồng Phường 1 hướng dẫn người dân tích hợp Sổ sức khoẻ điện tử.

Tổ Công nghệ số cộng đồng Phường 1 hướng dẫn người dân tích hợp Sổ sức khoẻ điện tử.

Bà Nguyễn Thị Loan Em, Chủ tịch UBND Phường 1, cho biết: “Ðể đạt được mục tiêu, UBND phường chỉ đạo, lực lượng của khóm, tổ an ninh trật tự, các đoàn thể thực hiện trước, kế tiếp là vận động gia đình, người thân cùng thực hiện. Ðối với người dân trên địa bàn, Tổ Công nghệ số cộng đồng phối hợp với Ðoàn Thanh niên đến từng địa bàn khóm để hướng dẫn thực hiện”.  

Sau 4 tuần ra quân, Tổ Công nghệ số cộng đồng, Ðoàn Thanh niên Phường 1 đã hỗ trợ hướng dẫn 1.460 người dân tích hợp SSKÐT, đạt 39,44%. Nhìn chung, người dân rất đồng tình thực hiện chủ trương, bởi thấy được lợi ích thiết thực của việc này.

Bà Lê Tuyết Hạnh, Khóm 6, Phường 1, cho biết: “Tôi được đại diện chính quyền ở khóm đến tận nhà hướng dẫn tích hợp các loại giấy tờ, SSKÐT trên VNeID, tôi thấy việc cài đặt này rất tiện lợi”.  


SSKÐT là tiện ích của ứng dụng VNeID, được thiết kế không chỉ để lưu trữ và quản lý thông tin sức khoẻ cá nhân của công dân, mà còn giúp cơ sở y tế thuận tiện hơn trong quản lý và thanh toán, quyết toán chi phí khám chữa bệnh (KCB). Khi có SSKÐT, người dân đi KCB sẽ không cần mang theo sổ giấy, giấy tờ cá nhân; số định danh cá nhân; thẻ bảo hiểm y tế; không cần ghi nhớ hoặc mang các loại giấy tờ để chứng minh lịch sử KCB. Các thông tin tóm tắt quá trình KCB của người dân hiển thị rõ ràng trên ứng dụng, phục vụ những lần tiếp theo. Qua đó, giúp cơ sở y tế dễ dàng theo dõi, nắm được tiền sử bệnh để có phác đồ điều trị hợp lý, hiệu quả. Các phiếu hẹn khám lại, giấy chuyển tuyến trên ứng dụng VNeID cũng có giá trị tương đương như bản giấy.  


Dù đạt được những kết quả khả quan, song việc triển khai thực hiện còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc như: người dân không sử dụng điện thoại thông minh, đặc biệt là những người lớn tuổi, trẻ em trên 14 tuổi nhưng chưa sử dụng điện thoại riêng, nên không thể tích hợp SSKÐT trên ứng dụng VNeID; trường hợp người dân chưa có định danh mức 2, số điện thoại và CCCD không trùng khớp, mất thẻ bảo hiểm y tế, thẻ bảo hiểm hiện tại được tích hợp có thông tin không trùng khớp với tài khoản VNeID, nên cần phải xoá đi làm lại; hay quên mật khẩu khi đăng nhập vào các tiện ích làm mất thời gian. Mặt khác, lực lượng Tổ Công nghệ số cộng đồng là kiêm nhiệm nên việc tập hợp, sắp xếp thời gian ra quân ở các khóm gặp khó khăn.

Ðể thực hiện hoàn thành mục tiêu chiến dịch trên địa bàn, Chủ tịch UBND thành phố có nhiều công văn chỉ đạo, đôn đốc các địa phương tiếp tục phát huy kết quả đạt được. Ðối với các địa phương đạt thấp, cần chấn chỉnh ngay và có giải pháp để kịp thời khắc phục, huy động sự vào cuộc của mỗi tổ chức và từng cá nhân trong triển khai thực hiện, góp sức cùng địa phương hoàn thành kế hoạch đề ra./.

 

Hồng Thía

 

Từ “Nha bình dân học vụ” đến “Bình dân học vụ số”

Ðảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau trong tiến trình chuyển đổi số (CÐS), mọi người dân đều được trang bị kiến thức, kỹ năng số cần thiết để áp dụng trong cuộc sống hằng ngày, đồng thời thụ hưởng những thành quả của khoa học công nghệ, đổi mới, sáng tạo và CÐS mang lại.

Tạo xung lực mới, đột phá mới

“Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị là một bước ngoặt quan trọng; là chủ trương, quyết sách mạnh mẽ mang tính chiến lược và cách mạng, tạo xung lực mới, đột phá phát triển khoa học công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số (CÐS) để đưa đất nước phát triển mạnh mẽ. Ðây cũng là động lực chính, là xương sống của công cuộc hiện đại hoá, góp phần hiện thực hoá khát vọng đưa Việt Nam trở thành nước phát triển thu nhập cao”, đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Hồ Hải nhấn mạnh.

