ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 6-7-25 01:05:13
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tiến dần đến xoá trắng hộ nghèo

Báo Cà Mau Một thành phố trẻ không thể là thành phố có tỷ lệ hộ nghèo cao, xác định điều này, TP Cà Mau chọn giải pháp giảm nghèo bền vững để làm cú huých cho sự phát triển lâu dài. Năm 2023 là năm đánh dấu mốc đột phá quan trọng cho giai đoạn giảm nghèo bền vững 2021-2025 khi số hộ thoát nghèo đạt tỷ lệ cao nhất từ trước đến nay. Thành phố tiến dần đến cột mốc xoá trắng hộ nghèo những năm tiếp theo.

Phường 1 được xem là "lõi nghèo" của thành phố từ nhiệm kỳ trước, vì địa bàn rộng, dân số đông, đặc biệt có gần 100 hộ là người dân tộc Khmer (hộ nghèo trong số này cũng chiếm khá đông). Tuy nhiên, bằng sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương, Phường 1 đã xoá trắng hộ nghèo gần 3 năm nay.

Ông Trần Hoàng Kiệt, Phó chủ tịch UBND Phường 1, chia sẻ: “Cách chúng tôi làm là mạnh dạn tuyên bố trong các cuộc họp dân rằng hộ nghèo không chí thú làm ăn sẽ không nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ. Ðặc biệt, càng nói không với đối tượng vướng vào tệ nạn xã hội, lười lao động, trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ”. Những tưởng cách làm này sẽ gặp sự phản ứng tiêu cực từ những người nghèo, vì họ nghĩ người yếu thế sẽ bị bỏ lại phía sau. Tuy nhiên, kết quả ngoài sự mong đợi. Hộ nghèo tích cực đăng ký mô hình, nguyện vọng giải quyết việc làm, đề xuất phương án thoát nghèo cho bản thân, gia đình của họ. Kèm theo đó là nhiều mô hình thoát nghèo được tuyên dương trong các cuộc họp ở khóm, ở phường khiến cho những đối tượng lười lao động, trông chờ, ỷ lại ngày càng có suy nghĩ tích cực hơn.

Tuyến đường Ðinh Tiên Hoàng (Khóm 3, Phường 1), kéo dài đến Phường 9, thuộc dự án LIA, góp phần cho người dân đi lại giao thương, mua bán thuận tiện, phát triển kinh tế. Ảnh: Nhật Minh

Hộ ông Trần Văn Két, Khóm 3, Phường 1, trước đây thuộc diện hộ khó khăn nhiều năm liền. Ông Két từng làm đủ nghề, như chạy xe ôm, đi chợ cho bếp ăn Trường Dân tộc nội trú, vợ ông thì giữ xe mướn cho các nhà xe có nhu cầu. Sau khi có sự giúp đỡ, động viên và hỗ trợ của chính quyền địa phương, gia đình ông đã có cuộc sống ổn định hơn. Ông Két cho biết: “Có thời điểm gia đình tôi rơi vào bế tắc do làm ăn thất bại, nhà phải bán đi, làm đủ nghề để sống và nuôi con học hành. Tuy nhiên, bằng sự nỗ lực của gia đình cùng sự động viên, giúp đỡ của chính quyền địa phương, gia đình tôi vươn lên thoát nghèo”. Hiện tại, gia đình ông đã có đất ở, cất nhà và mở quán ăn uống khá khang trang tại khóm.

Ông Lê Thành Nơi, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội TP Cà Mau, cho rằng: “Tỷ lệ hộ nghèo của thành phố đang ở mức thấp (0,21%) so với bình quân chung của tỉnh (2,4%). Ðạt được kết quả trên là nhờ sự quyết tâm và nỗ lực của thành phố, tập trung đồng bộ các giải pháp, trong đó ưu tiên giải pháp xây dựng các mô hình dự án để giảm nghèo bền vững, tránh tái nghèo”.

