ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 23-7-25 18:56:39
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tiềm năng tín chỉ carbon

Báo Cà Mau “Hiện nay, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cũng như các hướng dẫn về tín chỉ carbon vẫn chưa đầy đủ, các địa phương cũng chỉ dừng lại ở việc tập huấn, nâng cao nghiệp vụ, trao đổi kinh nghiệm, mời gọi các tổ chức để khảo sát, nghiên cứu và thực hiện các bước chuẩn bị. Mặc dù vậy, các ngành, các cấp trên địa bàn tỉnh đang rất quan tâm vấn đề này, qua đó tiếp tục tăng cường công tác trồng, bảo vệ và phát triển rừng, nâng cao chất lượng rừng, để đến khi hoàn thiện thể chế, có thể sẵn sàng tham gia thị trường tín chỉ carbon”, ông Phan Hoàng Vũ thông tin.

Thị trường tín chỉ carbon rừng tại Việt Nam được biết đến và bán lần đầu vào năm 2023, đến nay đã bán được 10,3 triệu tín chỉ (1 tín chỉ carbon tương đương 1 tấn CO2), thu về 51,5 triệu USD, tức gần 1.250 tỷ đồng.

Tỉnh Cà Mau với hơn 143.000 ha rừng và đất lâm nghiệp, có nhiều tiềm năng, lợi thế trong hình thành và phát triển thị trường carbon. Việc hình thành, phát triển thị trường carbon không chỉ phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn mà còn đem lại nguồn thu lớn, hướng đi mới cho Cà Mau.

Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau đang quản lý hơn 9.202 ha rừng, bao gồm cả rừng tự nhiên (8.240 ha) và rừng trồng (962 ha) trên tổng diện tích đất liền 15.262 ha. Diện tích rừng khá lớn, khả năng hấp thụ và lưu trữ carbon ở rừng ngập mặn gấp 4 lần so với rừng khác trên đất liền, là một trong những cơ hội khai thác thế mạnh của rừng về tín chỉ carbon.

Việc hình thành, phát triển thị trường carbon không chỉ phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn mà còn đem lại nguồn thu lớn, hướng đi mới cho Cà Mau. (Trong ảnh: Cồn Cát, xã Viên An, huyện Ngọc Hiển).

Việc hình thành, phát triển thị trường carbon không chỉ phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn mà còn đem lại nguồn thu lớn, hướng đi mới cho Cà Mau. (Trong ảnh: Cồn Cát, xã Viên An, huyện Ngọc Hiển).

 Ông Phan Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau, cho biết: “Theo đánh giá của các cơ quan chuyên môn, tiềm năng về tín chỉ carbon rừng của Cà Mau khá lớn. Tỉnh Cà Mau kỳ vọng thời gian tới sẽ khai thác được tiềm năng này, tạo điều kiện cho các chủ rừng, người dân ở vùng rừng phát triển kinh tế”.

Thời gian qua, chính quyền và ngành chức năng tỉnh tổ chức nhiều buổi gặp gỡ để người dân, chủ rừng, doanh nghiệp nghe chuyên gia nói chuyện, tư vấn các vấn đề liên quan đến thị trường carbon. Chủ rừng có thể quy đổi diện tích rừng đang quản lý, bảo vệ ra lượng hấp thụ khí CO2, thành tín chỉ carbon và có thể bán tín chỉ này tại thị trường carbon qua cơ chế giảm phát thải khí nhà kính. Phát triển thị trường carbon rừng góp phần thực hiện mục tiêu “trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” và giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, đồng thời giúp người dân dần từ bỏ thói quen xâm hại rừng, ngày càng tham gia tích cực hơn vào công tác giữ gìn, bảo vệ hệ sinh thái rừng, đảm bảo sự phát triển kinh tế bền vững.

Ông Lý Minh Kha, Phó giám đốc Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau, chia sẻ: “Hiện nay, trong lâm phần có hơn 931 ha, với 221 hộ nhận khoán, sống chủ yếu bằng việc khai thác các giống loài thuỷ sản dưới tán rừng. Tuy nhiên, gần đây, do ảnh hưởng của nhiều yếu tố, đời sống của các hộ dân này gặp không ít khó khăn. Chúng tôi trăn trở, nếu như có nguồn thu từ kinh doanh tín chỉ carbon, tạo sinh kế bền vững cho người dân sống dưới tán rừng, thì người dân sẽ tập trung cho công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng”.

Rừng ngập mặn tỉnh Cà Mau có nhiều lợi thế, tiềm năng trong phát triển thị trường carbon. (Trong ảnh: Một góc Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau).

Rừng ngập mặn tỉnh Cà Mau có nhiều lợi thế, tiềm năng trong phát triển thị trường carbon. (Trong ảnh: Một góc Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau).

Anh Lê Trung Nguyên, thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển, phấn khởi kỳ vọng: “Gia đình tôi có 10 ha đất trồng rừng, nguồn thu nhập chính hiện nay là từ việc nuôi tôm và cua. Gần đây nghe về tín chỉ carbon ở địa phương mình, tôi mong muốn đề án này sẽ sớm được phát triển để người dân tăng thêm nguồn thu nhập. Hy vọng các cấp chính quyền hỗ trợ, cung cấp thêm thông tin để chúng tôi hiểu rõ hơn về tín chỉ carbon. Tôi cũng mong muốn đề án sớm được phát triển để người dân hưởng lợi, đồng thời có nguồn vốn để tái tạo rừng”.