Nền tảng, động lực cho kỷ nguyên mới

Nghị quyết số 57-NQ/TW (Nghị quyết 57) ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số (CĐS) quốc gia, khẳng định: “Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và CĐS đang là yếu tố quyết định phát triển của các quốc gia; là điều kiện tiên quyết, thời cơ tốt nhất để nước ta phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Xây dựng nền tảng, động lực cho kỷ nguyên mới gắn với tinh thần Nghị quyết 57 được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, chiến lược mà tỉnh Cà Mau đang quyết tâm dồn sức thực hiện.

Lan toả tinh thần đổi mới sáng tạo

Thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo (ÐMST) và chuyển đổi số (CÐS) quốc gia, tỉnh Cà Mau đã cụ thể hoá bằng chương trình, kế hoạch phù hợp với đặc điểm và tiềm năng phát triển, với tinh thần cả hệ thống chính trị thống nhất trong nhận thức và hành động, coi đột phá phát triển KHCN, ÐMST và CÐS là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của tỉnh năm 2025 và giai đoạn tiếp theo. Với nền tảng và tiềm năng hiện có, TP Cà Mau được kỳ vọng là đơn vị tiên phong và truyền lửa trong thực hiện đột phá phát triển KHCN, ÐMST và CÐS. Từ đó, tạo động lực và lan toả tinh thần đổi mới sáng tạo rộng khắp.

Chị em nông thôn tận dụng công nghệ số

Công nghệ số ngày càng phát triển đã kéo theo nhiều cơ hội khởi nghiệp cho phụ nữ, trong đó có phụ nữ nông thôn. Mạnh dạn tiếp cận những lợi ích của nền tảng mạng xã hội như: TikTok, Zalo, Facebook... nhiều chị đã tích cực giới thiệu các sản phẩm địa phương đến với người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh, không chỉ giúp họ tăng thêm thu nhập mà còn tạo điều kiện thay đổi vai trò của phụ nữ trong gia đình, cũng như ngoài xã hội.

Tiện ích trong tích hợp Sổ sức khoẻ điện tử

Nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thông tin y tế và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc khám, chữa bệnh, chiến dịch “Tích hợp Sổ sức khoẻ điện tử trên ứng dụng VNeID” đang được triển khai mạnh mẽ trên toàn quốc. Huyện Ngọc Hiển đặt mục tiêu đạt 40% người dân đăng ký và sử dụng thành công. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, người dân vẫn gặp một số khó khăn nhất định.

Bình dân học vụ số, nơi xoá mù công nghệ

Giai đoạn 2025-2027, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam sẽ triển khai phong trào Bình dân học vụ số trên phạm vi toàn quốc. Ngay sau khi Trung ương Hội có công văn triển khai phong trào Bình dân học vụ số, Ban Thư ký Uỷ ban Hội LHTN Việt Nam tỉnh đã ban hành kế hoạch triển khai, cao điểm ngay trong Tháng Thanh niên năm 2025.

Tổ công nghệ số giúp dân "số hoá"

Là nơi trực tiếp với người dân, các tổ công nghệ số cộng đồng (CNSCÐ) ấp/khóm đã thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm và đóng góp tích cực vào quá trình chuyển đổi số của tỉnh nhà. Với phương châm cầm tay chỉ việc, hướng dẫn tận tình, chu đáo, hoạt động của các tổ CNSCÐ ấp/khóm đã giúp người dân tiếp cận, sử dụng thành thạo những phần mềm tích hợp cơ bản, thiết thân, từ đó mang lại giá trị thiết thực phục vụ đời sống Nhân dân trong kỷ nguyên số.

Ðẩy mạnh thực hiện chiến dịch tích hợp Sổ sức khoẻ điện tử

Nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thông tin y tế và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc khám, chữa bệnh, khi thực hiện Chiến dịch “Tích hợp Sổ sức khoẻ điện tử trên ứng dụng VNeID” (Chiến dịch), huyện Ngọc Hiển đặt mục tiêu đạt 40% người dân đăng ký và sử dụng thành công.

Hỗ trợ bệnh nhân tích hợp sổ sức khoẻ điện tử

Thực hiện chủ trương chuyển đổi số trong công tác khám chữa bệnh (KCB), tuổi trẻ Ðoàn uỷ Bệnh viện Ða khoa Cái Nước đồng hành hỗ trợ bệnh nhân tích hợp sổ sức khoẻ điện tử (SSKÐT) trên VNeID, giúp bệnh nhân khi đến cơ sở y tế KCB không phải mang theo nhiều loại giấy tờ rườm rà, phức tạp, rút ngắn thời gian đăng ký KCB, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho bác sĩ dễ dàng tra cứu tiền sử bệnh nhân, có biện pháp điều trị hiệu quả hơn.