Bên cạnh quyết sách đúng đắn của Nhà nước, sự hỗ trợ kịp thời của chính quyền địa phương thì sự nỗ lực tự vươn lên của người nghèo là yếu tố quan trọng góp phần thực hiện thắng lợi công cuộc giảm nghèo của TP Cà Mau hôm nay.

Ông Phạm Hùng Kiệt, Khóm 1, Phường 6, vừa làm đơn xin thoát nghèo. Cách đây 3 năm, do hoàn cảnh gia đình quá khó khăn, con còn nhỏ, bản thân bệnh, không làm thuê được nên gia đình lâm vào cảnh nghèo khó. Ðược hỗ trợ căn nhà, rồi được vay vốn mua xe máy chạy xe ôm vào ban đêm, ban ngày ông xin làm phụ hồ cho các công trình xây dựng, cuộc sống gia đình đỡ vất vả hơn trước nên ông Kiệt xin ra khỏi hộ nghèo. Ông Kiệt trần tình: “Bản thân người nghèo phải tự nỗ lực là chính. Nhà nước giúp đỡ một phần nào thôi chớ đâu giúp mình hoài được. Còn sức khoẻ thì phải cố gắng lao động để vươn lên”.

 Ông Phạm Hùng Kiệt được hỗ trợ nhà và xe để chạy Grab thoát nghèo.

Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững luôn được sự quan tâm lãnh đạo của Thành uỷ, HÐND, UBND thành phố. Các chính sách hỗ trợ người nghèo được thực hiện kịp thời, đúng đối tượng theo quy định. Tỷ lệ giảm hộ nghèo, hộ cận nghèo của thành phố hằng năm đều đạt và vượt so với chỉ tiêu kế hoạch giao.

Kế hoạch năm 2024, thành phố phấn đấu xoá trắng hộ nghèo khu vực Phường 9 và giảm 35 hộ nghèo trên địa bàn thành phố. Nguồn vốn giảm nghèo dự kiến là 3 tỷ đồng từ ngân sách. Ðiểm sáng tạo trong thực hiện các chính sách giảm nghèo của thành phố là không đầu tư dàn trải, mà có trọng tâm, trọng điểm và dồn lực theo phương châm làm đến đâu chắc đến đó.

Ông Lê Thành Nơi khẳng định: “Càng về cuối giai đoạn thì công tác giảm nghèo càng gặp nhiều khó khăn, do số hộ khó giảm là những hộ già yếu, neo đơn, bệnh tật, thuộc diện bảo trợ nên việc hỗ trợ các đối tượng này gặp khó. Chúng tôi sẽ tiếp tục tham mưu cho Thành uỷ, UBND thành phố thực hiện đồng bộ các giải pháp giảm nghèo bền vững. Ưu tiên giải quyết việc làm theo nguyện vọng sinh kế của từng hộ dân. Vận động các mạnh thường quân nhận đỡ đầu hỗ trợ những hộ neo đơn để giảm áp lực lên ngân sách. Tiếp tục phân loại hộ cận nghèo với mục tiêu giảm bền vững, tránh tái nghèo”.

Với mục tiêu không để ai bị bỏ lại phía sau trên hành trình phát triển của thành phố trẻ, TP Cà Mau đang từng ngày, từng giờ hoàn thiện chính mình. Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 cũng đang vào giai đoạn nước rút. Tin rằng, với những bước đi phù hợp, chính sách đúng đắn cộng với sự nhiệt huyết của từng cơ quan, đơn vị, cán bộ trong thực hiện các chương trình, dự án thì việc giảm nghèo bền vững chính là cú huých để TP Cà Mau phát triển bền vững và ngày càng văn minh, hiện đại./.

 

Ngọc Huệ

 

Hướng đến mục tiêu bảo hiểm toàn dân

Những năm qua, TP Cà Mau nói chung, xã Tắc Vân nói riêng có nhiều chuyển biến tích cực trong thực hiện các chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT). Ðây không chỉ là trách nhiệm chính trị, mà còn là giải pháp thiết thực nhằm đảm bảo an sinh xã hội, ổn định đời sống người dân, hướng đến mục tiêu bảo hiểm toàn dân.