Trong tương lai, thị trường tín chỉ carbon không chỉ giao dịch qua các tổ chức quốc tế, hay các quốc gia công nghiệp phát triển, có nhu cầu mua tín chỉ carbon, mà còn có thể giao dịch trong nước, trong đó có việc hợp tác với các công ty cam kết giảm lượng carbon phát thải. Tuy nhiên, việc bán tín chỉ carbon rừng cần phải đảm bảo lợi ích hài hoà cho cộng đồng, nhất là đối với người dân trực tiếp sinh sống, trồng và bảo vệ rừng, để họ có thể vươn lên và làm giàu chính từ những cánh rừng trên quê hương mình./.

 

Lê Chí

 

Học mà chơi - chơi mà học

Dịp hè, các lớp dạy năng khiếu diễn ra sôi động tại Nhà Thiếu nhi tỉnh Cà Mau, được nhiều phụ huynh lựa chọn đăng ký cho con em theo học, qua đó giúp con vừa giải trí, vừa phát triển năng khiếu và hạn chế tiếp xúc các thiết bị điện tử.

An toàn cho trẻ vùng sông nước

Cà Mau là tỉnh có hệ thống sông ngòi, kênh rạch, ao đìa chằng chịt. Tại nhiều địa phương, học sinh vẫn phải đến trường bằng phương tiện đường thủy, tiềm ẩn mất nhiều nguy cơ xảy ra tai nạn đuối nước, nhất là trong mùa mưa, triều cường dâng cao.

"Trái ngọt" gọi tên vùng đất khó

Không nằm ở trung tâm, không sở hữu nhiều điều kiện học tập lý tưởng, nhưng Trường THPT Võ Văn Kiệt (xã Phước Long) và Trường THPT Ninh Quới (xã Ninh Quới) vẫn giữ vững thành tích 100% học sinh đậu tốt nghiệp THPT năm 2025. Giữa vùng khó đầy thử thách, 2 ngôi trường như mạch nguồn bền bỉ nuôi dưỡng khát vọng, vun bồi cây tri thức kết thành trái ngọt. Đó là tâm huyết, hành trình vượt khó, không ngơi nghỉ của cả thầy và trò. 

Tầm soát sớm - Chìa khóa bảo vệ sức khỏe tim mạch

Bệnh tim mạch là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn thế giới. Các bệnh lý như đột quỵ, suy tim, nhồi máu cơ tim đều cần được phát hiện và điều trị kịp thời. Đáng chú ý, bệnh tim mạch ngày càng có xu hướng trẻ hóa, đặt ra thách thức lớn đối với công tác quản lý, phòng ngừa và điều trị. 

Hành trình hơn 10 năm gìn giữ đạo lý “uống nước nhớ nguồn”

Hơn 10 năm qua, tại xã Hòa Bình (tỉnh Cà Mau), có một Câu lạc bộ nhỏ vẫn lặng lẽ làm công việc thầm lặng nhưng đầy ý nghĩa: chăm sóc mộ phần các anh hùng liệt sĩ. Đó là Câu lạc bộ Tri ân các anh hùng liệt sĩ – nơi những con người bình dị cùng nhau gửi gắm lòng biết ơn sâu sắc đến những người đã ngã xuống vì Tổ quốc.

Thầy trò Trường Tiểu học Phùng Ngọc Liêm tri ân Mẹ Việt Nam Anh hùng và Thương binh

Sáng 22/7, Trường Tiểu học Phùng Ngọc Liêm phối hợp cùng phường Đoàn Bạc Liêu tổ chức đoàn đến thăm hỏi, tặng quà Mẹ Việt Nam anh hùng (VNAH) Huỳnh Thị An, 92 tuổi, ngụ Khóm 14, Phường Bạc Liêu và 3 thương binh các hạng 2/4, 3/4, 4/4 đang sinh sống tại Khóm 12 và Khóm 14.

MTTQ xã Phước Long trao “Vườn cây, ao cá tình nghĩa” cho gia đình chính sách

Uỷ ban MTTQ Việt Nam xã Phước Long vừa tổ chức trao tặng “vườn cây, ao cá tình nghĩa” cho các hộ gia đình chính sách của xã. Đây là hoạt động thiết thực nhằm chào mừng kỷ niệm 78 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ(27/7/1947 - 27/7/2025).

Phong Hiệp chung tay giữ chuẩn, nâng chất nông thôn mới

 Sắp tới, Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ ban hành bộ tiêu chí mới về xây dựng nông thôn mới (NTM). Trước khi bộ tiêu chí được ban hành, Đảng uỷ, chính quyền và người dân các xã mới sau sáp nhập vẫn đang tiếp tục nỗ lực giữ vững và nâng cao thành tích trong xây dựng NTM, NTM kiểu mẫu, NTM nâng cao trên địa bàn.

Gan nhiễm mỡ - Căn bệnh âm thầm dẫn tới ung thư

Gan nhiễm mỡ là tình trạng khá phổ biến hiện nay, nhất là ở người trưởng thành. Ở giai đoạn đầu (độ 1), bệnh thường không gây nguy hiểm và có thể hồi phục nếu được phát hiện sớm và điều chỉnh lối sống. Tuy nhiên, nếu không điều trị kịp thời, gan nhiễm mỡ có thể âm thầm tiến triển thành viêm gan, xơ gan và thậm chí là ung thư gan-căn bệnh có tỷ lệ tử vong hàng đầu hiện nay.

“Quán mì 3K” – Nơi mỗi bữa sáng là một câu chuyện yêu thương

Phường Giá Rai có 2 quán ăn sáng 3 ngàn đồng, được đặt tên là "Quán mì 3K”. Hiện tại, quán hoạt động vào các ngày từ thứ Năm đến Chủ nhật hàng tuần tại 2 địa điểm trên địa bàn Khóm 2, do Đoàn thanh niên phối hợp với Ban dân chánh của khóm thực hiện từ đầu tháng 4/2025 đến nay.