Niềm tin về chính sách an sinh

Tại xã Khánh Tiến (huyện U Minh), nơi cuộc sống người dân gắn bó với nghề nuôi trồng và khai thác thuỷ sản, chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện đang ngày càng được nhiều người dân hưởng ứng. Ðó không chỉ là sự chủ động trong việc đảm bảo an sinh cho bản thân và gia đình, mà còn thể hiện niềm tin vào chính sách mang ý nghĩa nhân văn, bền vững của Ðảng, Nhà nước.

Trường nghề tuyển sinh sát thực tiễn, gần người học

Hiện nay, các trường nghề trên địa bàn tỉnh có nhiều đổi mới trong cách tuyển sinh, nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn của người học, mở rộng đối tượng học nghề.

Hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện chính sách bảo hiểm

Bảo hiểm xã hội (BHXH) Khu vực XXXII vừa tổ chức Hội nghị đối thoại, tư vấn, hỗ trợ pháp lý và giải đáp chính sách về BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) cho hơn 50 doanh nghiệp (DN) trên địa bàn. Ðây là hoạt động nằm trong đợt cao điểm đầu năm 2025, nhằm triển khai sâu rộng Luật BHXH và Luật BHYT sửa đổi, góp phần nâng cao tỷ lệ tham gia bảo hiểm, đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

Vốn chính sách giải quyết việc làm, tăng thu nhập

Thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện U Minh tích cực chỉ đạo hội LHPN các xã, thị trấn phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện triển khai thực hiện uỷ thác cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác, giúp các hộ tiếp cận sớm nguồn vốn vay, có nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập.

Ðảm bảo an sinh cho mỗi gia đình

Nhờ sự vào cuộc tích cực của chính quyền địa phương và sự phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức, đoàn thể, công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) và bảo hiểm y tế (BHYT) tại xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau đang ngày càng đi vào chiều sâu và mang lại hiệu quả thiết thực.

Đối thoại, tư vấn chính sách BHXH, BHYT, BHTN

Chiều 28/5, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Khu vực XXXII tổ chức hội nghị đối thoại, tư vấn, hỗ trợ pháp lý và giải đáp chính sách về BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) cho hơn 50 doanh nghiệp trên địa bàn, trong khuôn khổ đợt 1 năm 2025.

BHXH liên huyện sôi nổi thi đua

Hướng tới mục tiêu mở rộng diện bao phủ bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), góp phần đảm bảo an sinh xã hội bền vững, BHXH liên huyện Thới Bình - U Minh đã phát động Tháng cao điểm tuyên truyền, phát triển người tham gia BHXH tự nguyện và BHYT hộ gia đình trong tháng 5. Ðây là hoạt động quan trọng nằm trong kế hoạch thực hiện phong trào thi đua theo chỉ đạo của BHXH Khu vực XXXII, đồng thời tạo khí thế thi đua sôi nổi giữa các địa phương trong công tác vận động người dân tham gia chính sách an sinh xã hội.

Tháng Công nhân năm 2025 - Thiết thực chăm lo người lao động

Hằng năm, Tháng Công nhân (tháng 5) trở thành sự kiện quan trọng, nhằm tôn vinh, tri ân lực lượng công nhân, người lao động - những người đang miệt mài đóng góp vào sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Ðây cũng là dịp để các cấp, ngành và toàn xã hội thể hiện sự quan tâm sâu sắc, chăm lo, động viên đối với công nhân, người lao động (NLÐ).

Chung tay giảm thiểu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

“Tai nạn lao động (TNLÐ) và bệnh nghề nghiệp (BNN) là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng và sức khoẻ người lao động. Do đó, việc chung tay cải thiện môi trường, điều kiện làm việc và tập trung vào công tác an toàn để giảm thiểu TNLÐ, BNN là trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn xã hội”, ông Phạm Chí Hải, Giám đốc Sở Nội vụ, nhấn mạnh.